Bảo hiểm cháy nhà: Cách phòng chống cháy nổ & thoát hiểm an toàn cho nhà ống, ngõ nhỏ

Saladin

Nhà ống là lựa chọn thiết kế tận dụng tối đa diện tích và tiết kiệm chi phí, phù hợp cho các gia đình khả năng tài chính có hạn. Tuy nhiên, chính đặc điểm này lại khiến nhà ống dễ trở thành một chiếc “bẫy kín” rất nguy hiểm khi có hoả hoạn xảy ra. Ghi nhớ những kinh nghiệm dưới đây để phòng tránh và hạn chế hậu quả cháy nổ ở nhà ống , đồng thời tìm hiểu bảo hiểm cháy nhà có thể giúp gì trường hợp này nhé.

I. Vì sao cháy nổ nhà ở là nhà ống thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn?

Hầu hết các vụ cháy nổ nhà ống thường gây hậu quả nghiêm trọng về người và của do các thiết kế đặc trưng của nhà ống:

  • Nhà ống có thiết kế kín, 3 mặt là tường, khả năng thông gió kém, do đó khí độc có thể lan nhanh theo trục đứng lên các tầng phía trên
  • Các tầng lầu đều được thiết kế theo dạng “chuồng cọp”, nghĩa là các lồng kín được hàn lưới sắt bao quanh, gần như không có lối thoát ra ngoài. Thiết kế này gây khó khăn rất lớn cho lực lượng chữa cháy, cứu hộ, vì phải tốn rất nhiều thời gian để phá những lồng sắt này.
  •  Chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất là cửa chính ra vào, không có lối thoát hiểm phụ khác.
  • Nếu nhà nào có cửa trên sân thượng thì thường bị khoá quanh năm để chống trộm. 
  • Vì ít lối thoát hiểm, khi xảy cháy, các nạn nhân không thể thoát ra ngoài nên càng hoảng loạn hơn.

Một nguyên nhân nữa là: Dù thiết kế nhà kín nguy hiểm, nhưng người sống trong nhà không tự trang bị kỹ năng thoát nạn. Một vụ cháy thương tâm từng xảy ra ở một căn nhà ống kết hợp cơ sở kinh doanh, có 19 người đang làm việc thì hết 10 người chạy vào góc tường, dẫn đến bị kẹt lại do mái tôn đổ sập bịt kín lối thoát.

II. Bí kíp sống còn khi gặp cháy nổ nhà ở là nhà ống

Không hoảng sợ, xem xét tình hình để đưa ra phương án thoát nạn tốt nhất

Hét to để tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm hoặc người đi đường hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất.

  • Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh:
    • Ngắt điện và báo cho bên điện lực để hỗ trợ cắt điện tại khu vực xung quanh.
    • Nhanh chóng sử dụng các thiết bị chữa cháy tại gia để dập tắt đám cháy như: bình cứu hỏa, vòi nước, cát, chăn nhúng nước…
  • Nếu không xử lý được đám cháy phải gấp rút đóng cửa phòng có đám cháy để ngăn lửa và khói lan rộng, đồng thời hạn chế gió thổi vào tăng nguồn oxi làm đám cháy lớn hơn. Sau đó, dùng vải, khăn, quần áo hoặc chăn màn thấm ướt nước để bịt kín mắt, mũi, miệng, ngăn khói độc và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài.
  • Khi đã tạm thoát ra, gọi số cứu hoả 114 để được lực lượng PCCC chuyên nghiệp ứng cứu.
  • Nếu đã có chuẩn bị bảo hiểm cháy nhà (bảo hiểm cháy nổ), hãy gọi cho công ty bảo hiểm để được hỗ trợ cứu hộ kịp thời và yêu cầu bồi thường.

Xem thêm: Phải làm gì khi xảy ra cháy nổ?

III. Cần làm gì để hạn chế rủi ro cháy nổ nhà ở là nhà ống

1. Điều chỉnh thiết kế nhà ống đảm bảo an toàn PCCC

Theo các kiến trúc sư, thiết kế nhà ống đảm bảo an toàn PCCC phải đáp ứng các yếu tố:

  • Tại mỗi tầng ít nhất có một ban công thông thoáng
  • Tạo lối thoát khói ví dụ như xây các giếng trời “mở” bằng khung thép và che phía trên bằng kính chịu lực, không bịt kín. Thiết kế giếng trời này vẫn đảm bảo an ninh mà vừa giúp cho thoát khói độc nhanh nếu xảy cháy, vừa giúp ngôi nhà lấy được ánh sáng và mát mẻ, thoáng khí hơn.
  • Nên tháo dỡ lưới sắt ở lan can, nếu không thì cần làm thành cánh cửa mở được, có chốt trong và chìa khóa đặt treo gần đó hoặc đặt ở nơi dễ thấy. 
  • Lắp đặt hệ thống báo cháy cho ngôi nhà của bạn.

2. Thiết kế cửa thoát hiểm nhà ống thuận tiện nhất

  • Nếu cửa ở lan can có khóa thì cần trang bị búa, rìu kế bên để phá khóa nhanh khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Trường hợp cửa chính hoặc cửa lan can có nhiều khóa, nên sử dụng các kiểu chìa khoá khác nhau để dễ tìm khi mở và để chìa khóa nơi dễ thấy, dễ lấy. 
  • Cửa ra vào chính của ngôi nhà tại tầng một cần có giải pháp để dễ mở khi xảy ra sự cố như: để chìa khóa tại vị trí dễ lấy, nếu lắp đặt cửa cuốn thì phải có cả bộ lưu điện và bộ tời bằng tay. 

3. Trang bị thiết bị chữa cháy tốt cho nhà ở

Mỗi nhà cần trang bị các thiết bị, vật dụng có thể chữa cháy khẩn cấp trước khi lực lượng cứu hoả tới như:

  • Thang, dây thoát hiểm, ống tụt có độ dài bằng chiều cao ngôi nhà để thoát hiểm qua đường cửa sổ hoặc ban công. Chú ý móc đầu dây vào thành cửa sổ hoặc ban công có bệ chắc chắn. Trọng lượng chịu tải cho phép của các loại dây thoát hiểm khoảng 150kg, tương đương 2-3 người lớn.
  • Mặt nạ lọc khói độc: có tác dụng lọc các loại hơi và khí độc như khí CO phát sinh từ đám cháy trong khoảng 40 phút, giúp bạn không bị ngộ độc khói và có thời gian thoát hiểm. Nên chọn loại có mặt trùm chống bắt lửa có lớp phủ màng bạc nhôm để ngăn sự bức xạ nhiệt cao, tránh gây tổn thương vùng đầu. 
  • Chăn chống cháy: Còn gọi chăn dập lửa hay chăn cứu hỏa, được làm từ sợi thủy tinh, chịu được nhiệt độ tới 700 độ C, giúp cách nhiệt, chống cháy, chống axít và kiềm. Khi xảy ra cháy, bạn quấn chăn quanh người để thoát ra khỏi khu vực cháy một cách an toàn.
  • Bình chữa cháy: Lưu ý là loại bình chữa cháy gia đình chỉ có thể làm loãng đám cháy, dập đám cháy nhỏ mới phát sinh, không nên dùng để dập đám cháy có chất gốc kim loại kiềm, kiềm thổ vì sẽ làm cháy mạnh hơn. Bình chữa cháy nên đặt ở nơi khô ráo, dễ thấy, tránh ánh nắng trực tiếp và cần được kiểm tra thường xuyên. 

4. Luôn cẩn thận và có ý thức phòng cháy chữa cháy

  • Không trữ hóa chất dễ bắt lửa trong nhà như xăng, dầu,…
  • Vật dụng, đồ dùng có chất liệu dễ cháy cần để riêng, không được đặt gần nguồn điện, khu vực bếp hoặc nơi có nhiệt lượng cao.
  • Không để nhiều đồ dùng ở cầu thang, lối thoát hiểm chính 
  • Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã phải được thực hiện ở nơi an toàn, kín gió và thông thoáng. Luôn nhớ dập tắt tro bằng nước hoàn toàn, gom tro lại sau khi đốt xong.
  • Luôn nhớ ngắt nguồn điện cho các thiết bị điện khi không sử dụng nữa, tắt bếp ga trước khi rời khu vực bếp để tránh xảy ra cháy nổ.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống đường điện trong nhà, thay mới thiết bị điện bị hư hỏng.

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nhà: Top 5 nguy cơ cháy nổ hàng đầu từ thiết bị điện trong gia đình

IV. Mua bảo hiểm cháy nhà ở để luôn được bảo vệ tài chính

Dù đã thực hiện nhiều biện pháp PCCC nhưng bạn không thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra cháy nổ. Để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra cháy nổ ở nhà ống, bí kíp là trang bị bảo hiểm cháy nhà ở, còn gọi là bảo hiểm cháy nổ nhà tư nhân, song song với các gói bảo hiểm nhà ở, để được bồi thường cho những thiệt hại tài sản do các nguyên nhân cháy nổ thường gặp như:

  • Các sự cố cháy, nổ ngoài ý muốn 
  • Cháy nhà ở do sấm sét, động đất, giông bão, núi lửa phun trào, cháy rừng,…
  • Sự cố cháy nổ do nguyên nhân gián tiếp như các tai nạn rơi máy bay, tông xe,…

Tham khảo các gói bảo hiểm cháy nhà từ các nhà cung cấp hàng đầu trên nền tảng Saladin để lựa chọn các quyền lợi mở rộng như chi phí ăn ở trong thời gian người được bảo hiểm tạm thời không có chỗ ở do nhà bị cháy.

Tổng kết

Cháy nổ có thể do một bất cẩn rất nhỏ mà chúng ta không lường trước được, và hậu quả để lại thì thật đau xót. Đặc biệt với nhà ống có tỉ lệ thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Do đó, hãy phòng hơn tránh bằng cách những kinh nghiệm phòng cháy và thoát hiểm an toàn, đồng thời luôn trang bị bảo hiểm cháy nổ nhà định kỳ mỗi năm.

Nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin có các gói bảo hiểm nhà ở từ các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, giúp bạn so sánh và chọn ra giải pháp bảo vệ tổn thất phù hợp nhất với ngôi nhà mình. Bạn có thể mua bảo hiểm nhà ở online thật nhanh chóng, dễ dàng tại website hoặc ứng dụng Saladin (bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm nhà chung cư, bảo hiểm cháy nổ nhà…..)

Trong trường hợp phát sinh sự cố cần hỗ trợ, đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7 của Saladin đồng hành cùng các công ty bảo hiểm sẽ luôn bên bạn.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan