Luật giao thông 2024 – Quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng năm 2024

Saladin
·

Năm 2024 đánh dấu một số thay đổi lớn trong việc áp dụng Luật giao thông, đòi hỏi người tham gia giao thông cần lưu ý để nâng cao sự an toàn. Trong đó, nhằm giảm tai nạn và tăng cường kỷ luật giao thông, chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể về mức phạt đối với việc vượt đèn đỏ và đèn vàng. Cùng Saladin tìm hiểu chi tiết những quy định mới này trong luật giao thông 2024 và các mức phạt khác, bao gồm cả lỗi thiếu bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô, bảo hiểm xe máy bắt buộc.

I. Luật giao thông 2024 quy định về lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng năm 2024 như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016) quy định, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện cần dừng lại trước vạch dừng.

Trong trường hợp không thể dừng lại kịp do nguy cơ an toàn, người tham gia giao thông được phép tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác.

Nếu đèn vàng nhấp nháy, người lái xe có thể tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát. Tuy nhiên, nếu xe chưa vượt qua vạch dừng mà tiếp tục đi tiếp khi đèn vàng bật sáng, đồng nghĩa bạn sẽ bị coi là vi phạm vượt đèn vàng và bị xử phạt.

Đối với đèn đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông cần dừng lại trước vạch dừng hoặc trước đèn tín hiệu theo chiều đi nếu không có vạch dừng. Vượt qua đèn đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt như một hành vi vi phạm hành chính.

Nắm rõ quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng dành theo Luật giao thông 2024

II. Luật giao thông 2024 quy định mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng theo loại phương tiện

Loại xeMức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Xe ô tô– Phạt 4.000.000đ – 6.000.000đ;
– Tước quyền sử dụng bằng lái xe 1 – 3 tháng;
– Tước quyền sử dụng bằng lái xe 2 – 4 tháng trong trường hợp vượt đèn đỏ, đèn vàng gây tai nạn giao thông.
Xe gắn máy, mô tô (bao gồm xe máy điện)– Phạt 800.000đ – 1.000.000đ;
– Tước quyền sử dụng bằng lái xe 1 – 3 tháng;
– Tước quyền sử dụng bằng lái xe 2 – 4 tháng trong trường hợp vượt đèn đỏ, đèn vàng gây tai nạn giao thông.
Máy kéo, xe máy chuyên dùng– Phạt 2.000.000đ – 3.000.000đ;
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (xe máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) 1 – 3 tháng;
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (xe máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) 2 – 4 tháng trong trường hợp vượt đèn đỏ, đèn vàng gây tai nạn giao thông.

III. Mức phạt các lỗi tham gia giao thông thường gặp khác

Ngoài lỗi vượt đèn vàng, đèn đỏ thì bạn cũng cần lưu ý một số mức phạt các lỗi tham gia giao thông thường gặp khác, cập nhật theo luật giao thông 2024 mới nhất, như:

1. Lỗi vi phạm nồng độ cồn:

Từ 2.000.000đ – 40.000.000đ kèm tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, thời gian và mức phạt cụ thể tùy vào chỉ số nồng độ cồn và loại xe sử dụng.

Ngoài ra, người tham gia giao thông bằng xe đạp cũng áp dụng phạt tiền nếu vi phạm lỗi này.

2. Lỗi chạy xe quá tốc độ:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô: Ngoài tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, áp dụng phạt tiền 800.000đ – 1.000.000đ nếu tốc độ vượt quá quy định 5 – 10km/h; 4.000.000đ – 6.000.000đ nếu tốc độ vượt quá quy định 10 – 20km/h; 6.000.000đ – 12.000.000đ nếu vượt quá quy định trên 20 – 35km/h.
  • Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy: Ngoài tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, áp dụng phạt tiền 300.000đ – 400.000đ nếu tốc độ vượt quá 5 – 10km/h; 800.000đ – 1.000.000đ nếu tốc độ vượt quá 10 – 20km/h và 4.000.000đ – 5.000.000đ nếu vượt quá trên 20km/h.

3. Lỗi đi xe sai làn đường:

  • Đối với xe ô tô: Phạt 4.000.000đ – 6.000.000đ và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 – 3 tháng; nếu kèm gây tai nạn giao thông sẽ áp dụng mức phạt tiền 10.000.000đ – 12.000.000đ và tước bằng lái xe 2 – 4 tháng.
  • Đối với xe gắn máy, mô tô, xe máy điện: Phạt 400.000đ – 600.000đ; nếu kèm gây tai nạn giao thông sẽ áp dụng mức phạt 4.000.000đ – 5.000.000đ và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 – 4 tháng.

4. Lỗi không mang theo giấy tờ xe khi lái xe:

  • Đối với xe ô tô: Các loại giấy tờ cần mang theo quy định bao gồm: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Nếu không đầy đủ giấy tờ, người điều khiển có thể bị phạt 200.000đ – 3.000.000đ tùy vào loại giấy tờ không mang theo.
  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Các loại giấy tờ cần mang theo bao gồm: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe máy bắt buộc. Nếu không đầy đủ giấy tờ, người điều khiển có thể bị phạt 100.000đ – 1.000.000đ tùy vào loại giấy tờ không mang theo.

Đặc biệt, nếu bạn không có hoặc không mang theo Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) thì có thể bị phạt tiền 400.000đ – 600.000đ (đối với bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô) và 100.000đ – 200.000đ (đối với bảo hiểm xe máy, mô tô).

Chi phí tham gia các bảo hiểm này nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền phạt, do đó, mỗi chúng ta cần mua bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô và xe máy để lái xe đúng luật, và an tâm hơn khi tham gia giao thông đường bộ.

IV. Vì sao nên mua các loại bảo hiểm ô tô và bảo hiểm xe máy?

Bảo hiểm xe ô tô giúp người tham gia giao thông giảm gánh nặng tài chính, các loại chi phí sửa chữa xe trong trường hợp không may xảy ra sự cố. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông, bảo hiểm sẽ chi trả cho các thiệt hại về tài sản, bao gồm chi phí sửa chữa, thay mới…

Quan trọng hơn, các loại bảo hiểm ô tô và bảo hiểm xe máy (như bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô và xe máy, hay bảo hiểm vật chất ô tô) sẽ chi trả cho việc chữa trị y tế và bồi thường cho những tổn thương hoặc tử vong của người bị ảnh hưởng, giúp giảm nỗi lo tài chính mà còn giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mọi người.

Nếu bạn chưa biết mua các loại bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy ở đâu, thì Saladin với dịch vụ hỗ trợ, tư vấn 24/7 sẽ giúp bạn chọn được bảo hiểm ưng ý, đảm bảo quyền lợi tối ưu. Tại đây, bạn có thể lựa chọn từ đơn vị đối tác uy tín hàng đầu như Bảo Việt, Bảo Minh, Liberty Insurance, PVI, BSH…

Saladin có đội ngũ CSKH tuyệt vời, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thanh toán và lưu trữ giấy tờ bảo hiểm trực tuyến với giá trị tương đương khi cần trình báo. Nhờ thế, bạn sẽ yên tâm khi tham gia giao thông và sẵn sàng tuân thủ Luật Giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Cẩm nang ô tô

Luật giao thông 2024   Thủ tục quy định   An toàn giao thông

Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt 

Tổng kết

Tham gia giao thông an toàn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân. Hãy luôn cập nhật luật giao thông 2024 mới nhất và nghiêm chỉnh tuân thủ Luật Giao thông để đảm bảo an toàn và trật tự xã hội.

Trong đó, việc chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan là quy định cần lưu ý để tránh vi phạm không mong muốn. Ngoài các loại giấy phép lái xe, đăng ký xe… thì bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô và cho xe máy hay bảo hiểm vật chất ô tô, bảo hiểm tai nạn… cũng rất cần thiết để đảm bảo tâm lý vững vàng khi tham gia giao thông.

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
2 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận
Người tham gia giao thông
4 tháng trước

Đề nghị sửa đổi quy định về đèn vàng: “b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được đi nhưng phải quan sát,…” thành “b) Tín hiệu đèn màu đỏ phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được đi nhưng phải quan sát,…” vì:
– Nơi không có đồng hồ đếm giây, người tham gia giao thông không thể biết được lúc nào đèn chuyển từ xanh sang vàng để dừng phương tiện, dẫn đến những hệ luỵ khôn lường khi tài xế phải phanh đột ngột, quá lo lắng, tập trung nhìn đèn giao thông…
– Nếu đèn vàng đã dừng trước vạch dừng thì còn có đèn đỏ để làm gì??
nếu cứ giữ quy định như cũ thì hãy bỏ đèn đỏ đi cho khỏi lãng phí. Cũng bỏ ngay bài hát “Đèn Xanh Đèn Đỏ” và các bài thơ về an toàn giao thông mà chúng ta đang dạy trẻ em đi kẻo chúng phạm luật hết! (bài hát dạy trẻ em “đèn bật lên, màu đỏ thì em dừng lại”…)

4 tháng trước

Thân chào anh. Ý kiến của anh rất thú vị. Saladin xin được góp một vài góc nhìn như sau:
– Theo Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia về giao thông, đèn vàng được đưa vào sử dụng là để:
1. Giúp người tham gia giao thông giảm tốc độ khi gần đến vạch dừng, chuẩn bị cho đèn đỏ.
2. Quan trọng hơn, đây là thời gian chuyển giao giúp dòng xe đang nằm giữa giao lộ thoát hết khỏi giao lộ mà không tạo ra xung đột với chiều xe đèn xanh bên kia.
Như vậy, đèn vàng có chức năng khác đèn đỏ.

– Ngoài ra, tuy trong bài chưa trích nhưng trong Quy chuẩn 41:2016/BGVT về báo hiệu đường bộ có nêu rõ: Trường hợp xe đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi chuyển đèn vàng, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì xe có thể đi tiếp, nhanh chóng thoát khỏi đoạn giao nhau.
Như vậy nếu không có đồng hồ đếm giây, tài xế không kịp dừng trước đèn vàng thì có thể đi tiếp để đảm bảo an toàn.

Tuy vậy, Saladin đồng ý với anh rằng trong một số trường hợp, đồng hồ đếm giây có thể thay thế chức năng của đèn vàng. Hi vọng các công cụ và bộ luật sẽ dần được điều chỉnh để tìm ra phương pháp tối ưu đảm bảo an toàn giao thông.

Mong anh sẽ tiếp tục theo dõi Saladin để cập nhật các thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan