Sản phẩm bảo hiểm vi mô nhúng – Mua bảo hiểm đúng “mục đích”, đúng “thời điểm” và đúng “túi tiền”
Bài viết trong chuyên mục “Ngòi bút chuyên gia“
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra không những làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo mà còn thay đổi mạnh mẽ hành vi tiêu dùng của khách hàng. Theo báo cáo “Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới” do Công ty bưu chính thương mại điện tử Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPD group công bố, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỉ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Tận dụng xu hướng đó, trong những năm gần đây, ngành bảo hiểm đã có những bước đi lớn trong việc ứng dụng công nghệ vào phương thức bán bảo hiểm và các dịch vụ sau bán như quản lý hợp đồng, bồi thường, khiếu nại… Minh chứng là sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm vi mô nhúng tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, đơn giản hóa quy trình bán hàng mang lại trải nghiệm hiện đại và hiệu quả cho khách hàng. Bằng cách này, công ty bảo hiểm có thể tiếp cận các nhóm khách hàng dễ dàng hơn. Sản phẩm bảo hiểm dần trở nên quen thuộc với đời sống thường ngày và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi người – nhu cầu được bảo vệ.
1. Bảo hiểm nhúng là gì?
Theo Simon Torrance, tác giả của New Growth Playbook, “bảo hiểm nhúng” là hình thức cung cấp bảo hiểm một cách cá nhân hóa với quyền lợi bảo hiểm phù hợp cùng giá cả phải chăng đúng nơi và đúng thời điểm mà người tiêu dùng cần nhất. Mục đích của bảo hiểm nhúng là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm toàn diện, giá trị gia tăng cao hơn trong cùng một giao dịch mua hàng. Từ đó xây dựng sự ưu thích thương hiệu và cuối cùng là tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
2. Bảo hiểm nhúng được cung cấp tới người tiêu dùng như thế nào?
Tại hành trình mua hàng của khách hàng, sản phẩm bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm/ công ty bảo hiểm công nghệ Insurtech khéo léo tích hợp, lồng ghép vào một trong các bước mua hàng. Việc tích hợp này thông thường không làm thay đổi hành trình mua hàng ban đầu của khách hàng. Khách hàng không cần thực hiện thêm nhiều thao tác nào và có thể mua được cùng lúc sản phẩm tiêu dùng và bảo hiểm.
Sản phẩm bảo hiểm nhúng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chính sau:
- Sản phẩm có phạm vi bảo hiểm phù hợp và liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ: khách hàng đặt phòng khách sạn qua các ứng dụng đặt phòng, sản phẩm bảo hiểm nhúng phải có phạm vi bảo hiểm liên quan tới việc hủy phòng hoặc thiệt hại tài sản có thể xảy ra trong thời gian khách hàng sử dụng phòng. Công ty bảo hiểm không thể bán một sản phẩm bảo hiểm vật chất ô tô trong trường hợp này.
- Sản phẩm phải có mức phí bảo hiểm phù hợp, chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giá của sản phẩm/ dịch vụ tiêu dùng. Ví dụ: khách hàng nạp thẻ điện thoại với mệnh quá 20,000 đồng qua các ứng dụng ví điện tử, sản phẩm bảo hiểm bán kèm như bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại nên có mức phí chỉ từ 1,000 đồng đến 2,000 đồng. Nếu mức phí bảo hiểm là 10.000 đồng, khách hàng sẽ cảm thấy không phù hợp khi sản phẩm bán kèm có mệnh giá tới 50% giá của dịch vụ/ hàng hóa tiêu dùng.
- Sản phẩm phải có hành trình mua đơn giản, tận dụng tối đa các thông tin đã thu thập được khi khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ tiêu dùng để phục vụ việc cấp đơn bảo hiểm. Ví dụ: khách hàng mua vé máy bay tại các nền tảng của đại lý du lịch đã cung cấp các thông tin như họ tên, ngày đi, ngày đến, điểm đi, điểm đến, email tại hành trình đặt vé. Theo đó, các sản phẩm bảo hiểm bán kèm như bảo hiểm du lịch, trễ chuyến, hủy chuyến sẽ tận dụng những thông tin này để cấp đơn bảo hiểm và có thể lược bỏ một số thông tin không cần thiết như địa chỉ của bên mua bảo hiểm/ người được bảo hiểm.
3. Các bên liên quan chính là ai?
4. Các loại hình bảo hiểm nhúng?
Bảo hiểm nhúng có thể chia làm 3 loại: Nhúng liên quan (Related embedding), Nhúng liên kết (Linked embedding) và Nhúng gói (Bundled embedding).
NHÚNG LIÊN QUAN | NHÚNG LIÊN KẾT | NHÚNG GÓI |
Nhúng liên quan là cung cấp bảo hiểm cho khách hàng tại bất kỳ không gian số nào của đối tác bán. Ở đây, bảo hiểm có thể nhận được một vị trí nơi có giá trị liên quan bắc cầu từ sản phẩm cốt lõi đến bảo hiểm. Tuy nhiên, nó không phụ thuộc vào giao dịch giữa đối tác và khách hàng. bắc cầu từ sản phẩm cốt lõi đến bảo hiểm. Tuy nhiên, nó không phụ thuộc vào giao dịch giữa đối tác và khách hàng. | Nhúng liên kết là việc biến điểm bán hàng của đối tác thành một kênh bán bảo hiểm. Điều này có nghĩa là khách hàng cuối tương tác với sản phẩm bảo hiểm như một phần bổ sung cho quy trình bán hàng của đối tác bán. Nhúng liên kết cắt giảm quá trình quyết định và giúp khách hàng đưa ra quyết định dễ dàng vì tất cả đều liên quan đến nhu cầu thực tế của họ. | Nhúng gói là bảo hiểm được bán kèm hoặc bao gồm trong sản phẩm hoặc dịch vụ của đối tác bán. Bảo hiểm nhúng đi kèm là một phần của nhiều dịch vụ mà khách hàng mua bằng một cú nhấp chuột. Do đó, điều quan trọng là sản phẩm bảo hiểm phải có liên quan và được coi là – theo quan điểm của khách hàng – không thể tách rời khỏi sản phẩm hoặc dịch vụ. |
Ví dụ: một đại lý xe hơi đưa ra lời khuyên trên một bài đăng trên blog về cách tìm chiếc xe tốt nhất. Bài đăng trên blog có một phần quảng cáo bảo hiểm xe đến khách hàng. Khi khách hàng quan tâm sẽ nhấp vào, tìm hiểu và mua sản phẩm. | Ví dụ: sau khi khách hàng nạp thẻ điện thoại thành công trên ứng dụng ví điện tử, khách hàng sẽ được giới thiệu để mua thêm bảo hiểm điện thoại. | Ví dụ: Hãng hàng không bán bảo hiểm du lịch tại hành trình đặt vé máy bay của khách hàng. Khách hàng thanh toán vé máy bay và phí bảo hiểm du lịch tại cùng một giao dịch thanh toán. |
5. Các sản phẩm bảo hiểm nhúng tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thật dễ dàng để có thể tìm thấy một số sản phẩm bảo hiểm nhúng điển hình như:
- Bảo hiểm trễ/hủy chuyến bay, bảo hiểm du lịch được bán kèm tại dịch vụ vé máy bay tại các nền tảng của Hãng hàng không hay các đại lý du lịch trực tuyến. Chắc hẳn khi đi du lịch, hành khách luôn có nỗi lo bị trễ/hủy chuyến hay gặp phải các rủi ro tai nạn, ốm đau tại một nơi xa lạ. Nắm bắt được nhu cầu đó, các Hãng hàng không và các đại lý du lịch trực tuyến đã triển khai bán kèm gói bảo hiểm phù hợp với mức phí chỉ từ 40.000 đ-60.000 đ/ chiều tại hành trình đặt vé của khách hàng.
- Bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại bán kèm với dịch vụ nạp thẻ/ bán điện thoại/ bán phụ kiện điện thoại trên các ví điện tử/ sàn thương mại điện tử. Theo thống kê, 50% người dùng làm vỡ màn hình điện thoại ít nhất 1 lần. Trong khi đó, màn hình là bộ phận có chi phí sửa chữa cao, tương đương 1/3 giá trị của điện thoại. Các rủi ro thường gặp như: trượt tay, trẻ nhỏ, chụp ảnh, đè phải, để nơi bấp bênh … Để khách hàng yên tâm sử dụng “dế yêu” của mình, các điện tử/ sàn thương mại điện tử đã hợp tác với các công ty bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại với phí cực thấp, chỉ từ 5.000đ-8.000đ/tháng. Qua đó, khách hàng có thể yên tâm với quyền lợi sửa chữa hoặc thay mới màn hình khi không may bị nứt vỡ.
- Bảo hiểm bảo vệ hóa đơn bán kèm với dịch vụ thanh toán hóa đơn điện/nước/mạng tại các ví điện tử. Chỉ với mức phí bảo hiểm 1.000đ/tháng, sản phẩm bảo hiểm cung cấp quyền lợi toàn diện tới khách hàng. Đặc biệt khi khách hàng gặp phải rủi ro tai nạn phải nằm viện, công ty bảo hiểm sẽ chi trả tới khách hàng một khoản hỗ trợ để khách hàng có thể chi trả tiền điện, tiền nước, tiền mạng internet phát sinh.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa bán kèm với dịch vụ giao hàng hóa trên các ứng dụng giao vận trực tuyến. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra trong quá trình vận chuyển như cháy hoặc nổ; phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ, đâm va vào phương tiện khác; động đất, bão lụt, gió lốc hoặc sét đánh; …Đây là sản phẩm vô cùng cần thiết với hoạt động giao hàng.
Bên cạnh các sản phẩm nêu trên, tại thị trường Việt Nam hiện nay còn nhiều các sản phẩm bảo hiểm nhúng khác. Tuy nhiên, một số sản phẩm bảo hiểm nhúng chưa thực sự gắn liền với dịch vụ/ hàng hóa tiêu dùng dẫn tới khách hàng chưa thực sự cảm thấy sự cần thiết của sản phẩm. Ngoài ra, tại một số nền tảng, các thông tin về sản phẩm bảo hiểm nhúng chưa được cung cấp đầy đủ và dễ dàng tới khách hàng dẫn tới khách hàng không nắm bắt được hết nội dung sản phẩm và phát sinh nhiều tranh chấp giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Theo đó, để mô hình bảo hiểm nhúng được phát triển một cách dài hạn tại thị trường Việt Nam, các công ty bảo hiểm cần tập trung cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thực sự phù hợp với khách hàng tại đúng nơi và thời điểm cùng với các thông tin về sản phẩm rõ ràng và minh bạch. Từ đó, khách hàng mới thực sự tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm được cung cấp tại mọi điểm chạm mua sắm hàng hóa/ dịch vụ tiêu dùng của khách hàng.
Mới đây, Saladin đã hợp tác cùng thương hiệu giao hàng Ahamove và Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt, cho ra đời tính năng “Khai giá hàng hoá” trên ứng dụng Ahamove. Với tính năng này, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm bảo hiểm nhúng – bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa và nhận đền bù trong trường hợp xảy ra hư hỏng, mất mát khi tài xế giao nhận hàng bằng những thao tác đơn giản và nhanh chóng.
Xem thêm thông tin về dịch vụ Khai giá hàng hoá cho đơn không ứng COD tại đây.
Chúng tôi hy vọng với những thông tin nêu trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về mô hình bảo hiểm nhúng từ đó có thêm kinh nghiệm tìm hiểu cũng như an tâm mua sắm hàng hóa/ dịch vụ và sản phẩm bảo hiểm trên các nền tảng trực tuyến.
Bên cạnh việc là một đại lý bảo hiểm công nghệ của các nhà cung cấp bảo hiểm uy tín hàng đầu Việt Nam, với các gói bảo hiểm đa dạng và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, Saladin còn là công ty cung cấp các giải pháp công nghệ cho các công ty bảo hiểm, cũng như tạo ra các sản phẩm bảo hiểm nhúng cá nhân hoá phù hợp và tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp.
LIÊN HỆ VỚI SALADIN
Jessi
Phó trưởng phòng Phát triển kinh doanh
Ban Bảo hiểm Trực tuyến - Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ