Mẹo sống khỏe: Đột quỵ nghiêm trọng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Saladin

Hiện nay, rất nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra, phần lớn do thiếu hiểu biết và thiếu sự theo dõi sức khỏe hằng ngày, đặt ra thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Hãy bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ với những mẹo sống khỏe dưới đây và bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo.

I. Đột quỵ là gì? Có những loại nào? Nguyên nhân do đâu?

1. Đột quỵ là gì?

Tai biến mạch máu não (CVA) hay còn gọi là đột quỵ, xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn. Sự gián đoạn này làm mất oxy và chất dinh dưỡng của mô não, dẫn đến tổn thương tế bào và có khả năng gây tử vong.

Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được xử lý ngay lập tức vì chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

2. Phân loại đột quỵ:

Có một số loại đột quỵ, được phân loại dựa trên nguyên nhân cơ bản của bệnh:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Loại đột quỵ này xảy ra khi cục máu đông hình thành trong động mạch – nơi cung cấp máu cho não, hoặc bất kỳ cục máu đông nào xuất hiện ở nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% tổng số ca đột quỵ.
  • Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): TIA là sự gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não. TIA thường kéo dài trong vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, chúng thường là dấu hiệu cảnh báo về cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ sắp xảy ra và cần được xem xét nghiêm túc.
  • Đột quỵ xuất huyết: Đây là loại đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ, gây chảy máu vào hoặc xung quanh mô não. Loại đột quỵ này có thể được chia thành hai loại phụ:
    • Xuất huyết nội sọ: Chảy máu xảy ra trong chính mô não do mạch máu bị vỡ.
    • Xuất huyết dưới nhện: Chảy máu xảy ra ở khoảng trống giữa não và các màng xung quanh (khoang dưới nhện).

3. Nguyên nhân gây đột quỵ:

Đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

  • Xơ vữa động mạch: Sự tích tụ mảng bám (chất béo tích tụ) trong động mạch, dẫn đến thu hẹp và tắc nghẽn đường dẫn máu lên não.
  • Các vấn đề ở tim chẳng hạn như rung tâm nhĩ, có thể khiến cục máu đông hình thành và di chuyển lên não.
  • Các tổn thương mạch máu nhỏ trong não, thường liên quan đến tình trạng như huyết áp cao và tiểu đường.

Đột quỵ xuất huyết thường xảy ra do:

  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp kéo dài có thể làm suy yếu thành mạch máu, khiến chúng dễ bị vỡ hơn.
  • Chứng phình động mạch: Những điểm yếu trên thành mạch máu có thể phồng lên và cuối cùng vỡ ra.
  • Dị dạng động tĩnh mạch (AVM): Các mạch máu rối bất thường dễ bị vỡ.

Các bệnh lý có nguy cơ gây đột quỵ bao gồm huyết áp cao, hút thuốc, béo phì, tiểu đường, cholesterol cao, rung tâm nhĩ, ít hoạt động thể chất và tiền sử gia đình bị đột quỵ…

Những ai có các bệnh lý kể trên dễ bị đột quỵ hơn so với những người khác, nên chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ này thông qua điều chỉnh lối sống và mua bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo để “phòng hờ” cho tương lai.

Bảo vệ bản thân và người thân trước nguy cơ đột quỵ với bảo hiểm ung thư và bệnh hiểm nghèo.

II. Các dấu hiệu và biến chứng của đột quỵ

1. Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ – Quy tắc FAST

Theo Bộ y tế, FAST là cụm từ viết tắt cho các dấu hiệu nhận biết sớm của đột quỵ, cũng như cách xử lí tình huống này:

  • F (Face – Mặt): Xệ hoặc cảm giác tê ở 1 bên mặt, gây méo miệng. Bạn có thể yêu cầu người đó mỉm cười để kiểm tra sự bất đối xứng.
  • A (Arms – Tay): Yếu hoặc tê bì cánh tay. Hãy yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên và xem liệu một tay có bị trượt xuống không.
  • S (Speech – Nói): Nói ngọng hoặc nói khó hiểu. Kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một câu đơn giản để đánh giá độ rõ ràng của lời nói.
  • T (Time – Thời gian): Nếu ai đó có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, ngay cả khi chúng có vẻ nhẹ hoặc thuyên giảm, hãy gọi dịch vụ cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. “Giờ vàng” cấp cứu là rất quan trọng trong việc điều trị đột quỵ và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.

Trong trường hợp đã có bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo, nếu đến cơ sở y tế và bệnh viện thuộc danh sách của bảo hiểm, bạn sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị.

2. Các dấu hiệu nhận biết khác

Ngoài những dấu hiệu cơ bản trên, bạn có thể kiểm tra các triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

  • Tê hoặc yếu đột ngột, đặc biệt là ở một bên cơ thể, thường ảnh hưởng đến mặt, cánh tay hoặc chân.
  • Đột ngột nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
  • Bỗng dưng khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đột nhiên đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
  • Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể kém.

3. Biến chứng của đột quỵ

Các biến chứng của đột quỵ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại đột quỵ, mức độ nghiêm trọng  và tốc độ bắt đầu điều trị, phổ biến như:

  • Tê liệt một phần hoặc toàn bộ một bên cơ thể (liệt nửa người) hoặc yếu cơ, cơ thể suy nhược.
  • Suy giảm nhận thức dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng lý luận, phán đoán và giải quyết vấn đề.
  • Chứng mất ngôn ngữ, khó nói hoặc khó hiểu ngôn ngữ có thể xảy ra sau đột quỵ.
  • Khả năng nuốt khó khăn, dẫn đến viêm phổi hoặc suy dinh dưỡng.
  • Trầm cảm, lo lắng và mất ổn định về cảm xúc (tâm trạng thay đổi nhanh chóng) là những hiện tượng thường gặp sau đột quỵ.
  • Đột quỵ có thể gây đau mãn tính, tê, ngứa ran hoặc thay đổi cảm giác ở những vùng bị ảnh hưởng trên cơ thể.
  • Nhiều người sống sót sau đột quỵ trải qua tình trạng mệt mỏi dai dẳng, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, cục máu đông, co giật và ngưng thở khi ngủ.

III. Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ

Bài kiểm tra thể chất:

Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra, bao gồm lắng nghe nhịp tim và kiểm tra huyết áp, khám thần kinh xem xét nguy cơ đột quỵ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn như thế nào.

Xét nghiệm máu:

Bạn có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra tốc độ đông máu và lượng đường trong máu cao hay thấp. Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để xem liệu bệnh nhân có bị nhiễm trùng máu hay không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT):

Chụp CT cho thấy chảy máu trong não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, khối u hoặc các tình trạng khác. Bạn có thể được tiêm thuốc vào máu để xem chi tiết hơn các mạch máu ở cổ và não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI):

MRI sử dụng sóng vô tuyến mạnh mẽ và từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết về não. Kiểm tra này có thể phát hiện mô não bị tổn thương do đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não. Đôi khi thuốc được tiêm vào mạch máu để xem các động mạch và tĩnh mạch cũng như làm nổi bật lưu lượng máu.

Siêu âm động mạch cảnh:

Trong loại kiểm tra này, sóng âm tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong động mạch cảnh ở cổ. Siêu âm động mạch cảnh cho thấy sự tích tụ chất béo gọi là mảng bám và lưu lượng máu trong động mạch cảnh.

Chụp động mạch não:

Xét nghiệm này ít phổ biến hơn nhưng cung cấp cái nhìn chi tiết về các động mạch ở não và cổ. Ống thông được đưa vào qua một vết mổ nhỏ, thường là ở háng. Ống được dẫn qua các động mạch chính và vào động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống ở cổ. Sau đó, thuốc được tiêm vào mạch máu để thấy được hình ảnh động mạch thông qua X-quang.

Siêu âm tim:

Giúp xác định nguồn gốc của cục máu đông trong tim có thể đã di chuyển lên não và gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường, các gói bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo có bao gồm các buổi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế có trang thiết bị tân tiến. Nhờ thế, bạn có thể kịp thời phát hiện nguy cơ đột quỵ.

IV. Cách sơ cứu và điều trị đột quỵ nghiêm trọng

1. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của người đó. Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh, hãy gọi ngay cấp cứu, trong lúc chờ đội hỗ trợ y tế, bạn có thể đặt bệnh nhân vào vị trí thoáng mát, kiểm tra hơi thở và mạch ở cổ tay.

Trường hợp bệnh nhân vẫn có ý thức:

  • Bạn gọi ngay số điện thoại cấp cứu để đảm bảo đúng “giờ vàng” cấp cứu.
  • Giúp bệnh nhân nghỉ ngơi và trấn an tinh thần.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái và dùng gối đỡ đầu và vai, nới lỏng quần áo chật.
  • Đảm bảo đường hô hấp thông thoáng và lau sạch mọi chất tiết ra khỏi miệng.
  • Không để người bệnh ăn uống gì.
  • Theo dõi nạn nhân cho đến khi trợ giúp y tế đến

2. Điều trị đột quỵ

Đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc làm tan cục máu đông sử dụng trong vòng 4 – 5 giờ từ khi có triệu chứng
  • Tiêm tĩnh mạch chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp (TPA) thường tiêm qua tĩnh mạch cách tay trong 3 giờ đầu tiên.
  • Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đôi khi điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ trực tiếp bên trong mạch máu bị tắc nghẽn bằng phương pháp nội mạch, thuốc được đưa thẳng vào não và loại bỏ cục máu đông bằng dụng cụ stent.

Đối với đột quỵ xuất huyết, điều trị khẩn cấp tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và giảm áp lực trong não do chất lỏng dư thừa gây ra. Ngoài sử dụng thuốc làm loãng máu thì các ca phẫu thuật sẽ diễn ra để loại bỏ máu và giảm áp lực lên não.

V. Cách phòng tránh đột quỵ cho đối tượng có nguy cơ cao

1. Thói quen sống giúp phòng tránh đột quỵ

Phòng tránh đột quỵ là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Đối với những người có nguy cơ cao, cần có phương pháp kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh như chế độ ăn khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh tiêu thụ quá nhiều muối và chất béo, tăng cường rau củ quả,…
  • Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, không hút thuốc lá, có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì cân nặng lành mạnh là rất cần thiết để phòng tránh đột quỵ.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm cách an tâm hơn với sức khỏe và giảm nỗi lo tài chính khi bị đau ốm các bệnh nặng như đột quỵ bằng cách mua bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo.

2. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo giúp giảm chi phí điều trị đột quỵ

Mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo sẽ giúp bạn giảm bớt chi phí điều trị và phục hồi sau đột quỵ vốn đắt đỏ. Bởi bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo thường bao gồm các khoản thanh toán hoặc trợ giúp cho việc điều trị đột quỵ và các dịch vụ y tế liên quan, bao gồm cả việc nhập viện, chăm sóc hậu phẫu và thăm khám tổng quát.

Các nhà bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo hàng đầu thị trường như Bảo Việt, PVI, Liberty,… đều là đối tác chiến lược của Saladin – Nền tảng phân phối bảo hiểm phi nhân thọ thế hệ mới. Đến với Saladin, bạn sẽ nhận được nhiều báo giá cùng lúc, và được tư vấn tận tâm và minh bạch để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất.

Tại Saladin, bạn được lựa chọn các loại bảo hiểm bệnh hiểm nghèo đa dạng quyền lợi như hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng, hay thăm khám định kỳ. Việc có bảo hiểm ung thư và bệnh hiểm nghèo sẽ giúp bạn tiếp cận các dịch vụ y tế ngay khi cần thiết, giúp tăng cơ hội phục hồi hoàn toàn và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tổng kết

Việc hiểu rõ về đột quỵ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Bên cạnh đó, kiểm tra y tế định kỳ và mua bảo hiểm bảo trợ bệnh hiểm nghèo cũng giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và giảm bớt chi phí trong trường hợp xấu nhất. Đó là những mẹo sống khỏe giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cho bản thân và gia đình.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan