Làm gì khi chủ đầu tư không mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân công trình?

Saladin

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bảo vệ tài chính rất cần thiết cho nhóm lao động có rủi ro cao như công nhân xây dựng. Việc mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân thi công tại công trường thuộc bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy trong trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu không thực hiện trách nhiệm này, người lao động cần phải làm những gì? Hãy để Saladin giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

1. Bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng theo pháp luật Việt Nam

Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định các cơ quan, tổ chức cá nhân bên dưới có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm tai nạn cho lao động làm việc trong các công trình xây dựng:

a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).

b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).

c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).

Đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định pháp luật.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng /người/vụ (mức phí bảo hiểm tai nạn dao động từ 225 đến 280 nghìn/người/năm). 

2. Phạm vi bảo hiểm tai nạn cho công nhân

Khi người lao động tử vong do tai nạn lao động hoặc bị thương tật, mắc bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết).

Các khoản chi trả bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng bao gồm:

a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.

b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.

c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81%trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng/người/vụ.

Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này không vượt quá 100 triệu đồng/người/vụ.

Thông tư 329/2016/TT-BTC

Theo đó, bảo hiểm tai nạn công nhân là quyền lợi tiên quyết lao động tại các công trình xây dựng cần có để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình. Trong trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trốn tránh trách nhiệm này, người lao động cần thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

3. Làm gì khi chủ công trình không mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân?

3.1. Khiếu nại với ban tổ chức, giám đốc công ty

Theo Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong vòng 180 ngày kể từ khi biết được rằng người sử dụng lao động không đăng kí bảo hiểm tai nạn công nhân cho bạn, bạn có quyền khiếu nại lên ban giám đốc để được xem xét giải quyết.

3.2. Khiếu nại Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội 

Nếu đã hơn 30 ngày mà công ty vẫn không giải quyết, bạn sẽ cần phải thông báo lên Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Đây sẽ là đơn vị duy nhất và cuối cùng giải quyết các khiếu nại của người lao động.

Lưu ý: Bạn có thể khiếu nại trực tiếp hoặc bằng đơn. Và để có thể đảm bảo trường hợp của mình được giải quyết, bạn nên khiếu nại đích danh. 

3.3. Khởi kiện lên Tòa án nhân dân

Người lao động có thể khởi kiện lên Toà án nhân dân, nơi công ty đóng trụ sở trong các trường hợp sau:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại
  • Hòa giải không thành
  • Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải
  • Công ty vẫn không mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân

Như trên là những điều người lao động cần phải làm khi công ty không đóng bảo hiểm tai nạn cho công nhân. Để có thể tìm hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn công nhân và các nhóm nghề nghiệp khác trong bảo hiểm tai nạn, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây

Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị cho mình thêm một lá chắn an toàn với gói bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/7 từ các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại website / Ứng dụng bảo hiểm công nghệ Saladin. Việc sở hữu Bảo hiểm tai nạn cá nhân song song với Bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp ngăn chặn nỗi ám ảnh phải bất ngờ chi trả một khoản tiền lớn khi gặp thương tật, rủi ro nghề nghiệp, giúp đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho bạn và cả người thân. Tham khảo ngay để an tâm lao động và tự tin sống mỗi ngày nhé !


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan