Thủ tục bảo hiểm thân vỏ xe ô tô khi gặp tai nạn thế nào? 9 kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô bạn cần biết

Saladin

Bài viết sau từ Saladin sẽ giúp bạn tham khảo thủ tục bảo hiểm thân vỏ xe ô tô để được bồi thường khi xe cần bảo dưỡng do tai nạn, cũng như các mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo lịch trình chuẩn được các chuyên gia khuyến nghị, giúp xe ô tô được vận hành an toàn trong tình trạng tốt nhất.

I. Thủ tục bảo hiểm thân vỏ xe ô tô khi gặp tai nạn

Sau khi giám định tổn thất của xe sau tai nạn, công ty bảo hiểm ô tô sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục bảo hiểm thân vỏ xe ô tô để được bồi thường theo quy định bảo hiểm thân vỏ xe ô tô như sau:

Nếu xe có thể khắc phục sửa chữa

Công ty bảo hiểm ô tô sẽ giới thiệu nơi bảo dưỡng xe ô tô tốt nhất, hoặc bạn có thể chọn mang xe đi sửa chữa ở cơ sở sửa chữa đã thỏa thuận khi mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô

Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng công ty bảo hiểm ô tô sẽ hoàn lại cho bạn số tiền chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, căn cứ trên bảng giá niêm yết chính hãng theo quy định bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

Nếu xe không thể sửa chữa hoặc bộ phận hư hỏng không thể thay thế nữa

Công ty bảo hiểm ô tô sẽ bồi thường bằng tiền.

II. Bảo dưỡng ô tô khi gặp tai nạn thế nào?

Để bảo dưỡng sau tai nạn, bạn có thể tự liên hệ với các gara, hãng sửa xe để họ cử nhân viên đến hỗ trợ đưa xe đến nơi sửa chữa. Các quy trình bảo dưỡng ô tô khi gặp nạn thường phải trải qua các bước sau:

  • Thợ bảo dưỡng kiểm tra và đánh giá mức độ hư hỏng mà xe gặp phải do tai nạn. Sau đó thợ tư vấn phương án khắc phục, sửa chữa xe phù hợp nhất.
  • Bắt đầu từ phục hồi phần thân vỏ xe, vì hầu hết tổn các vụ tai nạn dù lớn nhỏ đều gây thiệt hại đến phần thân vỏ xe.
  • Sửa chữa hoặc thay mới hoàn toàn các chi tiết máy, động cơ bên trong nếu hư hỏng quá nặng và không thể khắc phục. 
  • Thợ sẽ thử vận hành xe trước khi giao xe lại cho bạn để đảm bảo xe không dính còn bất cứ lỗi nào nữa.

Nếu bạn đã mua bảo hiểm vỏ xe ô tô hoặc mua bảo hiểm ô tô online qua Saladin thì việc bảo dưỡng ô tô sau tai nạn sẽ dễ hơn nhiều, vì thường khoản này đã được quy định trong quy định bảo hiểm thân vỏ xe ô tô. Ngoài ra, khi mua bảo hiểm vật chất dành cho xe ô tô, bạn sẽ được giới thiệu đến những gara xe lớn và uy tín khắp cả nước.

III. Lịch trình và hạng mục theo các mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cần biết

Việc duy trì lịch trình và hạng mục bảo dưỡng ô tô với các mốc bảo dưỡng định kỳ theo số km và thời gian sẽ giúp xế yêu được vận hành bền bỉ, trơn tru, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa khả năng gặp tai nạn do các lỗi hao mòn thân vỏ. Cùng Saladin tham khảo các kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô quan trọng với 9 mốc bảo dưỡng định kỳ dưới đây:

1. Bảo dưỡng hàng tháng: Hệ thống đèn, áp suất lốp, chất lỏng rửa kính

Một vài bộ phận xe bạn cần kiểm tra thường xuyên:

  • Hệ thống phanh, chiếu sáng, hệ thống lái, hệ thống leo
  • Đèn cảnh báo táp lô: Có hướng dẫn cách tự kiểm tra ở nhà trước khi đem ra gara
  • Lốp xe
  • Ắc quy
  • Tình trạng lò xo, cao su, giảm chấn (phuộc),..

Trước khi đưa xe ô tô đến gara bảo dưỡng, bạn có thể tự kiểm tra đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô bằng cách:

  • Khi bật công tắc xe ô tô, tất cả các đèn báo đều phải sáng hết. Sau 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn thuộc hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo phải tắt hết.
  • Nếu đèn báo thuộc hệ thống nào còn sáng, chứng tỏ hệ thống đó đang có vấn đề và cần được bảo dưỡng.

2. Bảo dưỡng động cơ ô tô: Sau mỗi 3.000 – 5.000km

Điều này giúp động cơ xe sẽ được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu. Việc bảo dưỡng động cơ xe ô tô thường xuyên còn giúp kéo dài tuổi thọ xe.

Đồng thời, bảo dưỡng động cơ ô tô định kỳ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những lỗi hư hỏng chi tiết và “điều trị” chúng sớm, để tránh việc lỗi nhỏ này có thể gây ra tai nạn cho người lái xe, dẫn đến chi phí sửa chữa đắt đỏ hoặc nặng hơn là thương tật về người.

3. Thay dầu máy: Sau mỗi 5.000 – 10.000km

  • Nếu mua xe mới bạn nên thay dầu sau 5000 km đầu tiên vì dầu mới có thể bị lẫn nhiều vụn kim loại. 
  • Từ lần thứ 2 trở, sau mỗi 10.000 km đi bạn mới cần thay dầu, kèm thay luôn bộ phận lọc dầu. Lọc dầu giúp giữ lại các cặn bẩn, làm sạch dầu để động cơ được bôi trơn tốt hơn. 
  • Bạn nên thường xuyên đưa thợ kiểm tra mức dầu còn lại và châm thêm dầu nếu thiếu hụt. 
  • Với những xe ô tô có quãng đường chạy dưới 20km/ 1 ngày thì nên thay dầu sớm hơn mốc km ở trên, vì xe càng ít hoạt động thì lượng dầu tồn đọng càng nhiều, dễ gây vón cục, ảnh hưởng xấu đến động cơ.
  • Ngoài ra, bạn nên hỏi kỹ thợ bảo dưỡng để thay đúng loại dầu máy chất lượng tốt, phù hợp với dòng xe của mình để giúp động cơ hoạt động tốt nhất. 

4. Thay thế lọc gió động cơ: sau mỗi 30.000 – 40.000 km

Nếu lọc gió bị nghẹt do bám bụi, rác bẩn lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến lượng không khí sạch đi vào khoang động cơ, làm cho động cơ vận hành kém mượt mà, khi lái bạn sẽ có cảm giác xe bị gằn hoặc xe sẽ hao xăng hơn bình thường. Do đó, lịch thay lọc gió động cơ tốt nhất là khoảng sau mỗi 30.000 km, giúp động cơ êm hơn và xe tiết kiệm xăng hơn. Bạn có thể kiểm tra và thay luôn lọc gió điều hoà để không khí trong xe trong sạch, an toàn cho sức khỏe.

5. Thay Bugi đánh lửa: Sau mỗi 40.000 km

Bugi dễ bị hao mòn do thường xuyên bị tác động bởi các tia điện. Lịch thay bugi đánh lửa chuẩn là sau mỗi 30.000 – 40.000 km để tránh xe gặp tình trạng khó nổ hay chết máy. 

Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, bạn phải đảm bảo rằng hệ thống này cũng được bảo trì. Do hệ thống trợ lực thường chạy bằng thủy lực nên bạn cần vệ sinh, thay nước nếu cần vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định.

6. Kiểm tra dây curoa truyền động: Sau mỗi 70.000 – 100.00 0km

Thời tiết nắng gắt ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số tỉnh miền Trung có thể khiến dây curoa truyền động nhanh khô rít và dễ nứt vỡ. Do đó sau mỗi 70.000 – 100.000 km bạn nên kiểm tra hệ thống dây curoa truyền động, nếu có vết nứt, vỡ thì cần được thay thế kịp thời để các bộ phận động cơ có thể hoạt động trơn tru. 

7. Thay nước làm mát động cơ: Sau mỗi 100.000 km

Sau khoảng 100.000 km, nước làm mát động cơ có thể đóng cặn hoặc bị biến chất, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống làm mát của xe, có thể khiến việc động cơ bị quá nhiệt khi xe chạy. Lúc này bạn cần mang xe đi súc két nước và thay thế nước làm mát động cơ, đảm bảo hệ thống làm mát luôn trong trạng thái tốt nhất.

8. Vệ sinh hệ thống làm mát: Sau mỗi 3 năm

Ngoài việc thay nước mát, bạn cũng nên kiểm tra rò rỉ, hiệu năng hoạt động và vệ sinh cho toàn bộ hệ thống làm mát sau mỗi 2-3 năm. Điều này sẽ ngăn hệ thống làm mát thải ra chất độc hại gây ăn mòn các ống dẫn xả, nhờ đó bảo vệ được bình điện, đồng thời giúp hệ thống làm mát của xe hoạt động hiệu quả hơn.

9. Thay dầu phanh xe ô tô: Trung bình sau mỗi 2 năm

Hệ thống phanh rất dễ bị ăn mòn do đây là là bộ phận thường xuyên chịu nhiều tác động lực và nhiệt. Do đó, việc thay thế phần dầu phanh xe ô tô nên diễn ra sau mỗi 2 năm để đảm bảo phanh xe luôn “ăn”, ngay cả trong những tình huống bất ngờ cần phanh gấp.

Cẩm nang ô tô: Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!

Tổng kết

Bảo dưỡng xe đúng lịch trình được khuyến nghị có thể tốn kém chi phí, nhưng thói quen này sẽ giúp chiếc xe của bạn bền bỉ và an toàn hơn. Để giảm bớt gánh nặng về chi phí bảo dưỡng xe, đặc biệt là sau khi xe gặp va chạm, tai nạn thì đừng quên mua bảo hiểm ô tô online, hoặc các gói bảo hiểm vật chất dành cho xe ô tô khác.

Khi mua các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô, bảo hiểm tự nguyện xe ô tô thông qua nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn bạn về thủ tục bảo hiểm thân vỏ xe ô tô mới nhất, cách sử dụng bảo hiểm thân vỏ xe ô tô hiệu quả nhất và từ đó giúp bạn tận dụng tối đa quyền lợi của gói bảo hiểm ô tô mà bạn đã mua.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan