Hỏi đáp sức khỏe: Cách sơ cứu trẻ em bị bỏng tại nhà?
Với tính cách hiếu động và tò mò, trẻ trong quá trình chơi đùa có thể vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như lửa, nước nóng,… dẫn đến nhiều mức độ bỏng khác nhau. Khi gặp phải những tình huống này, việc sơ cứu kịp thời cho trẻ là vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để sơ cứu và phòng tránh bỏng cho trẻ tại nhà một cách hiệu quả? Hãy cùng Saladin tìm hiểu qua bài viết hỏi đáp sức khỏe này nhé!

I. Nguyên nhân gây bỏng & các cấp độ bỏng ở trẻ em
1. Nguyên nhân gây bỏng:
Bỏng ở trẻ em có thể được phân thành sáu loại chính: bỏng nhiệt, bỏng lạnh, bỏng bức xạ, bỏng hóa chất, bỏng điện và bỏng do ma sát. Trong đó, bỏng nhiệt, bỏng điện và bỏng hóa chất là những loại phổ biến nhất.
- Tổn thương bỏng nhiệt: Xảy ra khi da và các mô tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, gây bỏng hoặc cháy. Nguyên nhân thường gặp bao gồm tiếp xúc với kim loại nóng, chất lỏng sôi, hơi nước hoặc lửa.
- Bỏng lạnh: Xảy ra do tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh, gây tổn thương cho da.
- Tổn thương bỏng bức xạ: Do tiếp xúc lâu dài với các nguồn bức xạ như tia cực tím, tia X hoặc các loại bức xạ khác.
- Bỏng hóa chất: Xảy ra khi da tiếp xúc với axit, kiềm, chất tẩy rửa mạnh hoặc các dung môi hóa học khác.
- Bị bỏng do điện: Gây ra bởi dòng điện chạy qua cơ thể, thường làm tổn thương sâu từ trong ra ngoài.
- Bỏng do ma sát: Xảy ra khi da bị cọ xát mạnh với bề mặt thô, gây tổn thương và bỏng.
2. Các cấp độ bỏng:
Dựa vào mức độ nghiêm trọng và độ sâu của vết bỏng trên da, bỏng ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ:
Bỏng độ 1:
Vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì hoặc lớp ngoài cùng của da, có màu đỏ, đau, khô và không xuất hiện mụn nước. Cháy nắng nhẹ là một ví dụ của bỏng độ 1. Những tổn thương này hiếm khi kéo dài và thường chỉ làm thay đổi màu da. Quá trình lành thường kéo dài 3 – 6 ngày, và lớp da bị bỏng có thể bong ra sau 1 – 2 ngày.
Bỏng độ 2:
Vết bỏng tác động đến cả lớp biểu bì và một phần hạ bì của da, gây ra màu đỏ, phồng rộp, sưng tấy và đau. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, mụn nước có thể vỡ ra, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khu vực bị bỏng thường trở nên ẩm ướt, có màu hồng sáng hoặc đỏ anh đào. Quá trình hồi phục có thể kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn.
Bỏng độ 3:
Lớp biểu bì và hạ bì của da bị phá hủy hoàn toàn. Vết bỏng có thể khô, màu trắng như sáp, sần sùi, nâu hoặc cháy đen. Do tế bào thần kinh bị tổn thương, vùng bỏng ban đầu có thể tê và sau đó ít đau hoặc không đau. Quá trình hồi phục thường kéo dài hơn 21 ngày và có thể để lại sẹo.
Bỏng độ 4:
Vùng bị bỏng có màu trắng như sáp, xám hoặc đen than, với tổn thương có thể sâu đến xương, cơ và gân bên dưới. Nạn nhân có thể cần phẫu thuật cấy ghép da và nhiều biện pháp điều trị khác. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
II. Cách sơ cứu trẻ em bị bỏng tại nhà
Sơ cứu cho trẻ bị bỏng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bước đầu tiên là cách ly trẻ khỏi nguồn gây bỏng.
Nếu trẻ bị bỏng ở miệng hoặc cổ họng, đây là tình huống nguy hiểm vì có thể gây sưng phế quản dẫn đến ngạt thở. Lúc này, cần nới lỏng quần áo quanh cổ và gọi hỗ trợ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo Bộ Y tế, cách sơ cứu sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bỏng, cụ thể là:
1. Bỏng do nhiệt:
Ngay sau khi trẻ bị bỏng, để vết bỏng dưới vòi nước mát chảy nhẹ trong khoảng 15 – 20 phút giúp làm mát, giảm đau, và ngăn da bị rộp. Nước mát, sạch giúp giảm nhiệt, giảm phù nề và viêm nhiễm, đồng thời giảm độ sâu của vết bỏng.
Quần áo và đồ trang sức của trẻ cần được loại bỏ nhẹ nhàng, tránh để dính vào vết bỏng. Với vết bỏng nhẹ, có thể bôi thuốc mỡ đặc trị để làm dịu và thúc đẩy quá trình lành da.
Nếu quần áo của trẻ bị bắt lửa, không nên hoảng loạn vì sẽ làm lửa cháy lớn hơn.
Trẻ cần được trấn an, giữ yên, và đặt nằm xuống sàn với phần bị bỏng ở phía trên. Dùng một tấm mền thô hoặc áo dày bọc trẻ lại để dập lửa. Lăn trẻ trên sàn nhà cho đến khi lửa tắt hẳn rồi dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa lên người trẻ.
2. Bỏng do điện:
Đầu tiên, cắt nguồn điện, dùng vật cách điện như cây gỗ khô gạt bỏ dây điện, kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bất tỉnh, cần khai thông đường thở và thực hiện hô hấp nhân tạo theo độ tuổi. Để vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát chảy ít nhất 10 phút để làm mát, sau đó dùng vải sạch đắp lên vết thương.
Sử dụng nước mát xối nhẹ vào phần bị bỏng ngay lập tức để làm dịu và ngăn ngừa vết bỏng sâu thêm. Nếu không có nước sạch, có thể dùng nước từ sông, ao, ruộng,… để làm mát vết thương. Ưu tiên hàng đầu là hạn chế độ sâu của vết bỏng, sau đó mới xem xét các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng.
3. Bỏng do hóa chất:
Khi sơ cứu, cần tránh để hóa chất dính vào người, đeo găng tay cao su và dội nước để rửa sạch hóa chất. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên mang theo mẫu hóa chất gây bỏng để giúp xác định tác nhân và có hướng xử trí phù hợp.
Cần giữ ấm cho trẻ và chỉ dùng nước mát để chườm vết bỏng. Không dùng đá, nước lạnh, nước đá hay tự ý bôi các loại kem dưỡng da, thực phẩm như lòng trắng trứng, bơ, kem đánh răng, khoai tây, nước mắm,… vào vết bỏng vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Ngoài ra cũng không nên chọc vỡ bóng nước vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu bỏng nhẹ, không phồng rộp hoặc vỡ, và tinh thần trẻ ổn định, ba mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu vết bỏng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ. Trong thời gian chờ đợi, che vết bỏng bằng băng lỏng, không dính hoặc màng nhựa (không dán quá một giờ) cho đến khi bác sĩ xử lý và thay băng mới.
Nếu ba mẹ đã mua bảo hiểm cho bé, bạn sẽ được tiếp cận với các cơ sở y tế hoặc bệnh viện tốt nhất trong khu vực để kịp thời xử lý vết bỏng, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì thế, một mẹo khi mua bảo hiểm cho bé là hãy tra cứu kỹ danh sách các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có liên kết với bảo hiểm sức khỏe cho bé để có thể đưa trẻ đến đó kịp thời.
III. Hỏi đáp sức khỏe: Cách phòng tránh trẻ em bị bỏng tại nhà
Tai nạn bỏng là nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình, đặc biệt là khi trẻ nhỏ hiếu động và tò mò. Hầu hết các vụ bỏng xảy ra ngay tại nhà, tập trung ở khu vực bếp và phòng tắm. Do đó, việc trang bị kiến thức và chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ con trẻ:
1. Nâng cao nhận thức cho trẻ:
- Giải thích và cảnh báo cho trẻ hiểu về nguy hiểm tiềm ẩn của các vật dụng có thể gây bỏng như bếp, bàn là, nước nóng, phích nước sôi,…
- Dạy trẻ cách sử dụng các vật dụng này một cách an toàn và cẩn thận.
2. Luôn giám sát và hướng dẫn:
- Không bao giờ để trẻ một mình trong khu vực bếp, phòng tắm hoặc nơi có nguy cơ cao xảy ra bỏng.
- Luôn để mắt đến trẻ khi trẻ sử dụng các vật dụng có thể gây bỏng.
3. Sắp xếp nhà cửa an toàn:
- Giữ các vật dụng dễ gây bỏng như bếp, bàn là, phích nước sôi,… ở vị trí cao, ngoài tầm với của trẻ.
- Sử dụng các thiết bị bảo vệ như nắp đậy bếp, khóa an toàn cho tủ bếp, ổ cắm điện,…
- Cài đặt nhiệt độ nước nóng phù hợp cho trẻ tắm, không quá 50 độ C.
4. Cẩn thận khi nấu nướng:
- Quay cán nồi, chảo vào phía trong khi nấu ăn.
- Tránh cho trẻ đụng vào bếp hoặc thức ăn nóng.
- Không để trẻ chơi diêm, bật lửa hoặc các vật dụng dễ cháy nổ.
5. Đảm bảo an toàn điện:
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện, thay thế khi hư hỏng.
- Sử dụng ổ cắm điện có nắp đậy an toàn.
- Dạy trẻ không nghịch ngợm với dây điện.
6. Trang bị kiến thức sơ cứu:
- Nắm rõ các bước sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng.
- Chuẩn bị sẵn dụng cụ y tế cần thiết trong nhà.
- Liên hệ y tế ngay nếu trẻ bị bỏng nặng.

IV. Hỏi đáp sức khỏe: Quyền lợi bảo hiểm sức khỏe cho bé trong trường hợp trẻ bị bỏng?
1. Quyền lợi bảo hiểm sức khỏe trong trường hợp bé bị bỏng
Bỏng là tai nạn phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi. Hậu quả của bỏng không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất (mất chi, biến dạng, sẹo, nhiễm trùng…) mà còn để lại tổn thương tinh thần lâu dài cho trẻ. Nặng nề hơn, những ca bỏng nặng có thể dẫn đến tử vong, gây ra nỗi đau không gì bù đắp được cho gia đình.
Hơn cả những tổn thương về thể chất và tinh thần cho trẻ, tai nạn bỏng còn tạo gánh nặng tài chính to lớn cho gia đình. Chi phí điều trị bỏng, đặc biệt là bỏng nặng, thường rất cao, có thể vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình.
Hiểu được những khó khăn mà gia đình nạn nhân bỏng phải đối mặt, bảo hiểm sức khỏe cho bé đóng vai trò quan trọng như một “lá chắn bảo vệ” cho trẻ em. Khi mua bảo hiểm cho bé trên 1 tuổi, phần lớn đều có quyền lợi bảo hiểm sức khỏe cho bé là hỗ trợ chi trả chi phí điều trị và chăm sóc trẻ bị bỏng theo quy định riêng của từng gói.
Quyền lợi bảo hiểm sức khỏe cho bé cụ thể như sau:
- Đảm bảo bé được điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên nghiệp tại các cơ sở y tế uy tín.
- Hỗ trợ giảm thiểu tối đa chi phí điều trị, kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.
- Thủ tục mua bảo hiểm đơn giản, nhanh chóng.
- Cha mẹ được hỗ trợ chi phí lớn nếu bé không may gặp thương tích nghiêm trọng trong thời gian tham gia bảo hiểm.
2. Mua bảo hiểm phòng trường hợp bé bị bỏng
Bạn đang tìm mua bảo hiểm cho bé yêu? Saladin mang đến giải pháp toàn diện cùng đa dạng tiện nghi như:
- Dễ dàng mua bảo hiểm trực tuyến: Tham khảo và mua các gói bảo hiểm sức khỏe cho bé toàn diện ngay trên Website/App của Saladin, chỉ với vài thao tác đơn giản.
- Hợp tác với các công ty bảo hiểm hàng đầu: Saladin hợp tác với các thương hiệu uy tín như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Liberty…, mang đến cho bạn sự an tâm tuyệt đối.
- Bảo vệ bé từ giai đoạn sơ sinh: Bé có thể tham gia bảo hiểm từ vài tuần tuổi khi mua kèm hợp đồng chính, hoặc từ 6 tuổi khi đứng tên hợp đồng riêng.
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Mọi thủ tục và giấy tờ đều được xử lý trực tuyến, lưu trữ an toàn trên điện thoại hoặc email.
- Hỗ trợ 24/7: Hotline hỗ trợ 24?7 hoặc yêu cầu bồi thường tức thì qua Website/App khi cần thiết.
- Ngoài bảo hiểm sức khỏe cho bé, Saladin còn cung cấp các gói bảo hiểm đa dạng khác như bảo hiểm sức khỏe gia đình, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm du lịch quốc tế… đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Cẩm nang sức khỏe
Mẹo sống khỏe Hỏi đáp sức khỏe Tư vấn bảo hiểm
Khám chữa bệnh Nha khoa Sức khỏe cho bé Sức khỏe đàn ông Sức khỏe gia đình Sức khỏe mẹ bầu Sức khỏe phụ nữ Ung thư và bệnh hiểm nghèo
Kết
Hy vọng những thông tin trên trong chuyên mục dài kỳ “Hỏi đáp sức khỏe” đã có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách sơ cứu trẻ khi bị bỏng để chăm sóc con tốt nhất cũng như các quyền lợi bảo hiểm sức khỏe cho trẻ trên 1 tuổi khi bị bỏng.
Nếu cần hỗ trợ khi mua bảo hiểm cho bé đảm bảo có quyền lợi chi trả khi bé bị bỏng, hãy liên hệ ngay đến hotline 24/7 của Saladin để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!