Kinh nghiệm lái xe an toàn: Ưu và nhược điểm của các loại bọc trần ô tô

Saladin

Bọc trần ô tô có những loại nào? Ưu và nhược điểm mỗi loại bọc trần ô tô? Bọc trần có thực sự cần thiết hay không? Cùng chuyên mục “Kinh nghiệm lái xe an toàn” tìm hiểu nhé.

Việc bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ để mua một chiếc ô tô thường sẽ dẫn đến nhu cầu đem xe đi bọc ở những bộ phận dễ hư hỏng hoặc bám bẩn theo thời gian.

Một trong những bộ phận hay được bọc và cũng gây tranh cãi nhất về độ cần thiết chính là trần xe ô tô. Chủ xe nên hiểu rõ các hình thức bọc trần cũng như ưu nhược của từng loại để có thể tìm được chất liệu phù hợp cho mục đích sử dụng của mình.

Bọc trần xe được nhiều tài xế quan tâm để giữ nội thất xe như mới.

I. Các loại bọc trần ô tô phổ biến trên thị trường

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhớ rằng các hãng taxi đời đầu như Mai Linh hay Sun Taxi thường bọc nilon cho xe của hãng nhằm bảo vệ lớp trần. Ngoài bọc nilon ra, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện thêm kha khá những loại hình bọc khác như: 

  • Ô tô bọc trần da công nghiệp/simili
  • Xe hơi bọc trần da lộn
  • Ô tô bọc trần 5D, 6D

II. Ưu và nhược điểm của các loại bọc trần ô tô 

Tùy vào chất liệu, tay nghề của người bọc mà mỗi loại bọc trần ô tô sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

1. Bọc trần nilon

Ưu điểm:

  • Chống bụi, chống mùi và ẩm mốc khá tốt, vì vậy mà dễ vệ sinh và giúp xe giữ được tình trạng trần xe mới như ban đầu.
  • Giá bình dân, vì vậy mà thường được các tài xế lựa chọn.

Nhược điểm:

  • Bọc trần nilon không có tính thẩm mỹ cao, hơi lỗi thời và không ôm sát trần xe.
  • Vào khoảng thời gian đầu sau khi bọc, bọc nilon thường sẽ có mùi nhựa khá hôi.
  • Với những nhà có đông trẻ con, chắc chắn sẽ rất khó để ngăn cản được các em nhỏ dùng ngón tay chọc lên bọc xe và để lại những vết lồi lõm không ưa mắt.
  • Nhiều tài xế cho biết có cảm giác ù tai khi ngồi trong xe bộc trần nilon vì khả năng tiêu âm kém.

2. Bọc trần da công nghiệp/simili

Chất liệu da công nghiệp được làm từ nhựa. Một biến thể cao cấp hơn đó là da PU, được ép từ các vụn da thật và polyester nên da PU thường mềm và tinh tế hơn so với da công nghiệp thường (da simili). 

Ưu điểm:

Có tính thẩm mỹ nếu chọn đúng màu phù hợp với nội thất xe, ôm sát trần, dễ vệ sinh và giá thành vừa túi tiền với nhiều người.  

Nhược điểm:

  • Đa phần da công nghiệp nếu không biết chọn người mua rất có thể sẽ mua phải loại da giá thành cực rẻ. Các loại da này thường có độ bóng cao, dễ rách, vụn sau một thời gian và có mùi rất nồng.
  • Để chọn được da công nghiệp chất lượng, cụ thể là da PU, bạn cần phải đến các salon uy tín, cam kết sử dụng các loại sản phẩm bền vững, chất lượng. 

3. Bọc trần da lộn 

Da lộn được lấy từ phần da dưới của các loài động vật như heo, bò, dê… nên có tính mềm dẻo và mịn hơn nhiều so với da công nghiệp.

Có hai loại bọc trần ô tô da lộn là da thật và da nhân tạo. Vì nguồn cung hiếm nên da lộn nhân tạo (hay còn gọi là da lộn công nghiệp) thường là giải pháp thay thế cho da lộn thật, được dệt từ polyester và polyurethane.

Ưu điểm:

  • Sang trọng, tinh tế, ôm sát trần: Đây là chất liệu cao cấp, vì vậy các loại siêu xe thường sử dụng lựa chọn này.
  • Cách âm tốt: Nếu bạn yêu thích nghe nhạc trong xe, chất liệu này sẽ giúp bạn tận hưởng âm thanh tốt nhất, không bị vọng, ù.
  • Bền lâu: Độ bền của mỗi loại da lộn đều khác nhau, tuy nhiên đều có độ bền cao hơn so với mặt bằng chung.

Nhược điểm:

  • Rất dễ bám mùi nếu không thường xuyên giữ gìn không gian xe được sạch.
  • Rất khó vệ sinh vì cần sử dụng các loại dung dịch và công cụ vệ sinh chuyên dụng để không làm hư hại da.

4. Bọc trần 5D, 6D 

Đây là loại chất liệu sử dụng da PU để bọc bên ngoài lớp độn xốp bọt biển. Đặc điểm nhận dạng của bọc trần 5D hay 6D là các họa tiết nổi hình vuông hoặc hình thoi.

Ưu điểm:

  • Ôm sát trần: Việc này giúp tăng tính thẩm mỹ của xe, tạo sự cao cấp.
  • Cách âm: Lớp độn xốp có khả năng tiêu âm hiệu quả, vì vậy cách âm rất tốt.
  • Dễ vệ sinh: Da PU rất dễ vệ sinh nhờ tính chất không thấm nước.
  • Cách nhiệt: Khi xe đậu ngoài nắng nóng, lớp xốp sẽ giúp cách nhiệt, chống nóng trần xe, giúp bên trong xe được mát mẻ và dễ chịu hơn.

Nhược điểm:

  • Dễ bị ẩm và gây mùi khó chịu: Chất liệu da PU không thấm nước nhưng lớp xốp độn có tính hút ẩm rất cao, vì vậy nếu bị thấm nước sẽ dễ gây ẩm mốc. Hãy đảm bảo trần được bọc kín để hạn chế tình trạng này.

Tóm lại, nếu bạn thường xuyên lau dọn và giữ cho xe được sạch thì bạn không nhất thiết phải bọc trần hoặc bạn có thể bọc bất kỳ loại bọc trần nào tùy theo sở thích cá nhân mà không cần quá lo lắng về những nhược điểm của chúng.

Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe an toàn: Xử lý như thế nào khi ô tô bị đứt phanh?

Cẩm nang ô tô

Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô

Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

Kết từ “Kinh nghiệm lái xe an toàn”

Saladin hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về các loại bọc trần ô tô.

Để có thể giữ ô tô như mới, sở hữu các bảo hiểm xe hơi phù hợp cũng là một phần quan trọng. Tham khảo ngay các gói bảo hiểm thân vỏ xe ô tô trên website Saladin. Đối với bảo hiểm thân vỏ, bạn có thể lựa chọn từ các thương hiệu bảo hiểm uy tín như Bảo Minh, Liberty, Bảo Việt, PVI hay Bảo Hiểm Hàng Không, đảm bảo cho bạn những quyền lợi bao gồm: 

  • Tai nạn, va chạm
  • Hoả hoạn, cháy nổ
  • Mất toàn bộ xe do trộm, cướp
  • Cứu hộ và ngăn ngừa hạn chế tổn thất
  • Thuỷ kích
  • Thay thế mới không tính khấu hao
  • Lựa chọn cơ sở sửa chữa
  • Mất cắp bộ phận

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ


Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan