Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: 9 bẫy lừa đảo trộm cắp, móc túi ở châu Âu

Saladin

Các thành phố du lịch nổi tiếng ở châu Âu không chỉ thu hút du khách mà còn là “thánh đường nghệ thuật” của những tay đạo chích, thậm chí là cướp giật. Với những thủ thuật tinh ranh và táo bạo, bọn trộm thường hay nhắm đến du khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Á. Học thuộc những kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn khi đi châu Âu và nhận diện ngay các hình thức móc túi , lừa đảo ở Châu Âu thường gặp nhất để giữ gìn tư trang trong chuyến đi nhé!

I. Những thành phố châu Âu có nạn móc túi nhiều nhất thế giới

Những thành phố Châu Âu có tình trạng móc túi cao nhất trên thế giới theo thống kê của Sales International gồm: Barcelona (Tây Ban Nha), Rome (Ý), Prague (Cộng hòa Séc), Madrid (Tây Ban Nha), Paris, (Pháp), Florence, (Ý) và Amsterdam (Hà Lan).

Đặc biệt, cứ 4 du khách Barcelona sẽ có 1 người bị mất cấp hoặc móc túi, tỷ lệ 25%. Trung bình mỗi ngày có khoảng 6,000 vụ móc túi trộm cắp ở châu Âu được khai báo với cảnh sát đến từ Barcelona (Tây Ban Nha).

Ngoài ra, các đối tượng dễ bị các băng nhóm trộm cắp nhắm đến là người Châu Á, nhất là phụ nữ nhẹ dạ hoặc những người có vẻ ngoài sang trọng, diện nhiều hàng hiệu.

II. Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: 9 kiểu móc túi, trộm cắp thường gặp khi du lịch châu Âu

Sau đây là 9 bẫy lừa đảo thường gặp để trộm cắp, móc túi ở châu Âu mà khách du lịch cần lưu ý đề phòng:

1. Dàn cảnh móc túi trộm cắp ở những chỗ đông người

Các địa điểm tham quan nổi tiếng phải chen chúc nhau hay bến tàu, bến xe ở các thành phố du lịch châu Âu là nơi lý tưởng để trộm cắp hoạt động. Điển hình như lúc lên cửa tàu điện ngầm, chúng hay ép sáp “con mồi” và rất nhanh tay thò vào túi đeo chéo hoặc balo phía sau nạn nhân để trộm tài sản chỉ trong vài giây.

2. Dàn cảnh giúp đỡ bạn

nơi có đông người như ga tàu hoặc chỗ nhiều bậc thang, bọn đạo chích sẽ chạy đến “giúp đỡ ” các gia đình có xe đẩy hoặc hành khách có nhiều hành lý. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng họ giúp xong là tiền bạc của bạn cũng bay theo lúc nào không biết.

3. Xin chữ ký giúp đỡ các hội từ thiện

Các nhóm này thường là những người phụ nữ tập trung ở các địa điểm du lịch. Khi thấy du khách, họ sẽ chạy đến xin chữ ký và nói “can you sign please”. Thường thì lý do họ đưa ra là đóng góp cho hội trẻ em, người khuyết tật… Nếu bạn ký vào thì ngay lập tức sẽ có một nhóm người vây quanh đòi tiền hoặc nhân lúc bạn xao nhãng để móc túi.

4. Lấy trộm đồ trên tàu

Tàu điện ngầm là một “tụ điểm” yêu thích của những kẻ móc túi, nhất là tàu ở gần sân bay, vì nơi đây chủ yếu là những du khách ngơ ngác, còn những kẻ móc túi thì vốn dĩ đã quá quen thuộc với cách hoạt động của nơi này. Bọn chúng sẽ chỉ nhắm đến những người nhìn rõ ràng là khách du lịch – những người châu Á và mang theo vali lỉnh kỉnh.

Khi bạn leo lên tàu, sẽ có một nhóm người lên tàu cùng lúc với bạn. Họ đứng ở ngay cửa lên xuống. Khi bạn xuống nhà ga, cánh cửa đột nhiên bị trục trặc và không chịu mở ra. Và thật thần kỳ, ngay khi đoàn tàu vừa chuẩn bị rời bến, cánh cửa mở ra và bạn sẽ vội vã muốn xuống. Chỉ đến khi đoàn tàu chạy đi, bạn mới nhận ra rằng ai đó đã lấy trộm điện thoại hoặc một món đồ giá trị nào đó trong túi của bạn.

Rất nhiều khách du lịch đã trở thành nạn nhân của việc này. Bởi vì quá sợ hãi lỡ mất ga xuống mà họ buông lơi cảnh giác với tư trang của bản thân và để kẽ hở cho kẻ xấu ra tay.

Dù đi tàu hạng sang cũng phải cẩn thận bạn nhé. Chỉ cần bạn lơ là xem điện thoại không để ý đến tài sản hoặc ngủ thiếp đi một chút thì đồ đạc đã “không cánh mà bay”.

5. Dàn cảnh đánh nhau, cãi vã, hỏi đường hoặc tạo thành một cuộc hỗn loạn

Tình huống này được dàn cảnh thành nhóm. Sẽ có một nhóm người bỗng dưng ca hát, cãi vã, đánh nhau,… thu hút sự chú ý của người đi đường để du khách gần đó lơ là cảnh giác với tư trang của mình. Và từ phía sau, sẽ có một vài người đến và móc trộm đồ đạc của bạn. Khi “hành sự” xong, mọi việc lại đâu vào đấy thì bạn mới phát hiện đồ vật đã không cánh mà bay.

Hoặc một tình huống khác cũng là cướp theo nhóm là sẽ có một nhóm người giả làm du khách từ đất nước khác, đến đưa bản đồ nhờ bạn giúp đỡ. Theo đó, mục đích là che hết tầm nhìn của bạn để một người khác sẽ giật túi đồ của bạn hoặc móc túi rồi đi mất. Nếu bạn có phát hiện bị mất đồ cũng không biết được ai là thủ phạm.

Mách bạn một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn khi đi châu Âu trong cách nhận diện chiêu trò này. Hiển nhiên, ai cũng có thể nhìn thấy rằng bạn là người châu Á, không phải dân bản địa ở đây nên nếu là du khách thật, người cần hỏi đường sẽ không hỏi bạn mà họ sẽ có xu hướng đi hỏi dân bản địa (vì rõ ràng bạn cũng sẽ làm thế khi lạc đường). Chính vì thế, bất kỳ ai tiếp cận bạn để hỏi đường, mà không phải là một người du khách châu Á khác, thì khả năng cao họ là tội phạm lừa đảo, móc túi. Thà đề phòng còn hơn “lọt bẫy”, bạn nhé.

6. Giả làm hành khách

Bạn đang mất cảnh giác khi mua đồ, chụp ảnh hay xem thông tin chỉ đường thì họ sẽ vờ như một hành khách cũng xách vali đứng kế bên và chỉ trong tích tắc sẽ kéo hành lý của bạn đi mất.

7. Mất cắp trong các quán cafe, nhà hàng

Ví tiền hoặc điện thoại để trên bàn trong quán cafe, nhà hàng có thể biến mất khi bạn vừa rời mắt. Đừng đặt vật giá trị lên bàn mà hãy để vào túi áo khoác hoặc cất vào túi đeo bên hông khi bạn ngồi ăn hay uống cafe.

8. Cung cấp một số dịch vụ lạ

Ở một số địa điểm tham quan ở Paris, Rome sẽ có người đến và cung cấp cho bạn dịch vụ như: vòng đeo tay, thức ăn cho chim… Chỉ cần bạn cầm lấy món đồ đó thì sẽ bị ép buộc trả tiền và thật khó để bạn nói “Không”.

9. Giả làm cảnh sát

Hình thức lừa đảo này xuất hiện nhiều ở Milan, Ý. Những tên tội phạm có thể giả làm cảnh sát trong thường phục, nói rằng họ là cảnh sát chìm đang làm nhiệm vụ, yêu cầu bạn đi theo họ vì bạn có thể đã mắc phải một lỗi nào đó, dẫn bạn đến nơi vắng vẻ và chúng bắt đầu lộ mặt, yêu cầu bạn đưa hết tư trang có giá trị ra.

Hình thức này diễn ra rất thường xuyên và rất dễ thực hiện. Vì là khách du lịch, bạn sẽ không hiểu rõ luật lệ ở đất nước khác. Do đó, bạn dễ dàng nghe theo và hoảng hốt khi biết mình đã vô tình phạm luật. Chính vì thế, kẻ lừa đảo có thể bịa một luật nào đó để hù dọa bạn và yêu cầu bạn làm theo những gì bọn tội phạm nói.

Một kinh nghiệm du lịch châu Âu an toàn bạn có thể làm khi đối diện với tình huống này là không đi theo họ khi được yêu cầu và báo với họ rằng bạn không hiểu họ đang nói gì, yêu cầu cần có một bên thứ 3 làm chứng. Đơn giản nhất, và để đảm bảo rằng bên thứ 3 không phải là đồng bọn của chúng, bạn hãy gọi cho khách sạn bạn đang lưu trú hoặc công ty bảo hiểm du lịch toàn cầu mà bạn đã mua và nhờ họ làm chứng giúp. Những tên tội phạm thường sẽ bỏ qua bạn ngay khi có người khác can thiệp mà không phải đồng bọn của chúng.

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

III. Nên mua bảo hiểm du lịch quốc tế nào khi đi châu Âu?

Cho dù có bỏ túi bao nhiêu kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn đến đâu trước khi du lịch châu Âu, cuộc đời luôn khó đoán. Bạn sẽ không biết được lúc nào mình sẽ là mục tiêu của một bọn đạo chích đường phố trên toa tàu điện ngầm ở Paris, trước cửa bán vé bảo tàng ở Amsterdam, trên một bến tàu dọc sông Seine hay trong dòng người xếp hàng vào thánh đường Vatican ở Rome. Vì vậy, tấm lá chắn cuối cùng cho hành trình du lịch châu Âu an toàn, suôn sẻ của bạn sẽ là bảo hiểm du lịch toàn cầu.

Ngoài việc phải mua bảo hiểm du lịch quốc tế như điều kiện bắt buộc xin visa schengen du lịch châu Âu, bạn cũng sẽ được bồi thường trong trường hợp bị trộm cắp tài sản, giấy tờ với bảo hiểm du lịch châu Âu.

Nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin hiện có đầy đủ các loại bảo hiểm du lịch quốc tế đi châu Âu với hơn 30 quyền lợi bảo vệ, bao gồm cả bảo hiểm du lịch khi mắc Covid-19. Bạn chỉ cần chọn thời gian đi, về và địa điểm, Saladin sẽ ngay lập tức báo giá miễn phí những gói bảo hiểm du lịch châu Âu phù hợp nhất với quyền lợi minh bạch. Mọi thông tin và giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được thực hiện online và lưu trữ trong điện thoại/ email cá nhân. 

Nếu có phát sinh sự cố cần yêu cầu bồi thường, bạn sẽ được hỗ trợ qua hotline 24/24 hoặc cập nhật yêu cầu bồi thường online tức thì qua Web/ App.

Saladin hợp tác với các Công ty Bảo hiểm hàng đầu tại thị trường Việt Nam, (bảo hiểm quốc tế du lịch Bảo Việt, bảo hiểm du lịch quốc tế Liberty, bảo hiểm du lịch quốc tế MSIG…) cung cấp những gói bảo hiểm du lịch quốc tế tối ưu, chi phí tốt nhất cho hành trình châu Âu của bạn.

Tổng kết

Châu Âu là điểm đến mơ ước của mọi du khách nhưng bạn vẫn nên lưu ý những kinh nghiệm du lịch châu Âu an toàn kể trên. Chuyến đi sẽ trọn vẹn hơn vì giờ đây bạn có thể dễ dàng sở hữu bảo hiểm du lịch toàn cầu trực tuyến trên Saladin.

Châu Âu cổ kính và xinh đẹp đang chờ đón bạn. Chúc bạn có một hành trình thật ý nghĩa và đáng nhớ tại vùng đất tuyệt vời này!

Subscribe
Notify of
2 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận
Mai
1 năm trước

Đồng nghiệp mình từng bị rạch túi ở Paris và tội phạm ở đây nhìn rất trai thanh gái lịch, không thể nghĩ rằng họ là dân móc túi chuyên nghiệp 🙁

Bài viết liên quan