Những lưu ý khi giao nhận để đảm bảo gói bảo hiểm vận chuyển nội địa đạt hiệu quả tốt nhất

Saladin

Bảo hiểm vận chuyển nội địa vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người, nhưng đang ngày một phổ biến hơn đối với các chủ kinh doanh. Trong thời đại mua sắm trực tuyến bùng nổ, việc vận chuyển số lượng hàng hóa khổng lồ mỗi ngày sẽ luôn có những rủi ro khiến món hàng bị “sứt mẻ” và ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi nhuận của người bán. Vì vậy, mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là lựa chọn của nhiều chủ kinh doanh hiện nay, nhằm đem lại sự bảo vệ không chỉ cho món hàng mà còn cho niềm tin của khách hàng. 

Nếu bạn đang là người bán hàng có nhu cầu sử dụng bảo hiểm hàng hóa, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bảo hiểm vận chuyển nội địa là gì, bồi thường ra sao, và cần phải làm những gì để gói bảo hiểm đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Bảo hiểm vận chuyển nội địa là gì? 

Bảo hiểm vận chuyển nội địa chính là sự bảo vệ tài chính cho chủ hàng hoặc người làm công cho chủ kinh doanh. Khi có bất kỳ sự cố nào xảy đến với món hàng trong quá trình vận chuyển nội địa, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả một khoản bồi thường tương ứng với hợp đồng bảo hiểm chủ hàng hóa đã chọn mua.

2. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm vận chuyển nội địa

Bảo hiểm vận chuyển nội địa sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong những trường hợp sau: 

  • Các trường hợp cháy nổ đối với phương tiện vận chuyển gây ảnh hưởng đến hàng hóa;
  • Phương tiện vận chuyển bị lật, va chạm với phương tiện khách;
  • Gãy cầu, sập đường hầm hoặc các công trình kiến trúc khác bị sập đổ; 
  • Phương tiện chở hàng bị mất tích

3. Những điều cần tránh để gói bảo hiểm hàng hóa đạt hiệu quả tốt nhất?

Để gói bảo hiểm vận chuyển nội địa có thể phát huy hết lợi ích, bạn sẽ cần phải lưu ý đến một vài điểm loại trừ của một gói bảo hiểm vận chuyển hàng hóa. Bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường đối với những trường hợp sau: 

3.1. Khai báo tổn thất sai sự thật

Bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường cho Hành động xấu cố ý hay hành vi phi pháp, gian dối của Người được bảo hiểm hay người làm công cho họ trong việc gây ra tổn thất và/hoặc khai báo tổn thất. Khi có bất kỳ sự cố gì xảy ra với hàng hóa đã mua bảo hiểm, bạn sẽ cần phải khai báo đúng sự thật, cung cấp đầy đủ chứng từ, tuyệt đối không khai gian hoặc cố ý gây ra tổn thất nhằm mục đích nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm. 

3.2 Xếp hàng sai quy cách an toàn

Trường hợp tổn thất hàng hóa gây ra bởi việc Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn đối với hàng nguyên chuyến sẽ không được bồi thường. Trong trường hợp bạn thuê hoặc sở hữu một chiếc xe tải nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, hãy luôn đảm bảo rằng lượng hàng được xếp lên xe ở mức vừa phải, đúng với tải trọng và quy cách. Không dồn nén và xếp hàng vượt mức tải trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. 

3.3. Đóng gói sai hoặc hư hỏng hàng hóa trước khi vận chuyển

Bảo hiểm cũng sẽ không bồi thường trong trường hợp Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển. Mỗi loại hàng hóa sẽ yêu cầu cách đóng gói riêng, nếu bạn đóng gói sai cách và không đảm bảo an toàn cho món hàng, bạn có thể bị từ chối bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra (hàng hóa dễ vỡ sẽ cần cách đóng gói theo quy chuẩn riêng với nhiều lớp bao bọc…).

3.4 Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông

Nếu thấy phương tiện vận chuyển có biểu hiện của tuổi già và có hỏng hóc ở động cơ, bạn sẽ phải lựa chọn phương tiện vận chuyển khác để đảm bảo không có rủi ro gì xảy ra với món hàng. 

3.5 Chậm trễ trong quá trình vận chuyển là nguyên nhân chính gây tổn hại đến hàng hóa

Một điều khoản loại trừ khác cần lưu ý là Những tổn thất, tổn hại hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm. Một số loại hàng hóa, đặc biệt là đồ sống, đồ tươi sẽ cần phải được vận chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu phương tiện vận chuyển đến trễ hơn dự kiến và hàng hóa bị hư hỏng thì công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.

4. Kết luận

Như vậy, khi chuẩn bị giao hàng, những điều lưu ý nêu trên chính là bí kíp để giúp bạn có thể phòng tránh được khả năng bị từ chối bảo hiểm và tối ưu hóa sức mạnh của gói bảo hiểm vận chuyển nội địa

Để có thể biết thêm thông tin về các công ty bảo hiểm có bảo hiểm vận chuyển nội địa, bạn có thể tham khảo bài viết của Saladin tại đây.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan