Bí kíp du lịch an toàn: Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở nước ngoài

Saladin

Ngộ độc thực phẩm là một cơn ác mộng khi đi du lịch và rất dễ xảy ra khi bạn đi du lịch nước ngoài. Nắm bắt những bí kíp du lịch an toàn phòng tránh ngộ độc thực phẩm dưới đây và chọn một gói bảo hiểm du lịch toàn cầu phù hợp sẽ giúp bạn có một chuyến xuất ngoại sắp tới an tâm trọn vẹn hơn.

I. Các nguồn gây ngộ độc thực phẩm khi du lịch nước ngoài

1. Thực phẩm đóng gói không được bảo quản tốt

Các thực phẩm khô như các loại hạt, bánh mì khoai tây nếu bảo quản không kỹ có thể bị mốc hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp nếu bị hở nắp, niêm phong không còn nguyên vẹn, hộp bị phồng báo hiệu thực phẩm hết hạn hoặc để lâu bên ngoài nhiệt độ thường có thể bị hư hỏng hoặc sinh ra các chất gây ngộ độc cho người dùng.

2. Thực phẩm tươi sống

Những thực phẩm tươi sống có thể là vật chủ của vi khuẩn và các mầm bệnh gây ngộ độc. Ví dụ: E.coli hoặc salmonella dễ tìm thấy trên thịt chưa nấu chín, cá sống hoặc trứng chảy nước, hay vi khuẩn tụ cầu vàng, được tìm thấy trong các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng hoặc thực phẩm mặn như giăm bông, đều có thể tạo ra độc tố dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm từ đồ ăn tươi sống, bạn nên nắm rõ những bí kíp du lịch an toàn khi ăn đồ sống và yên tâm thưởng thức bữa ăn tươi ngon nhé.

3. Thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố là một nét văn hoá đặc trưng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở nhiều nước đang phát triển tại châu Á. Dù vậy, đây là một trong những nguồn chính gây ngộ độc thực phẩm cho khách du lịch, do những người bán thức ăn đường phố có thể không tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giống như nhà hàng.

4. Nước máy & Nước đá

Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, bạn nên tránh uống nước máy, trừ khi bạn biết rằng nước máy đã được đun sôi, lọc hoặc xử lý hóa học bằng clo hoặc iốt để khử trùng. Nước máy bị ô nhiễm dùng để làm nước đá hoặc và rửa rau củ, thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp.

Một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn trong trường hợp này là bạn có thể tự mang theo nước đóng chai bên mình. Nước đóng chai có nhãn mác, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có thể được mua từ cửa hàng tiện lợi hoặc mang theo từ khách sạn.

II. Các nước có mức cảnh báo ngộ độc thực phẩm cao

Ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả các nước lớn ở châu Âu. Tuy vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm đối với khách du lịch được ghi nhận mức độ cao tại các nước đang phát triển ở Châu Á (trừ Nhật Bản, Singapore), Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ,…

Lý do là các nước này có thể bị hạn chế nguồn nước sạch hoặc do phong tục tập quán chế biến thức ăn của nước đó không đủ điều kiện vệ sinh, món ăn không phù hợp với thói quen ăn uống của khách du lịch đến từ các đất nước khác. 

III. Bí kíp du lịch an toàn: Triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường thấy

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau bụng và tiêu chảy
  • Co thắt dạ dày
  • Sốt
  • Đau cơ
  • Ăn mất ngon

Ngoài ra, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có thể xảy ra ngay sau khi ăn hoặc vài giờ sau đó và có thể kéo dài từ 1 – 5 ngày.

Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm nhẹ khi đi du lịch, bí kíp du lịch an toàn để nhanh hồi phục và tận hưởng phần còn lại của chuyến đi gồm có:

  • Uống nhiều nước và chất lỏng có chất điện giải: ít nhất 1 lít nước đun sôi để nguội. Có thể pha thêm 6 muỗng cà phê đường + 1/2 muỗng cà phê muối + Hòa tan hỗn hợp này để uống.
  • Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn trong một hoặc hai ngày.

Các dấu hiệu ngộ độc nặng hơn cần khám bác sĩ ngay

  • Bị sốt cao.
  • Có máu trong chất nôn hoặc trong phân
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào.
  • Các triệu chứng đến đột ngột.
  • Tiêu chảy ra máu.
  • Tiêu chảy/nôn không hết sau vài ngày.
  • Bạn có các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng (ví dụ: mắt trũng sâu, môi hoặc miệng khô, nước tiểu cô đặc &/hoặc không đi tiểu thường xuyên, chóng mặt/ngất xỉu, chất nôn có màu xanh/màu mật).

Bí kíp du lịch an toàn: Đừng quên mua bảo hiểm du lịch toàn cầu !

Nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng đến mức phải nhập viện ở nước ngoài trong nhiều ngày, chi phí phát sinh bao gồm viện phí điều trị, thuốc men, hoãn máy bay, kéo dài chuyến đi, chi phí phát sinh cho những người thân chăm sóc bạn,… có thể lên đến một con số khiến bạn choáng váng.

Cách tốt nhất để tránh trường hợp này là tham gia bảo hiểm du lịch toàn cầu trước chuyến đi. Thay vì tự bỏ tiền túi ra thanh toán một hóa đơn viện phí khổng lồ, công ty bảo hiểm du lịch toàn cầu uy tín sẽ giúp bạn chi trả các chi phí điều trị cần thiết, mang đến sự bảo vệ toàn diện và sự an tâm cho bạn trong phần còn lại của chuyến đi.

Nền tảng bảo hiểm online Saladin có thể giúp bạn tìm, so sánh và chọn chương trình bảo hiểm du lịch toàn cầu phù hợp với nhu cầu của mình một cách thuận tiện và nhanh chóng. Đặc biệt, các sản phẩm bảo hiểm du lịch toàn cầu khi mua qua Saladin đều đi kèm quyền lợi hỗ trợ bởi hotline 24/7 ngay khi ở nước ngoài và được lưu giấy chứng nhận bảo hiểm ngay trên điện thoại.

IV. Bí kíp du lịch an toàn tránh ngộ độc thực phẩm ở nước ngoài

Với thời gian ít ỏi vài ngày của chuyến du lịch, cơ thể chúng ta không kịp tạo ra khả năng miễn dịch với những mầm bệnh từ thức ăn như người địa phương. Do đó, tỉ lệ ngộ độc thức ăn khi du lịch nước ngoài là khá cao.

Tuy vậy, bạn nên ghi nhớ những bí kíp du lịch an toàn sau đây để có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi du lịch nhé:

  • Trước bất kỳ chuyến đi nào, hãy xem hướng dẫn du lịch của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) dành cho quốc gia đến của bạn để biết những gì bạn nên và không nên ăn uống.
  • Ăn chín uống sôi: Nhiệt độ cao giúp giết chết vi trùng nguy hiểm, vì vậy thức ăn được nấu chín thường an toàn hơn. Do đó, hạn chế ăn đồ tái hoặc sống nếu không quen. Thực phẩm đã được nấu chín không nên để quá lâu ở nhiệt độ phòng vì có thể bị nhiễm bẩn và gây ngộ độc.
  • Nếu ăn trái cây hoặc rau sống, hãy chọn các loại gọt vỏ hoặc rửa chúng bằng nước đóng chai hoặc nước đã khử trùng.
  • Nếu muốn trải nghiệm thức ăn đường phố, bạn hãy chọn những quầy mà có thể nhìn thấy quy trình làm ra món ăn, nơi chế biến sạch sẽ và gọn gàng, đặc biệt không nên ăn đồ sống hoặc tái ở các quầy hay xe bán đồ ăn đường phố. Đồ sống hay tái thường chỉ có thể được chế biến chuẩn quy tắc an toàn ở các nhà hàng lớn, chuyên nghiệp.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn bất cứ thứ gì. Nhớ mang theo nước rửa tay khô hoặc khăn lau sát trùng để phòng trường hợp không có xà phòng.
  • Nên uống nước đóng chai thay vì nước ở các vòi nước uống công cộng.

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Tổng kết

Ngộ độc thực phẩm có thể nhẹ nhưng cũng có mức độ rất nặng khiến bạn phải tốn nhiều tiền để nhập viện điều trị phục hồi. Khi đó, bảo hiểm du lịch toàn cầu sẽ là “phao cứu sinh” rất hữu hiệu để bạn không quá lo lắng về các khoản tiền sắp phải chi mà có thể yên tâm điều trị, nhanh chóng phục hồi để tiếp tục tận hưởng chuyến du lịch. Cũng đừng quên ghi nhớ những bí kíp du lịch an toàn phòng tránh ngộ độc thực phẩm để chuyến xuất ngoại thêm trọn vẹn nhé.

Mua bảo hiểm du lịch toàn cầu chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi hơn với nền tảng bảo hiểm online Saladin, cung cấp đa dạng từ gói bảo hiểm, quyền lợi cho đến phương thức thanh toán, đảm bảo bạn sẽ chọn được gói bảo hiểm du lịch toàn cầu phù hợp nhất với chuyến đi của mình.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ với Saladin.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan