Kinh nghiệm lái xe an toàn: Lấy gió trong và gió ngoài trên hệ thống điều hòa ô tô có gì khác nhau?

Saladin

Nếu bạn từng nhìn vào bảng điều khiển trên xe và tự hỏi về mục đích của các nút lấy gió trong phần điều khiển máy lạnh thì bạn không phải là người duy nhất. Tính năng này tuy luôn là điều khiến nhiều tài xế còn bối rối, nhưng khi sử dụng đúng cách sẽ thực sự mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Kinh nghiệm lái xe an toàn dưới đây là những điều bạn nên biết về sự khác biệt giữa lấy gió trong và ngoài để bạn có thể tận dụng tối đa hiệu suất của máy lạnh, thậm chí là bảo vệ sức khỏe cho người ngồi trên xe nữa đấy!

Cơ chế hoạt động của nút điều hòa không khí khá đơn giản. Khi được nhấn vào, nó sẽ bắt đầu tuần hoàn không khí từ bên trong xe qua hệ thống điều hòa nhiệt độ thay vì lấy không khí từ bên ngoài. Điều này chủ yếu được thiết kế để sử dụng trong những tháng mùa hè nóng. Khi sử dụng kết hợp với hệ thống máy lạnh, lấy gió trong có thể giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu và giữ cho xe mát mẻ hơn. Biết khi nào sử dụng tính năng tái sử dụng không khí cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các chất ô nhiễm và ngăn mùi khó chịu xâm nhập vào xe.

Tuy nhiên, bạn không nên cho xe lấy gió trong suốt cả năm vì không khí bên ngoài cũng có những lợi ích riêng. 

1. Khi nào nên lấy gió trong? 

Không khí bên trong nên được sử dụng khi không khí bên ngoài đang ở nhiệt độ cao (vào những mùa nóng khi nhiệt độ lên đến 35 – 40 °C). Để tận dụng tính năng này một cách hiệu quả nhất, bạn nên chờ cho đến khi xe của bạn đạt được nhiệt độ mát mong muốn trước khi bắt đầu tái sử dụng không khí bên trong. Tránh lấy gió bên ngoài bởi vì khi bạn lên xe vào mùa hè, nhiệt độ không khí bên trong sẽ nóng hơn nhiệt độ không khí bên ngoài, vì vậy việc lấy gió ngoài sẽ buộc hệ thống máy lạnh làm việc chăm chỉ hơn để vừa lọc và làm mát không khí nóng lấy từ bên ngoài.

Khi xe của bạn đã đủ mát, bật chế độ tái sử dụng không khí sẽ giúp cải thiện hiệu suất nhiên liệu. Nó giảm bớt gánh nặng cho máy lạnh của xe bạn bằng cách chỉ tuần hoàn không khí đã được làm mát, thay vì lấy không khí nóng từ bên ngoài và làm lạnh.

Nút tái sử dụng không khí trên ô tô (Nguồn: The Car Expert)

Ngoài ra, nút tái sử dụng cũng có thể bảo vệ bạn khỏi ô nhiễm. Một nghiên cứu từ Trường Y khoa Keck thuộc Đại học California, Los Angeles (USC) cho thấy việc sử dụng tính năng tái sử dụng không khí giúp giảm mức ô nhiễm trong xe hơi xuống còn 20% so với mức bên ngoài. Trong khi đó, những chiếc xe chạy qua khu vực ô nhiễm mà không sử dụng không khí bên trong, thậm chí khi cửa sổ được kéo lên, vẫn sẽ hút vào 80% lượng ô nhiễm đến từ bên ngoài.

Tuy nhiên, không khí bên trong cũng có một số nhược điểm. Nó có thể làm không gian trong xe trở nên hơi ngột ngạt khi carbon dioxide tích tụ, đặc biệt khi có nhiều người trong xe. Theo Los Angeles Times, bạn tắt chế độ tái sử dụng khoảng hai phút mỗi vài giờ để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

Bạn cũng nên tránh sử dụng tính năng tái sử dụng không khí trong mùa lạnh. Bất cứ khi nào bật máy sưởi, không khí bên trong có thể tạo đọng ẩm và làm kính xe mờ. Đây chính là lúc không khí bên ngoài trở nên hữu ích và bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.

2. Kinh nghiệm lái xe an toàn: Khi nào nên lấy gió ngoài? 

Trong khi tính năng tái sử dụng không khí giúp giảm chi phí nhiên liệu trong mùa hè, thì điều ngược lại xảy ra trong mùa đông. Trong những tháng mát mẻ, cho phép máy lạnh của bạn hút không khí lạnh từ bên ngoài sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ thống và cải thiện hiệu suất nhiên liệu. Không khí bên ngoài cũng giúp loại bỏ sương kính, bởi vì nó điều chỉnh nhiệt độ của xe sao cho không gian trong xe có cùng nhiệt độ với không khí bên ngoài.

Tuy nhiên, việc lấy gió ngoài cũng có vài nhược điểm. Trong các khu vực có khói bụi, việc sử dụng không khí bên ngoài sẽ khiến người ngồi trong xe bị phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm và cho phép mùi hôi xâm nhập vào không gian trong xe. Điều này cũng buộc máy lạnh phải làm việc chăm chỉ hơn trong những tháng hè, có nghĩa là bạn có thể đang lãng phí nhiên liệu mà không nhận ra.

Như một quy tắc chung, không khí bên trong nên được sử dụng tốt nhất trong mùa hè trong khi không khí bên ngoài tốt nhất cho những tháng mùa đông. Việc nắm vững thông tin chi tiết về tính năng này có thể giúp giảm hiệu suất hoạt động cho máy lạnh, cải thiện hiệu suất nhiên liệu và bảo vệ bạn khỏi các chất gây ô nhiễm – ngoài ra, nó còn giúp giữ không khí trong xe luôn tươi mát hơn.

3. Kinh nghiệm lái xe an toàn: Tai nạn ô tô xảy ra do mờ kính xe

Vào mùa lạnh, nếu bạn chỉ để cho xe lấy gió ngoài thì kính xe rất dễ bị mờ bởi lượng không khí ẩm từ bên ngoài tràn vào. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu lái xe không biết cách xử lý mà vẫn tiếp tục lái xe khiến cho tình trạng mờ kính trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số tai nạn phổ biến có thể xảy ra do kính xe mờ trong mùa lạnh:

Tai nạn va chạm từ phía sau

Khi kính trước hoặc kính sau của xe bị mờ, tầm nhìn của người lái có thể bị hạn chế. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn va chạm phía sau do lái xe không thể nhìn rõ phía sau.

Lật xe do mất kiểm soát

Khi kính bên hoặc kính trước bị mờ, người lái xe có thể gặp khó khăn trong việc nhìn rõ đường phía trước hoặc các phương tiện khác trên đường. Điều này có thể dẫn đến mất kiểm soát xe và gây ra tai nạn lật xe.

Tai nạn giao thông tại ngã tư hoặc đường quốc lộ

Khi kính xe bị mờ, người lái xe có thể không nhìn thấy rõ các biển báo giao thông hoặc xe đi ngang qua tại ngã tư hoặc đường quốc lộ. Điều này có thể dẫn đến va chạm và tai nạn giao thông.

Đâm vào vật cản

Khi kính xe mờ, người lái xe có thể không nhìn thấy rõ các vật cản như xe dừng đột ngột, trụ cầu, hay chướng ngại vật khác trên đường. Điều này có thể gây ra va chạm và tai nạn đâm vào vật cản.

Để có thể tránh các tai nạn do kính xe mờ trong mùa lạnh, người lái xe nên đảm bảo kính xe luôn được sạch sẽ và thông thoáng, sử dụng hệ thống sưởi kính để loại bỏ hơi ẩm và sương mù.

4. Kinh nghiệm lái xe an toàn: Đừng quên mua bảo hiểm ô tô nhé

Bất kỳ người tài xế kinh nghiệm nào cũng sẽ mách bạn kinh nghiệm lái xe an toàn rằng hãy chuẩn bị cho bản thân bảo hiểm tai nạn ô tô trước khi xuống đường. Bởi vì dù lái xe cẩn thận đến đâu, bạn vẫn có thể gặp phải những tai nạn bất khả kháng dẫn đến hư hỏng bộ phận xe, hoặc nặng hơn là hư hỏng/ mất cắp toàn bộ xe.

Vào lúc những như thế, thay vì “than thân trách phận” rằng sao bản thân mình xui thế, bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều khi biết rằng những gói bảo hiểm ô tô cơ bản như bảo hiểm tai nạn ô tô, bảo hiểm vật chất ô tô,… sẽ luôn hỗ trợ bạn về mặt tài chính ở bất kỳ tình huống nào nằm trong phạm vi bảo hiểm, dù là chỉ một bộ phận xe hay toàn bộ chiếc xe. Lái xe với tâm lý vững vàng như thế thì tài mới sẽ thêm an tâm và tự tin đằng sau vô lăng!

Cẩm nang ô tô: Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!

Tổng kết 

Saladin hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về lấy gió trong và gió ngoài để bạn có thể đảm bảo an toàn cho hành trình lái xe của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm xe hơi bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô, thì mách bạn rằng bạn có thể mua bảo hiểm ô tô online dễ dàng thông qua website/ ứng dụng Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp.

Các gói bảo hiểm ô tô toàn diện từ Saladin (bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô, bảo hiểm tai nạn ô tô, bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô… ) được chọn lọc từ những công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu (bảo hiểm Bảo Việtbảo hiểm Bảo Minhbảo hiểm Libertybảo hiểm PVI …) sẽ giúp bạn nhẹ gánh lo âu và tự tin tận hưởng hành trình.

Để tham khảo thêm về các loại bảo hiểm xe hơi bắt buộc và mua bảo hiểm ô tô online, vui lòng bấm vào đây.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan