Bí kíp du lịch châu Âu: Kinh nghiệm mua bảo hiểm du lịch quốc tế xin visa Schengen

Saladin

Nếu định du lịch châu Âu, bạn sẽ cần biết về thủ tục xin Visa Schengen, một trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới khi cho phép du khách xuất nhập cảnh tại 26 quốc gia châu Âu. Tìm hiểu cùng Saladin các thủ tục cần thiết, cũng như yêu cầu mua bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch châu Âu khi xin visa Schengen nhé !

Visa Schengen – “Vé thông hành” cho 26 quốc gia thuộc châu Âu

1. Visa Schengen là gì? Đi du lịch được những nước nào?

Visa Schengen là visa dành cho các quốc gia thuộc khối hiệp ước chung Schengen. Có được visa Schengen trong tay, bạn có thể tự do di chuyển qua 26 quốc gia tại châu Âu, chiếm tới hơn phân nửa tổng số quốc gia ở châu lục này! (châu Âu có 44 nước). Cụ thể hơn, các nước có hiệp ước chung Schengen bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Đan Mạch, Slovenia, Latvia, Litva, Estonia, Malta, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần xin được visa tại 1 trong 26 quốc gia trong khối thì 25 nước còn lại cũng sẽ mở cửa chào đón bạn! Quả là một tấm thẻ tuyệt vời và “quyền lực” phải không nào? 

Visa Schengen hiện nay có 3 loại A, C và D. Loại A áp dụng cho du khách di chuyển giữa 2 quốc gia không thuộc khối Schengen và cần quá cảnh tại quốc gia trong khối Schengen. Loại D dành cho những người làm việc hay du học trong khối Schengen. Cuối cùng là loại C – cũng là loại mà chúng ta tập trung nói đến trong bài viết này – sẽ dành cho khách du lịch. 

Trong loại C còn chia ra làm 3 loại visa nữa là visa nhập cảnh 1 lần, visa nhập cảnh 2 lần và visa nhập cảnh nhiều lần

2. Thủ tục hồ sơ xin visa Schengen

Để xin được visa Schengen bạn sẽ cần phỏng vấn và cung cấp đầy đủ những giấy tờ theo quy định. Ngoài ra, Bảo hiểm du lịch quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với hồ sơ xin thị thực Schengen theo Quy định (EU) 2019/1155 của Nghị viện Châu Âu. Yêu cầu này nhằm đảm bảo sẽ có người chi trả cho chi phí nhập viện và vận chuyển về nước từ các quốc gia Schengen nếu chẳng may bạn gặp sự cố trong chuyến đi. Thông thường, bạn sẽ cần mua bảo hiểm du lịch quốc tế với mức quyền lợi tối thiểu 30.000 EUR hoặc 50.000 USD.

Dưới đây là những giấy tờ, hồ sơ bạn sẽ cần chuẩn bị:

Các văn bản không thể thiếu khi nộp hồ sơ
  • Tờ khai xin visa Schengen: điền đầy đủ, rõ ràng, ghi ngày và ký tên
  • 01 hình thẻ đáp ứng đủ các tiêu chí sau: ảnh chụp phần đầu của đương đơn, chụp từ phía trước mặt, chụp gần thời điểm nộp đơn, người trong hình giống người thực, khổ hình 3,5cm x 4,5cm, là hình màu trên nền trắng đồng màu (phông nền có màu không được chấp nhận), đầu để trần
  • Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất 03 tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Schengen, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu: Nộp bản chính và bản photocopy
  • Lệ phí hồ sơ: Trả bằng tiền mặt bằng VNĐ tương đương 60 Euros

*Lưu ý: Lệ phí hồ sơ không được hoàn lại trong trường hợp từ chối thị thực

Giấy tờ chứng minh mục đích của chuyến đi

Đi du lịch hay mục đích cá nhân:

  • Thư mời của một cá nhân trong trường hợp lưu trú tại nhà của cá nhân này
  • Giấy xác nhận đăng ký trong trường hợp tham gia du lịch theo nhóm (tour) hoặc một giấy tờ khác phù hợp có thông tin về chương trình du lịch dự kiến
  • Trong trường hợp quá cảnh, thị thực hoặc giấy phép nhập cảnh vào quốc gia nơi đổi máy bay. Vé máy bay tiếp theo cho chuyến đi

Đi công tác:

  • Giấy mời của một công ty hay một chính quyền để tham dụ các cuộc gặp mặt, hội nghị hay sự kiện thương mại, công nghiệp hay nghề nghiệp
  • HOẶC các bằng chứng về mối quan hệ thương mại hay nghề nghiệp: hợp đồng, hoá đơn,…
  • HOẶC thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị, các giấy tờ xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác

Đi học hay đi đào tạo:

  • Xác nhận ghi danh tại một cơ sở giáo dục
  • Thẻ sinh viên của một cơ sở giáo dục tại Pháp hay giấy tờ mô tả khoá học mà đương đơn sẽ theo học (trong trường hợp giấy ghi danh không có các thông tin này)

Đi với mục đích mang tính chất văn hoá, thể thao, chính trị hay tính chất khác:

  • Thư mời, giấy vào cửa, xác nhận đăng ký hay chương trình ghi rõ (nếu có thể) tên tổ chức mời, chịu trách nhiệm tiếp đơn và thời gian lưu trú hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác thể hiện rõ mục đích chuyến đi

Đi với mục đích y tế:

  • Văn bản chính thức của một cơ sở y tế xác nhận rằng Việt Nam hay tại các quốc gia lân cận (Thái Lan, Singapore) không có khả năng trị bệnh này
  • Giấy chấp thuận tiếp nhận điều trị của một cơ sở y tế tại Pháp, ghi rõ ngày và thời gian nằm viện và ước tính chi phí điều trị
  • Giấy xác nhận chịu tất cả chi phí của một tổ chức hoặc là chứng từ chứng minh các chi phí y tế đã được thanh toán
Giấy tờ chứng minh chỗ ở
  • Giấy xác nhận đặt phòng trong suốt thời gian lưu trú trong khối Schengen, có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú. Trình bản chính + bản sao
  • HOẶC trong trường hợp lưu trú tại nhà một cá nhân: bản chính giấy bảo lãnh (attestation d’accueil) do Toà thị chính nơi lưu trú cấp. Trình bản chính + bản sao
Chứng minh tài chính

Giấy tờ chứng minh đương đơn có đủ khả năng tài chính bảo đảm cho các chi phí của chuyến đi trong khu vực Schengen: sao kê tài khoản ngân hàng 03 tháng gần nhất, chứng nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm, phiếu lương 03 tháng gần nhất, xác nhận mức lương của người sử dụng lao động (bản chính + bản sao)

Các giấy tờ khác
  • Giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 lượt đi-về giữa Việt Nam và nước quý khách định đến, do một công ty du lịch cấp (bản chính và bản sao)
  • Lịch trình chuyến đi, ghi rõ ngày đến, ngày đi, số ngày lưu trú tại từng quốc gia và mục đích của chuyến đi
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng nghề nghiệp:
    – Nhân viên: giấy xác nhận việc làm có ghi họ tên, chức danh, ngày bắt đầu làm việc và mức lương của đương đơn, được in trên giấy có tiêu đề của công ty, có đề ngày, có chữ ký và con dấu của công ty (bản chính và bản sao)
    – Sinh viên: giấy xác nhận ghi danh có ghi ngày dự kiến kết thúc khoá học, giấy xác nhận có học bổng (nếu có) (bản chính và bản sao)
    – Người làm công việc tự do, chủ doanh nghiệp: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy báo thuế (bản chính và bản sao)
  • Thị thực của các quốc gia ngoài khối Schengen, nơi đương đơn sẽ đến ngày sau khi rời Pháp (bản chính và bản sao)
Bảo hiểm đi lại

Bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo đảm cho các chi phí nhập viện và vận chuyển về nước tại khu vực Schengen trong thời gian chuyến đi (bản chính và bản sao)

3. Nộp hồ sơ xin visa Schengen ở đâu?

Thông thường, bạn sẽ nộp hồ sơ visa Schengen tại cơ quan ngoại giao của nước mà bạn dự định sẽ đến và lưu trú lại lâu nhất trong khối Schengen. Trong trường hợp bạn sắp xếp lịch trình để lưu trú các nơi khác với thời gian lưu trú như nhau thì bạn sẽ phải nộp tại nước mà bạn dự định đặt chân tới đầu tiên trong hành trình.

Tuy nhiên, hiện nay Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán của một số nước lớn đã ủy thác cho các đơn vị thay họ tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể có thể kể đến công ty TLSContact là nơi thay mặt nhận, trả hồ sơ xin visa Pháp

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website đặt lịch hẹn visa Pháp: https://fr.tlscontact.com/vn/han/index.php
  • Văn phòng TPHCM: Phòng 8, Lầu 12A, Tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TPHCM. Website đặt lịch hẹn visa Pháp: https://fr.tlscontact.com/vn/sgn/index.php

Hay công ty VFSGlobal nhận và trả hồ sơ cho các nước khác trong khối Schengen.

  • Văn phòng HCM: Tầng 5, Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Hà Nội: Toà nhà Ocean Park, Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Website đặt lịch hẹn visa Schengen: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/nld/login

Theo như kinh nghiệm của nhiều người từng đi du lịch châu Âu thì Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là dễ cấp visa nhất bởi đây là những quốc gia phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là Pháp.

4. Thủ tục xin visa Schengen 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sẵn sàng tất cả lịch trình, sau đây sẽ là các bước để bạn thực sự sở hữu được một tấm thẻ visa Schengen. 

Bước 1: Đặt lịch hẹn (bắt buộc)

Lịch hẹn có thể được đặt qua online hoặc gọi điện thoại tại những đơn vị đã được ủy thác bởi Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán như TLSContact và VFSGlobal. Địa chỉ liên hệ cũng như là trang web chính thức của hai công ty này đã được Saladin đề cập ở trên.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ 

Chuẩn bị thiếu hồ sơ có thể khiến bạn mất điểm trong mắt những nhà kiểm duyệt và vì vậy mà khó được cấp visa hơn. Thế nên hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ nhất có thể những giấy tờ đã được yêu cầu nhé. Bạn cần lên sẵn lịch trình chi tiết trong hồ sơ đính kèm cho hành trình dự kiến tại châu Âu.

Bước 3: Nộp hồ sơ 

Bạn sẽ cần nộp hồ sơ vào đúng giờ hẹn. Nếu sai giờ hẹn hay không mang theo giấy hẹn đều sẽ bị từ chối nộp hồ sơ. Hãy nhớ mang theo đầy đủ tất cả những giấy tờ đã chuẩn bị từ trước, để cẩn thận hơn bạn nên mang theo hết cả bản chính theo để nhân viên tại đó đối chiếu. Sau khi hoàn thành họ sẽ trả lại cho bạn tất cả và chỉ giữ lại hộ chiếu (passport). Hộ chiếu cũng sẽ được trả lại khi bạn được cấp visa.

Ngoài ra, lưu ý rằng hình chụp trên visa sẽ chính là hình chụp trực tiếp và lấy dấu vân tay khi bạn nộp hồ sơ. Vì vậy bạn cần ăn mặc thật chỉnh tề. Áo sơ mi trắng, quần tây đen là trang phục được khuyến khích. Không chỉ là vấn đề chụp hình, trang phục nghiêm chỉnh còn là một điểm cộng giúp bạn dễ dàng thành công được cấp visa hơn.

Nếu hồ sơ được nhận, chi phí làm visa và dịch vụ là 60 EURO. Bạn có thể trả bằng tiền Việt được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm trả.

Bước 4: Đợi kết quả

Việc còn lại là chờ đợi kết quả. Nếu có nghi vấn hoặc cần thêm thông tin gì từ bạn, họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ hoặc sắp xếp một buổi phỏng vấn. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì họ sẽ gửi cho bạn một email hướng dẫn rất chi tiết.

Thông thường, thời gian để làm visa Schengen là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ của bạn cần phải xác minh thêm. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng. 

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

5. Mua bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch châu Âu để xin visa Schengen

Bạn có thể mua bảo hiểm du lịch quốc tế online tại nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin để hoàn tất thủ tục xin Visa Schengen. Saladin hiện nay có đầy đủ các loại bảo hiểm du lịch quốc tế với hơn 30 quyền lợi bảo vệ, bao gồm cả Covid-19. Bạn chỉ cần chọn thời gian đi, thời gian về và địa điểm đến, Saladin sẽ ngay lập tức cung cấp những gói bảo hiểm du lịch châu Âu phù hợp nhất với quyền lợi được ghi rõ ràng. Mọi thông tin và giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được thực hiện online và lưu trữ trong điện thoại/ email cá nhân. 

Nếu có phát sinh sự cố cần yêu cầu bồi thường, bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng kịp thời khi gọi hotline hoặc cập nhật yêu cầu bồi thường online tức thì qua Web/ App.

Saladin hợp tác với các Công ty Bảo hiểm hàng đầu tại thị trường Việt Nam, (bảo hiểm quốc tế du lịch Bảo Việt, bảo hiểm du lịch quốc tế Liberty, bảo hiểm du lịch quốc tế MSIG…) cung cấp những gói bảo hiểm du lịch quốc tế tối ưu, đồng hành cùng bạn để an tâm toàn diện trên mọi hành trình.

Mua bảo hiểm du lịch quốc tế, bảo hiểm du lịch châu Âu xin visa Schengen với Saladin - nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan