10 bí kíp du lịch châu Âu tiết kiệm chi phí tốt nhất

Saladin

Du lịch châu Âu luôn nằm trong “bucket list” của nhiều người bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ cùng văn hoá đa dạng, lịch sử lâu đời. Vậy để trải nghiệm tối đa những điều thú vị ở châu Âu tiết kiệm nhất, bạn cần có kế hoạch thế nào?  Hãy để Saladin gợi ý một vài bí kíp du lịch châu Âu an toàn và tối ưu chi phí nhất nhé!

I. Bí kíp du lịch châu Âu tiết kiệm

1. Nên đi du lịch Châu Âu mùa thấp điểm:

Mùa du lịch cao điểm ở châu Âu là vào tháng 1, 2, 5, 8, 12 hàng năm. Nếu đi vào những tháng này, bạn có thể phải mất chi phí cao hơn do phí các dịch vụ đều tăng cao như vé máy bay, khách sạn, phí tham quan, ăn uống,… Do đó, nếu muốn du lịch Châu Âu tiết kiệm, bạn nên chọn đi vào tầm tháng 3,4 hoặc 10,11 là mùa thấp điểm hơn, các hãng hàng không sẽ có đợt vé rẻ, các loại dịch vụ có các chương trình khuyến mại lớn, cũng như chi phí lưu trú, ăn uống sẽ thấp hơn.

Bạn cũng có thể đặt nhiều chuyến bay lẻ thay vì bay thẳng, mặc dù tốn thời gian hơn nhưng bù lại, bạn cũng có thể tận dụng để tham quan nhiều quốc gia hơn. Chẳng hạn, bạn có thể bay đến Bangkok nếu đã có visa Schengen, sau đó từ Bangkok bay qua các thành phố châu Âu. 

2. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng giá rẻ:

Khi di chuyển trong một thành phố, bạn có thể lưu ý:

  • Bạn nên linh hoạt giữa các loại phương tiện di chuyển, ưu tiên phương tiện công cộng vì vé đi tàu điện hay bus đều sẽ rẻ hơn đi taxi.
  • Để di chuyển từ sân bay vào thành phố, bạn có thể chọn shuttle bus, tàu express của sân bay. Bạn nên đặt xe đưa rước kèm theo khi đặt vé máy bay hay khách sạn để có mức giá tốt hơn khi mua tại sân bay.
  • Khi thăm quan, nếu di chuyển nhiều giữa các điểm, bạn nên lựa chọn xe điện, xe bus hoặc tàu điện ngầm để giảm chi phí. Nếu đã có kế hoạch rõ ràng, bạn có thể chọn mua vé trọn gói 5 ngày hoặc 1 tuần để có giá tốt hơn so với mua vé lẻ theo chuyến. Đi Uber cũng có thể giúp bạn tiết kiệm lên đến 40% chi phí so với giá taxi.

Ngoài ra, ở Châu Âu đường dành cho người đi bộ rất nhiều và được ưu tiên nhường đường. Do đó, nếu có đủ sức khoẻ, lựa chọn đi bộ sẽ là tuyệt nhất vì vừa miễn phí, vừa có cơ hội khám phá những cảnh đẹp ở mọi những ngóc ngách cảnh đẹp ở châu Âu.

Khi di chuyển giữa các nước/ thành phố:

  • Hãy lựa chọn linh hoạt giữa tàu hoặc máy bay. Ga tàu nằm ở vị trí trung tâm thành phố, có thể đi Uber, taxi đến với mức phí khá rẻ. Trong khi đó, sân bay sẽ luôn ở những vị trí xa trung tâm do đó sẽ cần tốn nhiều thời gian và phí đi lại hơn một chút. Tùy vào những nơi bạn di chuyển mà việc đi máy bay hay đi tàu sẽ đều có những lợi ích riêng, do đó bạn nên tính toán xem phương án nào là tối ưu nhất!

3. Chọn đồ ăn nhanh hoặc nhà hàng châu Á:

Các nhà hàng ở Châu Âu thường có giá rất cao, do đó nếu mục đích thăm quan là quan trọng hơn, bạn có thể xen kẽ ăn tại các cửa hàng fastfood để tiết kiệm. Các cửa hàng này có thể tìm thấy dễ dàng ở ga tàu, bến xe và nơi dành cho người đi bộ với giá khoảng 8-15 EUR, trong khi ăn tại nhà hàng bạn sẽ phải chi trung bình 20 EUR cho một bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm các nhà hàng của người châu Á, có món Việt và món Hoa cũng rất dễ ăn mà giá cả sẽ mềm hơn ở các nhà hàng món Âu.

Ở Châu Âu, “the Easter you go, the cheaper it gets” (càng về phía đông càng rẻ). Do đó, bạn có thể thấy ăn uống ở những nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Czech sẽ rẻ hơn nhiều so với các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ. Ở những thành phố lớn như Amsterdam, Berlin, Paris cũng đắt đỏ hơn so với những thành phố “bình dân” hơn như Prague, Budapest, Warsaw.

Tham khảo: Chi phí ăn uống trung bình khi du lịch Châu Âu khác nhau giữa các thành phố nổi tiếng, càng đi về phía đông chi phí sẽ càng tiết kiệm hơn.

Chi phí trung bình
(Số liệu thống kê T10.2022, Numbeo)
AmsterdamParisRomeBerlinPrague
1 bữa ăn tại quán ăn nhỏ20.00€15.00€15.00€12.00€8.17€
Bữa ăn 2 người tại nhà hàng trung bình (3 món)80.00€60.00€70.00€60.00€38.79€
McDonalds hoặc combo fastfood tương tự10.00€10.00€8.50€9.00€6.94€
Bia nội địa (Chai 0.5L)5.93€6.00€5.00€4.00€2.04€
Bia nhập khẩu (Chai 0.33L)5.00€6.00€5.00€4.00€2.04€
1 ly Cappuchino3.46€3.65€1.44€3.24€2.63€
Coke/Pepsi (Chai 0.33L)2.69€2.65€2.00€2.38€1.54€
Nước (Chai 0.33L)2.39€2.31€1.11€1.79€1.17€

4. Tận dụng các điểm thăm quan miễn phí:

Châu Âu có rất nhiều địa điểm nổi tiếng không phải mua vé như Nhà thờ Đức Bà Paris, bến cảng Nyhavn ở Đan Mạch, phố cổ Stockholm, vườn Luxembourg… Một số địa điểm hoặc bảo tàng trong tuần hoặc tháng sẽ có ngày đặc biệt mở cửa miễn phí cho khách tham quan, bạn có thể “tận dụng” điều này. Ví dụ: Ở Florence (Ý), Chủ Nhật đầu tiên mỗi tháng bạn có thể ghé các bảo tàng quốc gia như Uffizi, Accademia, Bargello, Medici Chapels, Pitti Palace mà không mất tiền mua vé vào cổng.

Ngoài ra, phần lớn các điểm tham quan châu Âu sẽ có mức giá ưu đãi cho người trẻ (dưới 26 tuổi) và sinh viên. Bạn nên tìm hiểu trước thông tin trên website của từng điểm khi lên lịch trình và mang theo bản sao giấy tờ cá nhân nếu thuộc các diện được ưu tiên giá vé nhé.

Notre-Dame Paris, nhà thờ Đức Bà bên dòng sông Seine, biểu tượng của thành phố Paris (Ảnh: Bureau Bas Smets)
Bến cảng Nyhavn, biểu tượng của thành phố Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Nick N A / Shutterstock)

5. Tính toán thời gian đi các nước để tiết kiệm phí lưu trú:

Đi tàu đêm khi di chuyển qua các thành phố, ngủ luôn ở trên tàu để bớt một đêm khách sạn cũng là một cách tiết kiệm chi phí.

Giá phòng giữa các thành phố ở Châu Âu cũng có sự chênh lệch không nhỏ giữa các thành phố. Ví dụ: Giá khách sạn ở Paris khoảng 35 EUR – 50 EUR/ đêm, trong khi ở Berlin bạn chỉ phải trả khoảng 20 EUR/đêm cho phòng tương đương.

Khi thăm quan các thành phố lớn, bạn có thể cân nhắc dịch vụ Free Walking Tour. Với hình thức này, các bạn trẻ địa phương sẽ dẫn bạn đi thăm quan và giới thiệu về thành phố của mình. Chi phí chỉ là một vài Euro tiền tip, rẻ hơn rất nhiều khi thuê guide đi cả ngày. Cách tìm dịch vụ Free Walking Tour là Google “Free Walking Tour + Tên thành phố bạn đến” là được.

Walking Tour dọc những con kênh đào ở Amsterdam (Hà Lan) với người bản địa để hiểu về lịch sử, văn hóa thành phố (Ảnh: Context Travel)

6. Mua trước những vật dụng cần thiết ở Việt Nam

Các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, khó tiêu,… là thứ bạn có thể mua trước ở Việt Nam, vì mua thuốc ở châu Âu sẽ dễ bị đắt đỏ hơn. chưa kể bạn không quá rành tên thuốc. Chuẩn bị thuốc cho những bệnh vặt trong chuyến đi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu nhanh chóng.

Ổ cắm chuyển đổi/ đa chấu cũng là những thiết bị có giá thành cao nếu mua ở châu Âu. Do đó, hãy mua sẵn ổ điện đa năng loại nhỏ gọn để đi du lịch khi còn ở Việt Nam để sử dụng cho tất cả thiết bị mình có.

II. Bí kíp du lịch châu Âu an toàn

1. Chú ý bảo vệ tài sản có giá trị:

Ở nhiều thành phố châu Âu, tình trạng trộm cắp, móc túi xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những nơi công cộng đông người như trên xe bus, tàu điện, công viên, quảng trường,… Do đó, những món đồ giá trị như tiền mặt, trang sức, điện thoại, laptop… nên được cất kỹ trong các loại túi chống trộm, túi đeo chéo hoặc túi bao tử đeo trước ngực, đảm bảo trong tầm kiểm soát của bạn.

Ngoài ra, bạn không nên mang theo passport trong người, đề phòng trường hợp mất cắp. Tốt nhất là hãy để passport trong safebox của khách sạn, mang theo bản sao có công chứng tại Việt Nam khi ra ngoài.

Đồng thời, hãy luôn có một thẻ tín dụng dự phòng để trong khách sạn, phòng khi bạn bị mất thẻ tín dụng chính và tiền mặt.

Nếu bạn đi ô tô biển nước ngoài tới một nước khác, tốt nhất là gửi xe trong parking có mái che và có camera theo dõi, không để ngoài trời. Đừng tiếc tiền gửi xe, bởi nếu bị đập kính, bạn sẽ mất hết số đồ có thể gấp hàng chục, hàng trăm lần giá trị cái vé gửi. Nếu để xe ở parking công cộng, chú ý không để bất cứ gì trên ghế, trên sàn xe để phía ngoài vẫn nhìn được vào bên trong

2. Có bảo hiểm du lịch quốc tế khi đi châu Âu:

Sẽ có những tình huống nằm ngoài ý muốn của bạn khi đi du lịch châu Âu. Ở một số trường hợp, con số mà bạn phải tự chi trả sẽ là rất lớn nếu không có bảo hiểm như:

  • Các trường hợp sơ tán và cấp cứu y tế
  • Các sự cố về chuyến bay (bao gồm hoãn, hủy chuyến)
  • Mất cắp, mất tài sản cá nhân
  • Những sự cố liên quan đến xe cộ

Trong khi đó giá của một gói bảo hiểm du lịch thì lại cực kì phải chăng. Ví dụ, bảo hiểm du lịch quốc tế Flexi của công ty Bảo hiểm Bảo Việt có giá trung bình chỉ từ 23.000 VND/ngày, nhưng lại có quyền lợi bồi thường cho những sự cố du lịch rất đáng kể. Do đó, mua bảo hiểm du lịch là lựa chọn khôn ngoan khi đi du lịch đến nơi xa xôi và có lối sống khác biệt như châu Âu. Xem thêm: Mua bảo hiểm du lịch nước ngoài để làm gì?

Để có thể biết thêm thông tin chi tiết về giá bảo hiểm du lịch quốc tế, bạn có thể tham khảo tại đây

3. Đừng tin những chiêu trò trên đường phố

Đặc biệt ở Pháp, du khách thường bị “lừa” mua phải những món đồ mà họ không thật sự cần. Mới đầu, bạn nghĩ rằng người bán hàng rong sẽ cho bạn “thử” món đồ đó lên tay, lên người nhưng khi bạn đã đeo lên rồi, họ sẽ bắt bạn trả tiền vì mặc định bạn đã mua. Ngoài ra, còn một cách khác là họ sẽ thể hiện như là họ tặng bạn và khi bạn nhận món đồ đó, bạn sẽ phải trả tiền. Nếu bạn cố gắng trả lại và từ chối mua, họ sẽ uy hiếp và làm khó bạn bằng cách la hét.

Chính vì thế, cách tốt nhất là không tiếp xúc, giao tiếp hay hỏi han bất kỳ người bán hàng rong nào nếu bạn không có ý định mua đồ của họ.

4. Cẩn thận với những người giả danh cảnh sát

Trên đường phố của một số thành phố như Rome, bạn có thể bị dừng lại bởi hai người thoạt nhìn giống như cảnh sát. Nhưng họ chỉ đóng giả cảnh sát du lịch để tiếp cận du khách. Một khi họ cản bạn lại, họ sẽ yêu cầu bạn đưa giấy tờ chứng minh như Passport, Visa cho họ. Mục đích của họ là giữ giấy tờ của bạn và yêu cầu bạn đưa tiền chuộc. Đây có lẽ là một trong những trò lừa đảo du lịch tại Châu Âu tệ nhất mà bạn có thể gặp phải.

Nếu điều này xảy ra, hãy yêu cầu họ đưa bạn đến đồn cảnh sát. Hãy cho họ biết rằng bạn sẽ chỉ giao giấy tờ của mình tại đồn cảnh sát và không giao ở nơi công cộng. Đó sẽ là cách duy nhất để khiến họ rời đi.

5. Cảnh giác những chiếc bẫy lừa đảo khách du lịch phổ biến ở châu Âu

Một số chiếc bẫy du lịch mà khách du lịch thường mất tiền khi đi châu Âu:

  • Móc túi, trộm cắp ở các điểm đợi check-in tham quan, bến thuyền, tàu điện
  • Lừa mua đồ giả với giá tiền cao gấp 10 – 100 lần bởi những người bán hàng gốc nhập cư. Vì vậy, luôn đề cao cảnh giác không bắt chuyện với người lạ
  • Những trò lừa đảo khách du lịch nam ở châu Âu: Chủ yếu diễn ra trong quán bar, khách sạn, khu shopping hàng xa xỉ. Những cô gái xinh đẹp chủ động bắt chuyện, mời mua hàng hoặc chào bán dịch vụ tình dục. Nếu khách sập bẫy sẽ bị tống tiền hoặc lừa mua những món hàng vô giá trị với hàng trăm, hàng nghìn Euro

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Saladin hi vọng rằng bài viết trên đã giúp cho bạn có thêm những bí kíp du lịch châu Âu an toàn để chuẩn bị cho hành trình sắp tới. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm du lịch quốc tế cho chuyến đi châu Âu, đừng quên truy cập ngay webiste/ ứng dụng Saladin để tham khảo các gói bảo hiểm từ những thương hiệu uy tín. Nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin cho bạn so sánh và tùy chọn cấu thành các gói bảo hiểm du lịch toàn cầu theo từng nhu cầu chuyến đi, với hơn 30 quyền lợi bảo hiểm du lịch, bao gồm cả Covid-19. Ngoài ra, bạn luôn được hỗ trợ 24/7 bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng tại Việt Nam cho dù đang ở bất kỳ đâu.

Chúc bạn một hành trình châu Âu nhiều trải nghiệm và thật an toàn, suôn sẻ nhé !


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan