An toàn giao thông: Cách lái xe an toàn ban đêm trên đường quốc lộ

Saladin
·

Các nghiên cứu về an toàn giao thông đường bộ cho tai nạn giao thông nghiêm trọng có khả năng xảy ra vào ban đêm cao hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Mặc cho việc lái xe trên đường quốc lộ vào ban đêm có thể có chút thuận tiện do đường vắng, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi tầm nhìn bị hạn chế, khả năng phản ứng của người điều khiển giảm hay tâm lý chủ quan… Bạn đọc hãy cùng Saladin đi tìm hiểu thêm về những mẹo an toàn khi di chuyển vào ban đêm trên quốc lộ nhé.

Khi lái xe trên đường quốc lộ vào ban đêm cần đảm bảo an toàn giao thông chú ý di chuyển ở tốc độ vừa phải và tập trung quan sát để tránh những rủi ro không mong muốn

I. An toàn giao thông: Những rủi ro khi lái xe ban đêm trên đường quốc lộ

1. Khả năng quan sát bị hạn chế

Vào ban đêm, ánh sáng tự nhiên giảm đi đáng kể và đèn ôtô cũng chỉ chiếu sáng được ở phạm vi nhỏ khiến cho việc quan sát đường đi trở nên khó khăn hơn, nhất là khi đi vào những đoạn đường thiếu hệ thống đèn chiếu sáng. Thêm vào đó, đường quốc lộ thường có nhiều đoạn đường xấu, đường gồ ghề, ổ gà, đặc biệt là ở các khu vực dân cư xa trung tâm thành phố; việc di chuyển trên những đoạn đường này vào ban đêm sẽ khó khăn hơn và tăng nguy cơ mất lái.
Ngoài ra, lái xe vào ban đêm còn có nguy cơ va chạm với các phương tiện khác như:

  • Xe máy, do đèn xe máy thường không đủ sáng gây khó khăn trong việc quan sát.
  • Người đi bộ trên đường vào ban đêm không có trang bị phản quang rất khó phát hiện.

Do đó, khi lái xe trên đường quốc lộ vào ban đêm cần đảm bảo an toàn giao thông chú ý di chuyển ở tốc độ vừa phải và tập trung quan sát để tránh những rủi ro không mong muốn.

2. Đèn xe khác làm lóa mắt

Do hạn chế về ánh sáng vào ban đêm, người tham gia giao thông thường bật đèn chiếu xa hay đèn pha để có thể quan sát đường đi dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn giao thông. Điều đó lại gây bất lợi cho các xe đi ngược chiều khi đèn pha có thể làm lóa mắt gây cản trở tầm nhìn của người lái. Đặc biệt hệ thống đèn của các loại xe tải, xe container có cường độ sáng rất mạnh và xe cũng thường di chuyển với tốc độ cao trên đường quốc lộ. Bị đèn xe khác làm lóa mắt có thể làm giảm khả năng phản ứng của người lái, gây nguy cơ va chạm với các loại xe kể trên.

3. Mệt mỏi, buồn ngủ

Vào ban đêm, cơ thể dễ dàng trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, đặc biệt là khi phải lái xe đường dài. Điều đó làm giảm khả năng tập trung của người lái xe, giảm khả năng quan sát và có thể dẫn đến những sai lầm khi điều khiển xe. Bên cạnh đó, cơn mệt mỏi và buồn ngủ làm giảm khả năng phản ứng của người điều khiển trong các tình huống bất ngờ.

II. An toàn giao thông: Những thao tác lái xe an toàn ban đêm trên đường quốc lộ

1. Lái xe an toàn ở tốc độ phù hợp và giữ khoảng cách an toàn

Khi lái xe trên đường quốc lộ vào ban đêm, bạn cần lưu ý điều khiển xe ở tốc độ vừa phải, không quá nhanh, để có thể phản ứng kịp thời cho những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra (như xe đi ngược chiều lấn làn, xe khác đột ngột chuyển hướng, va phải ổ gà trên đường hay gặp chướng ngại vật…) khi tầm nhìn bị hạn chế. 

Ngoài ra, việc đảm khoảng cách an toàn giao thông với các xe cùng lưu thông cũng giúp bạn có thêm thời gian để xử lý các tình huống bất ngờ. Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:

  • Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe phía trước; nếu gặp biển báo P. 121 quy định về cự ly tối thiểu giữa hai xe, người lái xe phải giữ khoảng cách tối thiểu được quy định trên trên biển báo.
  • Khoảng cách an toàn tối thiểu đối với mỗi mức tốc độ (trong điều kiện mặt đường khô ráo) được quy định như sau:

+ Khoảng cách tối thiểu là 35m, đối với vận tốc 60km/h

+ Khoảng cách tối thiểu là 55m, đối với vận tốc trên 60 đến 80km/h

+ Khoảng cách tối thiểu là 70m, đối với vận tốc trên 80 đến 100km/h

+ Khoảng cách tối thiểu là 100m, đối với vận tốc trên 100 đến 120km/h

  • Đối với vận tốc dưới 60km/h, người lái xe phải dựa vào tình hình giao thông thực tế để chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe phía trước, đảm bảo an toàn giao thông.
  • Trong điều kiện thời tiết xấu như khi trời mưa, sương mù dày đặc, mặt đường trơn trượt, khi đi vào đoạn đường có địa hình hiểm trở, đèo dốc, hay khi tầm nhìn bị hạn chế, người lái xe phải chủ động điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn giá trị khoảng cách ghi trên biển báo hoặc được quy định trong điều kiện mặt đường khô ráo nêu trên.

2. Tập trung quan sát

Khi điều khiển xe vào ban đêm, bạn cần tập trung quan sát đường đi nhiều hơn để có thể phát hiện và phản ứng kịp thời với những tình huống bất ngờ. Đặc biệt khi đi vào những đoạn đường thiếu hệ thống đèn đường hay những đoạn đường xấu, gồ ghề, bạn cần cố gắng tập trung tối đa vào đoạn đường phía trước và tránh làm những việc khác như ăn uống, nghe điện thoại… khi đang điều khiển xe. Nguồn sáng bên trong xe như đèn nội thất, các thiết bị điện tử có thể làm bạn phân tâm, vì thế bạn nên tắt hoặc giảm độ sáng của các thiết bị không cần thiết để hạn chế điều này.

3. Sử dụng đúng cách đèn chiếu sáng

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả người tham gia giao thông khác, bạn cần điều chỉnh hợp lý chế độ chiếu gần và chiếu xa. Khi đi vào khu vực dân cư, hãy sử dụng đèn chiếu gần để dễ dàng quan sát mặt đường, đồng thời tránh làm lóa mắt các phương tiện đi ngược chiều. Khi đi vào đoạn đường thiếu ánh sáng và có ít phương tiện di chuyển, bạn có thể điều chỉnh sang chế độ chiếu xa để tăng cường góc chiếu và thuận tiện cho việc quan sát đường đi hơn. 

4. Cách xử lý khi bị đèn xe khác làm lóa mắt

Trong trường hợp bị đèn của xe đi ngược chiều làm lóa mắt: Bạn cần chú ý giảm tốc độ và bám làn bên phải. Do tầm nhìn bị hạn chế, việc giảm tốc độ và bám làn bên phải sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tình hình, có thêm thời gian và không gian để xử lý nếu có bất kì tình huống bất ngờ xảy ra từ đó tránh gây va chạm với xe khác. Bên cạnh đó, bạn cần tránh nhìn trực tiếp vào xe đi ngược chiều vì việc nhìn trực tiếp vào nguồn sáng gây lóa mắt có thể khiến bạn rơi vào tình trạng “mù tạm thời”. Thay vào đó, bạn hãy nhìn về phía ngược lại không có nguồn sáng và chú ý vạch kẻ đường để tránh lấn sang làn bên cạnh.

Trong trường hợp bị đèn của xe phía sau làm lóa mắt qua kính chiếu hậu: Đối với kính chiếu hậu trong, bạn có thể điều chỉnh góc nghiêng của kính sao cho kính không phản chiếu đèn từ xe phía sau trực tiếp vào mắt hay một cách hữu hiệu hơn là sử dụng kính chống chói tự động. Đối với kính chiếu hậu bên, bạn có thể điều chỉnh để giảm thiểu góc nhìn vào đèn của xe phía sau.

5. Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ

Khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hay có vấn đề về sức khỏe khi đang lưu thông, bạn không nên cố gắng tiếp tục điều khiển xe mà hãy tìm một nơi dừng xe lại và nghỉ ngơi nếu không có người khác thay thế bạn. Vì lý do an ninh và đảm bảo an toàn, bạn nên tránh dừng đỗ xe ở những nơi hoang vắng, khúc cua, hầm, cầu, dốc hoặc nơi có tầm nhìn hạn chế, thay vào đó, hãy tìm các trạm dừng nghỉ hay các khu vực có biển báo cho phép dừng xe.

III. An toàn giao thông là khi bạn có bảo hiểm ô tô

Đảm bảo an toàn cho xế hộp của bạn và tính mạng của người khác khỏi những rủi ro tài chính ngoài ý muốn là điều quan trọng cần được thực hiện ở mỗi người tham gia giao thông, thông qua việc trang bị cho bản thân các loại bảo hiểm ô tô bao gồm: bảo hiểm TNDS ô tô và bảo hiểm vật chất xe ô tô.

Trong khi bảo hiểm TNDS ô tô là một khoản bắt buộc nhằm bồi thường cho nạn nhân của những rủi ro tai nạn giao thông thì bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ hỗ trợ bạn về chi phí sửa chữa những tổn thất của xe được quy định trong điều khoản như: mất cắp bộ phận, hư hỏng ở ngoại thất, động cơ xe và do thuỷ kích…

Cẩm nang ô tô

Luật giao thông 2024   Thủ tục quy định   An toàn giao thông

Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt 


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan