Kinh nghiệm lái xe an toàn: Khi nào nên bật đèn khẩn cấp cảnh báo nguy hiểm?

Saladin
·

Hiện nay, có nhiều người lái xe ô tô sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách, gây nhầm lẫn cho các phương tiện khác và có thể dẫn đến các tai nạn giao thông đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn về “Khi nào cần mở đèn cảnh báo nguy hiểm?”, hãy cùng Saladin tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe an toàn đối với việc sử dụng đèn khẩn cấp trong xe ô tô để tham gia giao thông an toàn và đúng luật!

I. Ý nghĩa của đèn khẩn cấp cảnh báo nguy hiểm

Đèn cảnh báo nguy hiểm, hay đèn khẩn cấp, là một thiết bị quan trọng trên xe ô tô, được thiết kế để thông báo về các tình huống nguy hiểm hoặc sự cố trên đường. Đèn này cần được kích hoạt khi xe phải dừng hoặc đỗ lại do sự cố. Chức năng của đèn là cảnh báo các phương tiện khác về mối nguy hiểm trên đường, từ đó khuyến khích họ chú ý và hành động để tránh va chạm.

Thông thường, đèn khẩn cấp được đặt ở vị trí dễ quan sát, có kích thước lớn để tài xế có thể dễ dàng sử dụng trong tình huống cấp bách.

II. Kinh nghiệm lái xe an toàn: Các trường hợp nên bật đèn khẩn cấp

1. Gặp sự cố hoặc trường hợp khẩn cấp

  • Khi tham gia giao thông, có thể xảy ra những tình huống đột ngột như lốp xe bị thủng, đèn báo lỗi động cơ sáng lên, hoặc bánh xe rung lắc, buộc phải dừng lại ở lề đường. Trong trường hợp này, người lái cần kích hoạt đèn báo hiệu nguy hiểm để thông báo cho các phương tiện khác biết về sự cố trên đường.
  • Trong trường hợp khẩn cấp như tai nạn, cần cứu hộ, mất phanh hoặc mất lái, việc sử dụng đèn báo hiệu nguy hiểm là cách để cảnh báo cho các phương tiện khác biết về nguy hiểm và nhường đường, đảm bảo an toàn.
  • Khi sử dụng xe không chuyên dụng để chở người đi cấp cứu, việc bật đèn báo hiệu nguy hiểm giúp nhận biết.
  • Trong trường hợp phải di chuyển chậm do sự cố, việc sử dụng đèn báo hiệu nguy hiểm giúp thông báo cho các phương tiện khác và giữ khoảng cách an toàn, tránh gây cản trở cho giao thông.
  • Khi phải kéo xe khác do sự cố, cả hai phương tiện nên bật đèn báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các phương tiện khác về sự cố và đảm bảo an toàn.

2. Gặp điều kiện giao thông bất lợi

  • Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa dông khi tầm nhìn giảm sút, việc kích hoạt đèn báo hiệu nguy hiểm giúp nhắc nhở các phương tiện phía sau duy trì khoảng cách an toàn. 
  • Khi di chuyển trên đoạn đường thiếu ánh sáng, việc kích hoạt đèn báo hiệu nguy hiểm giúp tăng cường tính nhận diện và tránh va chạm.
  • Trong trường hợp đỗ xe không đúng quy định, việc kích hoạt đèn báo hiệu nguy hiểm hoặc đặt biển báo nguy hiểm là cách để thông báo cho các phương tiện khác về tình trạng của xe.
  • Trên các tuyến đường, việc các phương tiện di chuyển theo đoàn là điều phổ biến. Để tăng cường sự nhận biết và tránh va chạm, việc sử dụng đèn báo hiệu nguy hiểm là điều cần thiết tuy nhiên cũng cần tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.
  • Khi lùi xe ở khu vực đông dân cư, việc bật đèn báo hiệu nguy hiểm giúp những phương tiện khác biết và tránh va chạm.
Cùng Saladin cập nhật các kinh nghiệm lái xe an toàn về đèn khẩn cấp báo nguy hiểm.

III. Không bật đèn khẩn cấp có bị phạt không?

Đèn cảnh báo nguy hiểm, hay còn gọi là đèn khẩn cấp, thường được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp khi đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đã xảy ra nhiều trường hợp người lái xe không có kinh nghiệm lái xe an toàn nên sử dụng đèn này một cách không đúng, dẫn đến sự hiểu lầm từ phía các phương tiện khác.

Mặc dù hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng đèn khẩn cấp trong luật giao thông, nhưng các nhà sản xuất khuyến cáo người lái nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, nếu việc sử dụng đèn này không đúng mục đích, và dẫn đến việc dừng đỗ xe tại những nơi có biển cấm, thì người lái sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điểm e, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, với mức phạt dao động từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt, việc sử dụng đèn khẩn cấp không đúng cách còn có nguy cơ gây ra các tai nạn giao thông, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người lái và các phương tiện và người tham gia giao thông khác. Do đó, việc mua bảo hiểm xe ô tô cũng là cần thiết để bảo vệ bản thân và xế yêu của bạn khỏi những rủi ro không mong muốn.

IV. Nên mua các loại bảo hiểm ô tô nào để phòng tránh nguy hiểm?

Tham gia giao thông ngày nay tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó việc trang bị các loại bảo hiểm ô tô là vô cùng cần thiết. Bảo hiểm ô tô tựa như một “lá chắn bảo vệ” toàn diện, giúp bạn an tâm lái xe và giảm thiểu tối đa gánh nặng tài chính khi tai nạn xảy ra.

1. Bảo hiểm TNDS bắt buộc:

Theo luật giao thông, bảo hiểm TNDS bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà bất kỳ chủ xe cơ giới nào cũng phải tham gia. Mục đích chính của bảo hiểm này là bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của bên thứ ba do tai nạn do xe gây ra. Đây là giấy tờ luôn phải mang theo khi lái xe để tránh bị phạt ngoài ý muốn.

2. Bảo hiểm tự nguyện:

Bên cạnh bảo hiểm TNDS bắt buộc, bạn nên cân nhắc tham gia các loại bảo hiểm ô tô tự nguyện khác để có được sự bảo vệ toàn diện hơn. Các loại bảo hiểm ô tô tự nguyện phổ biến bao gồm: 

  • Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe: Bồi thường tổn hại về tính mạng và sức khỏe cho lái xe, phụ xe và hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn. Sản phẩn này thường được bán kèm với Bảo hiểm TNDS bắt buộc.
  • Sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện: Mở rộng phạm vi bảo vệ so với TNDS bắt buộc, giúp bạn an tâm hơn khi tham gia giao thông.
  • Bảo hiểm vật chất ô tô: Bồi thường thiệt hại về thân vỏ, máy móc, thiết bị của xe do va chạm, tai nạn, thiên tai…
  • Gói Bảo hiểm ô tô hai chiều: Kết hợp cả TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất ô tô, mang lại sự bảo vệ tối ưu cho bạn và xế yêu.
  • Quyền lợi Bảo hiểm thủy kích: Bồi thường thiệt hại cho xe do ngập nước, đặc biệt hữu ích cho những khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt.

V. Mua các loại bảo hiểm ô tô ở đâu?

Nếu bạn đang muốn mua bảo hiểm ô tô trực tuyến, Saladin cung cấp đầy đủ từ bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô cho đến bảo hiểm vật chất ô tô chỉ trên một nền tảng duy nhất. Chỉ cần truy cập Web/App Saladin, thực hiện vài thao tác đơn giản là bạn đã sở hữu ngay các loại bảo hiểm ô tô với quyền lợi đa dạng, phù hợp với ngân sách.

Ngoài ra, Saladin còn kết nối với các công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu tại Việt Nam (bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm Liberty, bảo hiểm PVI …), giúp khách hàng an tâm lựa chọn gói bảo hiểm giá tốt một cách thuận tiện.

Tất cả thông tin và giấy chứng nhận các loại bảo hiểm ô tô đều được thực hiện và lưu trữ trực tuyến trong điện thoại hoặc email cá nhân của bạn, giảm nguy cơ bị mất hoặc hư hỏng.

Nếu cần trợ giúp, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm của Saladin luôn sẵn sàng hỗ trợ 1:1 qua hotline 24/7 và bạn cũng có thể cập nhật yêu cầu bồi thường ngay qua Web/App Saladin khi phát sinh sự cố.

Cẩm nang ô tô:

Luật giao thông 2024   Thủ tục quy định

Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   

Kết

Saladin hy vọng rằng bài viết này đã mang đến những kinh nghiệm lái xe an toàn hữu ích để trả lời câu hỏi “Khi nào nên bật đèn khẩn cấp cảnh báo nguy hiểm?” và các loại bảo hiểm ô tô cần thiết như bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô và bảo hiểm vật chất ô tô để bạn luôn lái xe an toàn cũng như nhẹ gánh lo âu và tận hưởng mọi chuyến đi.

Nếu cần thêm sự hỗ trợ, vui lòng liên hệ với hotline Saladin để được tư vấn thêm nhé!

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan