Kinh nghiệm lái xe an toàn đường đèo khi ô tô lên dốc, đổ đèo

Saladin

Những chuyến du lịch lên vùng núi như Tây Nguyên hay Tây Bắc luôn là các hành trình đầy thú vị, nhưng việc lái ô tô vượt qua đường đèo chứa đầy rủi ro có thể khiến nhiều người chùn bước. Cùng chuyên mục “Kinh nghiệm lái xe an toàn” của Saladin nắm rõ các kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn và cách mua bảo hiểm ô tô bắt buộc online dưới đây để vững tay lái và chinh phục chuyến đi mơ ước của bạn.

I. Kinh nghiệm lái xe an toàn đường đèo khi lên dốc

1. Với xe số tự động

Với xe số tự động, kinh nghiệm lái xe an toàn khi leo đèo là bạn cứ điều khiển như khi đi đường bình thường, chỉ cần giữ nguyên số D và để cho ECU tính toán, tự động chuyển số cho phù hợp dựa trên tốc độ và vị trí bướm ga.

Nếu bạn đã chuyển số về D3, L2 hoặc M- mà ô tô vẫn lao với tốc độ nhanh (trên 50 km/h), không đảm bảo an toàn thì phải tiếp tục hạ số, kéo cần về D2, L hoặc M- lần nữa. Khi nào tốc độ giữ ở mức 40 – 50 km/h và bạn không cần nhấp phanh liên tục thì khi đó, bạn đã chọn được đúng số phù hợp với độ dốc của đoạn đèo. Khi chọn được số đúng thì bạn không cần rà phanh liên tục mà chỉ cần đạp phanh khi cần thiết.

2. Với xe số sàn

Với xe số sàn, kinh nghiệm lái xe an toàn khi leo dốc đèo thì phải chuyển về số thấp như 3, 2 hoặc 1 để tăng lực kéo. Bạn cần điều chỉnh số linh hoạt tùy theo độ dốc của từng đoạn đèo. 

Ngoài ra, khi leo đèo bằng xe số sàn, bạn cần phối hợp nhuần nhuyễn côn – ga – số để tránh xe mất đà và không khiến động cơ ô tô bị quá tải. Bạn cũng cần canh vòng tua máy phù hợp, thường không dưới 2.000 vòng/phút vì khi đó máy xe bị yếu, và không quá 3.000 vòng/phút sẽ khiến động cơ phải làm việc vất vả.

II. Kinh nghiệm lái xe an toàn đường đèo lúc đổ đèo

1. Với xe số tự động

Với xe số tự động, khi xuống đèo sẽ có chút phức tạp hơn do xe ô tô sẽ có xu hướng lao rất nhanh theo quán tính, buộc bạn phải kiểm soát tốc độ. Nhưng nếu cố gắng kiểm soát tốc độ bằng cách rà phanh liên tục, khi đó hệ thống phanh sẽ phải chịu áp lực lớn, gây nóng phanh, cháy phanh, hoặc thậm chí là mất phanh.

Cách lái xe đường đèo tốt nhất để kiểm soát tốc độ khi xuống đèo là sử dụng phanh động cơ, bằng cách chuyển về chế độ số tay và chuyển về số thấp như D3, L2 hoặc M-. Việc này sẽ làm động cơ sẽ đóng vai trò giúp phanh hãm xe an toàn. 

2. Với xe số sàn

Với xe số sàn, khi xuống đèo cần áp dụng nguyên tắc “lên số nào thì xuống số đó”. Nếu cảm thấy tốc độ xe ô tô xuống dốc vẫn đang hơi nhanh thì bạn có thể hạ thấp hơn 1 số so với lúc đi lên. Nếu gặp đoạn dốc thoải hơn và khiến ô tô bị ghì chậm thì bạn có thể đạp côn cho ô tô thả trôi tự do một đoạn ngắn, sau đó mới nhả côn để động cơ tiếp tục hãm ô tô lại.

III. Kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn

1. Lái xe đường đèo không nên chạy sát vạch chia đường

Bạn luôn được học rằng khi tham gia giao thông phải đi đúng phần đường quy định. Tuy nhiên, với đường đèo hẹp, quanh co, một bên là vực sâu, một bên là vách núi thì bạn không nên chạy xe sát theo vạch chia đường, vì sẽ không có không gian để tránh nếu gặp các tình huống đối đầu nguy hiểm, đặc biệt là khi vào cua hay lúc trời mưa to, sương mù làm đường trơn trượt và tầm nhìn xa bị hạn chế. Khi đó, khả năng xảy ra va chạm với xe đi ngược chiều là rất cao.

Cách lái xe ô tô an toàn khi lái xe đường đèo là bạn hãy để lại khoảng trống so với vạch chia đường để có không gian xử lý các tình huống rủi ro bất ngờ.

2. Chịu nhường đường vẫn tốt hơn

Đường đèo thường rất hẹp và vừa đủ để 2 xe ở 2 làn đường tránh nhau, mặt khác lại có nhiều khúc cua khuất tầm nhìn rất nguy hiểm. Do đó, nếu gặp tình huống có xe đằng sau vượt ẩu hay xin vượt thì tốt nhất là nên ‘một điều nhịn, chín điều lành”, nhường đường để tránh va chạm hay mắc kẹt giữa lưng chừng đèo. Từ đó, bạn có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình một cách an toàn.

3. Chạy chậm và quan sát kĩ khi vào cua

Theo thống kê thì đa phần các vụ tai nạn lái xe đường đèo thường xảy ra ở các khúc cua. Nguyên nhân là do tài xế bất cẩn không quan sát, chạy quá tốc độ, do lấn đường, vượt ẩu,… khi vào cua.

Để tránh tai nạn, khi đến đoạn cua, tài xế cần giảm tốc, cẩn trọng quan sát xung quanh, quan sát gương cầu lồi và bóp còi báo hiệu cho các xe khác, cua tròn, không lấn sang làn ngược chiều và cũng không nên bám sát vạch kẻ tim đường. 

4. Không tự ý dừng đỗ giữa đường đèo

Đường đèo rất hẹp và không có chỗ cho xe đậu. Nếu bạn tự ý đậu xe trái phép giữa đường, dù đã đậu gọn vào lề nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho chính mình và tai nạn cho xe khác. Vì vậy, theo kinh nghiệm lái xe an toàn các tài chia sẻ khi lái xe đường đèo, bạn chỉ dừng, đỗ trong các tình huống khẩn cấp và bắt buộc phải bật đèn hay còi cảnh báo, hoặc cố gắng chạy đến trạm dừng đỗ đúng quy định.

III. Lái xe đường đèo muốn an toàn cần mua bảo hiểm tai nạn ô tô và thông báo ngay khi có sự cố

Nếu có một bí kíp lái xe đường đèo tốt nhất mà bạn cần nghe theo thì đó chính là bạn luôn cần đảm bảo phương án giảm thiệt hại nếu chẳng may có tai nạn xảy ra. Cách tốt nhất là luôn tự trang bị các loại bảo hiểm ô tô cần thiết để được bồi thường cho các tổn thất do tai nạn khi lái xe đường đèo.

Một số loại bảo hiểm ô tô tối cần thiết bạn có thể tự trang bị khi mua bảo hiểm ô tô online tại Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ kết nối với các công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô: Đây là loại bảo hiểm bắt buộc mà CSGT sẽ phạt nếu bạn không xuất trình được. Loại bảo hiểm này sẽ giúp bạn bồi thường cho bên thứ ba nếu có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản do lỗi của xe bạn gây ra.
  • Bảo hiểm tai nạn ô tô: Đây là loại bảo hiểm tự nguyện, mở rộng quyền lợi so với bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô. Bảo hiểm tai nạn ô tô sẽ bồi thường cho những thiệt hại liên quan đến con người trong quá trình lái xe đường đèo

Cẩm nang ô tô: Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!

Tổng kết

Tự trang bị những kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn kể trên và bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô, bảo hiểm tai nạn ô tô cần thiết, giờ đây chinh phục các cung đường đèo để đến các điểm du lịch trong mơ không còn là thử thách quá khó nhằn.

Với kinh nghiệm xử lý yêu cầu bồi thường và lợi thế đối tác chiến lược làm việc trực tiếp với các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, bạn có thể an tâm mua bảo hiểm ô tô online dễ dàng, tiện lợi qua Saladin, được hỗ trợ 24/7 và yêu cầu bồi thường trực tuyến nhanh chóng.

Cập nhật luật giao thông để tham gia giao thông an toàn.

I. 5 chính sách mới trong luật giao thông 2024 có hiệu lực từ tháng 02/2024

1. Luật giao thông 2024 áp dụng mức thu phí sử dụng đường bộ theo quy định mới

Từ ngày 01/02/2024, mức thu phí sử dụng đường bộ sẽ áp dụng theo quy định mới tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP như sau:

  • Xe chở dưới 10 hành khách và đăng ký tên cá nhân hoặc hộ kinh doanh là 130.000 đồng/tháng.
  • Xe chở dưới 10 hành khách (trừ trường hợp đã nêu trên); còn xe tải, xe ô tô chuyên dùng dưới 4.000 kg, xe chở hàng, các loại xe buýt công cộng, xe chở người 4 bánh có động cơ là 180.000 đồng/tháng.
  • Đối với xe tải, xe chuyên dùng, chi phí là từ 19.000 đến 27.000 kg; còn xe đầu kéo từ 19.000 đến 27.000 kg là 720.000 đồng/tháng.
  • Xe tải, xe chuyên dùng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo từ 27.000 đến 40.000 kg là 1,040,000 triệu đồng/tháng.
  • Đối với xe đầu kéo từ 40.000 kg trở lên, phí là 1,430,000 triệu đồng/tháng.

Mức thu phí sẽ giảm dần theo thời gian, từ năm thứ 2 giảm còn 92%, từ năm thứ 3 giảm còn 85%.

2. Luật giao thông 2024 thay đổi quy định về xe quá tải trọng

Thay đổi các quy định về xe quá tải trọng và xe quá khổ giới hạn đã được thực hiện thông qua Thông tư 35/2023/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.

Theo thông tin trong Thông tư, xe được xem là quá tải trọng trên đường bộ khi: 

  • Tổng trọng lượng/Tải trọng trục của xe vượt quá chỉ số ghi trên biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc “Loại xe hạn chế qua cầu” tại các địa điểm có một trong hai biển báo hiệu này.
  • Tổng trọng lượng/Tải trọng trục của xe vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng/tải trọng trục của xe tại những địa điểm không có cả hai loại biển báo hiệu “hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc “Loại xe hạn chế qua cầu”.

3. Một số trường hợp thay đổi xe cơ giới vẫn được đăng kiểm

Theo Thông tư mới, việc thay đổi xe cơ giới mà không liên quan đến tính an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng sẽ được kiểm định để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

Cụ thể, các thay đổi như thay đổi nội thất và tính tiện nghi không liên quan đến an toàn sẽ không được coi là cải tạo và vẫn được đăng kiểm. 

4. Không được xếp hàng hóa che khuất đèn, biển số đăng ký phương tiện giao thông đường bộ

Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 đưa ra các quy định về việc xếp hàng trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:

  • Khối lượng hàng được phép chở không vượt quá sức tải của phương tiện và trọng lượng trên mỗi trục theo quy định, đồng thời phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
  • Hàng hóa phải được xếp đặt đồng đều và gọn gàng.
  • Không che khuất đèn, biển số đăng ký và các cảnh báo an toàn trên phương tiện.
  • Không xếp lệch và hàng phải được chằng buộc chắc chắn, chèn, lót để đảm bảo không xô lệch theo các hướng.
  • Đảm bảo rơi vãi gây nguy hiểm cho người và phương tiện khác trên đường.
  • Không làm mất tầm nhìn của lái xe.
  • Không gây mất thăng bằng hoặc khó khăn cho lái xe khi điều khiển.

Quy định về xếp hàng bao gồm:

  • Các kiện hàng nặng hơn phải xếp ở phía dưới.
  • Các kiện hàng cùng kích thước được sắp xếp cùng nhau.
  • Xếp các kiện hàng nghiêng hoặc lệch vào giữa để hạn chế xô lệch trong quá trình vận chuyển.
  • Nếu có khoảng trống sau khi xếp hàng, phải sử dụng thiết bị chèn, lót để cố định hàng hóa.

5. Luật giao thông 2024 cho phép xác thực sinh trắc học khi đi máy bay

Cho phép xác thực sinh trắc học khi đi máy bay được ban hành trong Thông tư 42/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, áp dụng từ ngày 15/02/2024.

Theo quy định mới, các hãng hàng không có thể sử dụng thông dữ liệu sinh trắc học như xác thực khuôn mặt để xác thực thông tin hành khách tương đương với giấy tờ tùy thân. Một số cảng hàng không dự kiến sẽ triển khai phương thức này trong năm 2024.

II. Mức phí bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô mới nhất là bao nhiêu?

Đây là mức phí bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô dành cho thời hạn bảo hiểm 1 năm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

LOẠI XEPHÍ BẢO HIỂM TNDS Ô TÔ BẮT BUỘC (ĐỒNG)
Xe ô tô không kinh doanh vận tải 
Loại xe dưới 6 chỗ 437.000 
Xe từ 6 đến 11 chỗ 794.000 
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ 1.270.000 
Loại xe trên 24 chỗ1.825.000
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)437.000
Xe ô tô kinh doanh vận tải
Dưới 6 chỗ theo đăng ký756.000
6 chỗ theo đăng ký929.000
7 chỗ theo đăng ký1.080.000 
8 chỗ theo đăng ký1.253.000
9 chỗ theo đăng ký1.404.000
10 chỗ theo đăng ký1.512.000
11 chỗ theo đăng ký1.656.000
12 chỗ theo đăng ký1.822.000
13 chỗ theo đăng ký2.049.000
14 chỗ theo đăng ký2.221.000
15 chỗ theo đăng ký2.394.000
16 chỗ theo đăng ký3.054.000
17 chỗ theo đăng ký2.718.000
18 chỗ theo đăng ký2.869.000
19 chỗ theo đăng ký
3.041.000 
20 chỗ theo đăng ký3.191.000
21 chỗ theo đăng ký3.364.000
22 chỗ theo đăng ký3.515.000
23 chỗ theo đăng ký3.688.000
24 chỗ theo đăng ký4.632.000
25 chỗ theo đăng ký4.813.000
Trên 25 chỗ[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ – 25 chỗ)]
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)933.000
Xe ô tô chở hàng (xe tải)
Dưới 3 tấn853.000
Từ 3 đến 8 tấn1.660.000
Trên 8 đến 15 tấn2.746.000
Trên 15 tấn3.200.000
Biểu phí trong các trường hợp khác
Xe tập lái120% của phí xe cùng chủng loại 
Xe Taxi170% của phí xe cùng chủng loại 
Ô tô chuyên dùngPhí xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe pickup.
Mức phí xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi.
Phí bảo hiểm của các loại xe chuyên dùng khác được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải
Đầu kéo rơ-moócTính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn
Xe buýtTính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi

III. Các loại bảo hiểm ô tô cần thiết khác

Ngoài bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô (bồi thường cho bên thứ 3 trong một vụ tai nạn), bạn có thể tham gia các loại bảo hiểm ô tô tự nguyện để được công ty bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất về phương tiện, tính mạng thân thể của bạn và của hành khách ngồi trên xe.

Bảo vệ “xế yêu” toàn diện với các loại bảo hiểm ô tô.

Các loại bảo hiểm ô tô tự nguyện cần thiết bạn có thể tham gia:

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện

Là một dạng mở rộng của bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô. Mức độ bảo hiểm được tăng thêm và các chi phí chênh lệch sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán dựa trên mức độ phạm lỗi của chủ xe và số tiền họ chi trả để tham gia bảo hiểm.

2. Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe

Là một phần quan trọng của bảo hiểm ô tô, đặc biệt là đối với lái xe, phụ xe và hành khách ngồi trên xe. Trong mọi tình huống tai nạn, bảo hiểm này đảm bảo các tổn thất về tính mạng và thân thể sẽ được giải quyết một cách kịp thời và đầy đủ.

Bạn có thể mua bảo hiểm này như một quyền lợi bổ sung khi mua bảo hiểm TNDS tại Saladin.

3. Bảo hiểm thân vỏ ô tô

Còn được biết đến là bảo hiểm vật chất ô tô, chịu trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất về thân vỏ, máy móc và các thiết bị của xe ô tô sau một tai nạn.

Những thiệt hại như móp méo, biến dạng, trầy xước hay cháy nổ có thể gây ra chi phí sửa chữa đáng kể, vì vậy đây là bảo hiểm vô cùng hữu ích cho mọi bác tài, đặc biệt là các bác tài mới.

4. Bảo hiểm ô tô hai chiều

Cung cấp bảo vệ toàn diện cho xe ô tô bằng cách kết hợp cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm thân vỏ ô tô. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ được bảo vệ cho hầu hết các tai nạn xảy ra.

5. Bảo hiểm thủy kích

Bảo vệ tài chính của chủ xe ô tô trong sự cố nước tràn vào động cơ xe. Trong những tình huống như trong mùa mưa lũ, xe bị ngập dẫn đến hư hỏng động cơ thì bảo hiểm thủy kích sẽ giúp chi trả chi phí sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng do nước gây ra.

Bạn có thể mua bảo hiểm thủy kích như một quyền lợi bổ sung khi mua Bảo hiểm Vật chất Ô tô từ Saladin, giúp bạn tiết kiệm chi phí và được bảo vệ toàn diện hơn.

IV. Mua bảo hiểm ô tô ở đâu tốt?

Saladin là một trong những đại diện nổi bật của lĩnh vực “InsurTech” tại Việt Nam, mang đến cho khách hàng các loại bảo hiểm công nghệ toàn diện với các quyền lợi đa dạng và giá cả tốt nhất.

Việc mua bảo hiểm ô tô, từ bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô đến bảo hiểm vật chất ô tô, trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết với Saladin khi bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản là đã có thể sở hữu được gói bảo hiểm ưng ý, đa dạng quyền lợi và phù hợp với nhu cầu.

Ngoài ra, khi mua các loại bảo hiểm ô tô trực tuyến trên Saladin, bạn có thể:  

  • Nhận chứng nhận bảo hiểm ô tô điện tử một cách tiện lợi, có thể lưu trữ ngay trên điện thoại hoặc email. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi mua bảo hiểm online trên Saladin bởi bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, BSH, VNI, PVI, Liberty…
  • Được hỗ trợ 1-1 từ Saladin trong mọi giai đoạn quy trình, bao gồm tư vấn, lựa chọn và mua bảo hiểm, thanh toán, cấp chứng nhận và bồi thường.
  • Hệ thống gara liên kết trên toàn quốc, giúp bạn có thể sửa chữa và bảo dưỡng xe một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
  • Hotline hoạt động 24/7, hỗ trợ miễn phí ngay khi cần và tiếp nhận yêu cầu bồi thường tức thì qua Web/App Saladin.

Kết

Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin về luật giao thông 2024 mới nhất và các loại bảo hiểm ô tô cần thiết cho bạn. Nếu bạn đang cần mua các loại bảo hiểm ô tô giá tốt, hãy liên hệ ngay với Saladin thông qua hotline. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn chọn lựa gói bảo hiểm phù hợp nhất để mọi hành trình đều thuận lợi và an toàn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn thêm về bảo hiểm.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan