Tai nạn lao động nhà máy xi măng Yên Bái: Nguyên nhân, Phòng tránh và Quy định về bảo hiểm tai nạn công nhân

Saladin

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử nạn trong máy nghiền xi măng ở Yên Bái đã khiến dư luận xôn xao và đặt ra câu hỏi về “lỗ hổng” trong an toàn lao động. Hãy cùng Saladin tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như các quy định về bảo hiểm tai nạn công nhân để bảo vệ bản thân, gia đình, và nhân viên tốt nhất thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao bảo hiểm tai nạn công nhân lại cần thiết và chúng sẽ giúp công nhân như thế nào khi gặp tai nạn lao động?

I. Các nguy cơ gây tai nạn khi vận hành và bảo dưỡng máy móc

So với việc xử lí hậu quả, phòng tránh tai nạn lao động cần được ưu tiên. Dưới đây là các nguy cơ gây ra tai nạn khi vận hành và bảo dưỡng máy móc mà chủ doanh nghiệp và người làm công cần nhận biết và khắc phục để phòng tránh.

1. Thiếu sót trong việc quản lý máy móc

  • Máy móc không được đăng ký, kiểm định, bảo dưỡng và sửa chữa đúng quy định.
  • Không có sự rõ ràng trong việc giao trách nhiệm quản lý và sử dụng máy.
  • Máy móc không có hồ sơ, tài liệu hướng dẫn về việc lắp đặt, bảo quản và sử dụng máy.

2. Máy móc hư hỏng hoặc trong tình trạng không tốt 

  • Máy móc không hoàn chỉnh, thiếu hoặc hư hỏng các thiết bị cảnh báo nguy hiểm. 
  • Các bộ phận của máy bị biến dạng, móp méo, cong vênh, bong mối hàn…
  • Máy có thiết bị cảnh báo như chuông, còi báo động, đồng hồ báo áp suất, đồng hồ báo hiệu điện thế… nhưng chúng hoạt động không chính xác.
  • Máy thiếu các thiết bị khống chế quá tải, van xả trong trường hợp áp suất máy nén khí quá cao, thiếu cầu chảy khi cường độ dòng điện tăng cao quá mức cho phép.
  • Máy móc bị hỏng trong quá trình sử dụng do tác động ngoại lực dưới dạng cơ, nhiệt, hóa năng không được sửa chữa kịp thời.
  • Hộp số để máy chuyển động đúng phương hướng bị trục trặc khiến máy không hoạt động chính xác theo sự điều khiển. 
  • Hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn, không đủ tạo ra lực hãm. 

3. Máy bị mất cân bằng ổn định

Máy đặt cố định bị mất ổn định là một trong những nguy cơ chủ yếu gây ra sự cố đáng tiếc. Việc mất cân bằng này dẫn tới máy bị rung lắc, bị nghiêng khiến các thao tác kém chính xác hoặc có thể làm lật đổ máy.

Nguyên nhân thường do: 

  • Máy đặt trên nền không vững chắc, mặt đất yếu dễ lún hoặc mặt đất dốc có góc nghiêng quá mức cho phép.
  • Máy xúc hoặc cần trục phải cẩu/nâng vật quá trọng tải cho phép.
  • Phanh hãm đột ngột hoặc không tuân theo các vận tốc chuyển động đúng quy định của máy.
  • Tác động lớn từ ngoại lực như xô đẩy, va chạm giữa các phương tiện vận chuyển, máy có trọng tâm ở cao phải làm việc khi có gió lớn…

4. Thiếu thiết bị che chắn vùng nguy hiểm

Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động là cần thiết để phòng ngừa các trường hợp:

  • Các mảnh dụng cụ, vật liệu, mảnh vỡ bắn vào người đang làm việc
  • Những loại máy sắc nhọn, nguy hiểm không được che chắn kỹ kẹp/cuộn/cắt vào quần áo hoặc bộ phận cơ thể người lao động.
  • Bụi, hơi khí độc tỏa ra ở các máy đập đá, máy phun sơn ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, mắt của người lao động.
  • Các bộ phận máy rơi, va đập vào người lao động. 

5. Gặp sự cố tai nạn điện

  • Bị điện giật do dòng điện rò rỉ ra vỏ máy hoặc bộ phận kim loại của máy bị hư hỏng chất cách điện.
  • Máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên cao.
  • Quá tải điện gây cháy dây và nguy cơ hỏa hoạn.
  • Vi phạm các quy định an toàn về phòng chống cháy nổ khi làm việc với điện. 

6. Do người vận hành máy

  • Người vận hành máy không đảm bảo trình độ chuyên môn, thao tác không chuẩn xác hoặc chưa có đủ kinh nghiệm xử lý các sự cố bất ngờ.
  • Vi phạm an toàn sử dụng máy, sử dụng không đúng công dụng/tính năng gây nên tình trạng máy quá tải, quá công suất.
  • Sức khỏe không đảm bảo vì bệnh lý.
  • Vi phạm kỷ luật lao động trong lúc làm việc như say rượu, rời khỏi vị trí khi máy còn hoạt động, giao máy cho người không có nghiệp vụ điều khiển…

Trong môi trường có quá nhiều nguy cơ, sở hữu bảo hiểm tai nạn công nhân là việc hết sức cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

II. Cần làm gì để đảm bảo an toàn lao động khi bảo dưỡng máy móc? 

Theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho nhân viên cũng như tập huấn cách sử dụng trong các trường hợp:

  • Người lao động tiếp xúc với các yếu tố vật lí, bụi, hóa chất và sinh học độc hại (kim loại rỉ sét, bụi bẩn, phân, cống rãnh,…)
  • Nhân viên tiếp xúc với máy móc nguy hiểm, hoặc làm việc ở vị trí nguy hiểm như trong hầm lò, trên biển, làm trên cao, trong núi đá,…

Các công ty sử dụng lao động cần tuân thủ quy định và thực hiện các biện pháp an toàn đầy đủ để bảo vệ an nguy cho nhân viên, cũng như tránh các sự cố đáng tiếc cho công ty. Người lao động cũng cần trang bị hiểu biết để bảo vệ bản thân, yêu cầu các quyền lợi chính đáng và thực hiện biện pháp phòng ngừa.

Dưới đây là một số phương thức đảm bảo an toàn lao động khi bảo dưỡng máy móc nên được thực hiện.

1. Tổ chức mặt bằng nhà xưởng:

  • Lựa chọn vị trí và địa điểm phù hợp, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
  • Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển để đảm bảo thông thoáng, thuận tiện di chuyển.
  • Lắp đặt thiết bị trong xưởng theo đúng quy trình, đảm bảo các điều kiện an toàn.

2. Trước khi sử dụng máy móc:

  • Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và hướng dẫn của nhà chế tạo.
  • Xác định rõ vùng nguy hiểm và các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị.
  • Áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp cho từng loại máy móc, thiết bị cụ thể.

3. Nguyên tắc vận hành an toàn:

Sai phạm trong nguyên tắc vận hành an toàn là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn tại nhà máy xi măng ở Yên Bái vừa qua. Các công ty nên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau:

  • Chỉ người được ủy quyền mới được khởi động và điều khiển máy móc, thiết bị.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị an toàn và vị trí đứng trước khi khởi động máy.
  • Mặc trang bị bảo hộ lao động phù hợp khi vận hành máy (quần áo gọn gàng, găng tay, v.v.).
  • Kiểm tra máy định kỳ và trước khi sử dụng.
  • Treo biển cảnh báo “Máy hỏng” khi máy móc, thiết bị gặp sự cố.
  • Tắt máy trước khi rời khỏi vị trí làm việc hoặc khi không sử dụng.
  • Ngắt nguồn điện khi bị mất điện hoặc khi không sử dụng máy trong thời gian dài.
  • Tắt động cơ và chờ máy dừng hẳn trước khi điều chỉnh hoặc sửa chữa.

4. Quy tắc nâng cao an toàn và hiệu quả hơn:

  • Lựa chọn máy móc có thiết kế đảm bảo an toàn cho mọi thao tác vận hành.
  • Che chắn đầy đủ các bộ phận chuyển động của máy.
  • Trang bị thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng hai tay ở vị trí dễ thao tác.
  • Sử dụng thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm thiểu nguy hiểm.
  • Che chắn đầy đủ các bộ phận và vùng nguy hiểm của máy, đảm bảo không cản trở tầm nhìn của công nhân và hoạt động máy, bộ phận che chắn được cố định chắc chắn và che được phần chuyển động của máy cũng như dễ dàng tháo gỡ khi cần bảo dưỡng. 
  • Bảo dưỡng máy móc định kỳ và đúng cách.
  • Sử dụng trang bị bảo hộ lao động phù hợp.
  • Lắp đặt hệ thống biển báo cảnh báo nguy hiểm rõ ràng.
  • Đảm bảo hệ thống điện an toàn.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

III. Doanh nghiệp có trách nhiệm gì khi công nhân gặp tai nạn lao động?

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động theo Điều 38, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

1. Sơ cứu, cấp cứu và hỗ trợ chi phí điều trị:

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn.
  • Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị ban đầu.
  • Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu đến khi điều trị ổn định:
    • Đối với người tham gia bảo hiểm y tế: chi trả phần chi phí đồng chi trả và chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm.
    • Đối với người không tham gia bảo hiểm y tế: chi trả toàn bộ chi phí.
  • Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

2. Bồi thường và hỗ trợ tiền lương:

  • Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng.
  • Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động:
    • Mức bồi thường tối thiểu: 1,5 tháng lương (suy giảm 5-10% khả năng lao động).
    • Mức bồi thường tăng theo mức độ suy giảm khả năng lao động (tối đa 30 tháng lương).
  • Hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn do lỗi của bản thân (tối thiểu 40% mức bồi thường).

Trong trường hợp đã sở hữu bảo hiểm tai nạn công nhân theo đúng quy định về bảo hiểm tai nạn, doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm hỗ trợ về mặt tài chính của quyền lợi bảo hiểm tai nạn khi bồi thường và hỗ trợ tiền lương cho người lao động bị tai nạn.

3. Giới thiệu giám định y khoa và các hỗ trợ khác:

  • Giới thiệu người lao động đi giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động.
  • Hỗ trợ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định.
  • Thực hiện bồi thường, trợ cấp trong vòng 5 ngày sau kết luận giám định hoặc kết quả điều tra tai nạn.
  • Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau điều trị nếu người lao động tiếp tục làm việc.
  • Nếu doanh nghiệp đã mua bảo hiểm tai nạn công nhân đầy đủ cho công nhân, doanh nghiệp có thể lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm tai nạn đúng theo quy định về bảo hiểm tai nạn.

IV. Bảo hiểm tai nạn công nhân bồi thường những quyền lợi bảo hiểm tai nạn nào? 

1. Quyền lợi bảo hiểm tai nạn công nhân

Bảo hiểm tai nạn sẽ bồi thường khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật cơ thể do tai nạn hoặc người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước và tham gia vào các hành động chống phạm pháp.

Với số tiền đóng chỉ từ vài trăm ngàn, người sở hữu bảo hiểm tai nạn công nhân có thể nhận được giá trị bảo hiểm và quyền lợi bồi thường đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng khi xảy ra các tai nạn khi lao động hoặc trong cuộc sống hàng ngày.

Theo quy định về bảo hiểm tai nạn, người sở hữu bảo hiểm tai nạn công nhân sẽ được hưởng những quyền lợi:

  • Được hỗ trợ các khoản phát sinh để điều trị liên quan đến tai nạn như: xe cấp cứu, thuốc men, sử dụng các thiết bị y tế theo chỉ định của bác sĩ, phẫu thuật, chi phí bồi dưỡng (nếu có).
  • Chi trả 100% số tiền bảo hiểm lớn gấp nhiều lần số tiền đóng khi công nhân bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn do các tai nạn nằm trong phạm vi bảo hiểm.
  • Chi trả một khoản đến bù theo tỷ lệ khi công nhân bị thương tật một hoặc nhiều bộ phận.

2. Lợi ích của bảo hiểm tai nạn công nhân

Thu nhập thấp, chi phí điều trị cao khi gặp tai nạn có thể khiến người lao động và gia đình lâm vào khó khăn. Bảo hiểm tai nạn công nhân sẽ đảm bảo chi phí y tế cần thiết, giúp người lao động tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất, được bồi thường để an tâm điều trị và duy trì nguồn thu nhập cho gia đình khi không thể làm việc.

Đối với doanh nghiệp, khi mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên, công ty sẽ được hỗ trợ tài chính rất lớn khi có sự cố xảy ra, giúp giảm thiểu thiệt hại, cũng như có khả năng hỗ trợ người lao động tốt nhất.

Cùng Saladin tạo nên một môi trường làm việc an toàn, hiệu suất, tuân thủ đúng quy định về bảo hiểm tai nạn công nhận.

3. Mua bảo hiểm tai nạn công nhân ở đâu tốt

Nếu đang muốn mua bảo hiểm tai nạn công nhân từ các công ty uy tín, đảm bảo quyền lợi và thủ tục nhanh chóng, doanh nghiệp và cá nhân có thể mua bảo hiểm tai nạn trực tuyến thông qua Saladin – nền tảng bảo hiểm đa giải pháp cho người Việt với hàng loạt lợi ích: 

  • Tiết kiệm thời gian: Nhân viên hỗ trợ làm thủ tục, sẵn sàng tư vấn 1:1 và đồng hành trong suốt quá trình yêu cầu bồi thường.
  • Thủ tục đơn giản: Chỉ cần truy cập Web/App Saladin, thực hiện vài thao tác như chọn nghề nghiệp, quyền lợi mong muốn, mức phí mong muốn, hệ thống Saladin sẽ lọc ra những gói bảo hiểm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
  • Yên tâm hoàn toàn: Các gói bảo hiểm trên Saladin chỉ đến từ các hãng bảo hiểm lớn với độ tin cậy cao, lâu năm trên thị trường Việt Nam, làm việc đúng theo quy định về bảo hiểm tai nạn.
  • Mức phí tốt: Bảo hiểm tai nạn con người khi mua qua Saladin có mức phí rất phù hợp với thu nhập người công nhân ở các ngành nghề. Chỉ từ 200.000 đồng/ năm là doanh nghiệp có thể bảo vệ công nhân của mình những sản phẩm bảo hiểm tai nạn con người với quyền lợi bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế lên đến 50 triệu đồng/vụ, tổng bồi thường không giới hạn.

Kết

Tai nạn là điều không ai mong muốn và không thể dự đoán, đây cũng là lúc mà việc có bảo hiểm tai nạn trở nên rất hữu ích. Mua bảo hiểm tai nạn không chỉ để bảo vệ tài chính cá nhân mà còn để giảm bớt gánh nặng cho gia đình trong những tình huống khó khăn.

Với Saladin, việc lựa chọn và mua các gói bảo hiểm tai nạn phù hợp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Trong trường hợp xảy ra sự cố cần bồi thường hoặc hỗ trợ, doanh nghiệp có thể liên hệ nhanh chóng qua hotline hoặc cập nhật yêu cầu bồi thường trực tuyến ngay lập tức thông qua Web/App.

Hãy truy cập Web/App Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ một chạm để so sánh trực tiếp các gói bảo hiểm tai nạn cho công nhân và nhận thông tin về các gói bảo hiểm tai nạn phổ biến. Chúc doanh nghiệp luôn an toàn và tự tin đối mặt với mọi tình huống!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan