Kinh nghiệm lái xe an toàn đường đèo sương mù phượt Đà Lạt

Saladin

Phượt Đà Lạt bằng ô tô là hình thức du lịch khám phá thích hợp để gia đình, bạn bè có những phút giây thoải mái và vui vẻ bên nhau. Tuy nhiên, vì quãng đường khá dài và nhiều đoạn đèo quanh co, đôi khi có sương mù, người điều khiển xe cần nắm vững những kinh nghiệm lái xe an toàn để chuyến phượt Đà Lạt trọn vẹn.

Ảnh: Lê Hoàng Thiện

I. Kinh nghiệm lái xe an toàn: Hướng dẫn lái xe đi Đà Lạt từ Sài Gòn

Tuyến đường bộ ngắn nhất lái xe đi Đà Lạt bằng ô tô từ Tp.HCM dài khoảng 350km, mất khoảng 6 – 8 tiếng di chuyển.

1. Đường đi Sài Gòn – Đà Lạt theo Quốc Lộ 20

Cung đường phượt TP.HCM – Đà Lạt bằng ô tô có chiều dài khoảng 307km. Địa điểm xuất phát là từ hầm Thủ Thiêm, di chuyển vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sau đó rẽ phải sang quốc lộ 20 và tiếp tục đi thẳng hướng quốc lộ để đến trung tâm thành phố Đà Lạt.

Đường đi Sài Gòn – Đà Lạt theo Quốc Lộ 20

2. Con đường tắt đi Đà Lạt đèo Tà Pứa

Lái ô tô từ TP.HCM lên cao tốc Long Thành – Dầu Giây, sau đó rẽ phải để vào quốc lộ 1A và tiếp tục lái xe đi theo hướng đường đi Bình Thuận đến chân đèo Tà Pứa, qua chân đèo Tà Pứa là đến chân đèo Bảo Lộc. Tuy nhiên, du khách nên cân nhắc vì cung đường đèo Tà Pứa ngắn, dốc với nhiều khúc cua chữ U liên tiếp khá nguy hiểm, nhiều đoạn trơn trượt dễ xảy ra tai nạn. Vì thế du khách nên ưu tiên chọn lộ trình 1 để bảo đảm an toàn.

II. Kinh nghiệm lái xe an toàn phượt Đà Lạt bằng ô tô

Cách lái xe an toàn qua đường đèo dốc

Đèo Ngoạn Mục nối liền Đà Lạt với Phan Rang dài hơn 20km, với những khúc cua thay áo mạo hiểm đầy thách thức, cheo leo giữa vách đá và vực sâu

1. Kiểm tra đã đổ đầy xăng chưa và xe có hư hỏng gì không

Theo kinh nghiệm phượt ô tô Đà Lạt được chia sẻ, đường đèo dốc thường ít trạm xăng dầu nên bạn cần kiểm tra tình trạng nhiên liệu trước khi khởi hành. Người lái cũng cần đảm bảo hệ thống an toàn của xe được hoạt động ổn định, kiểm tra phanh, lốp, hệ thống dẫn động, đèn xe. Khi thấy hệ thống có bất cứ vấn đề gì, chủ xe cần ngay lập tức đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra, khắc phục kịp thời.

2. Đảm bảo nguyên tắc lên dốc – xuống dốc

Trước khi lên dốc động cơ cần được làm mát, người lái nên dừng xe ở vị trí an toàn để động cơ xả nhiệt. Sau đó, cho xe chạy không tải, động cơ vẫn nổ máy trong khoảng thời gian ngắn. Hãy cố gắng duy trì vận tốc xe phù hợp khi leo đèo, lên dốc số nào thì nên xuống dốc số đó. Người lái chỉ nên dùng phanh khi cần thiết và tuyệt đối tránh việc rà phanh liên tục khiến hệ thống phanh bị nóng và hỏng.

3. Chú ý vạch chia đường

Khi lái xe đường đèo dốc, người lái chú ý không nên bám sát vào vạch chia đường để đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi ngược chiều. Đặc biệt tại những khúc cua hoặc đoạn đường nhiều xe máy lưu thông, nếu lái xe bám sát vạch chia đường sẽ rất dễ xảy ra va chạm. Cần quan sát các biển báo, vạch kẻ đường, gương cầu và bấm còi tại những khúc cua để chủ động xử lý trong mọi tình huống.

4. Đảm bảo vận tốc xe chậm và ưu tiên nhường đường cho xe khác

Với những tài xế lần đầu vượt đường đèo thường không nắm được vị trí các khúc cua, đoạn đường khuất tầm nhìn nên hãy chạy chậm để quan sát. Đặc biệt là giữ khoảng cách với xe tải lớn vì xe tải trọng nặng sẽ có trọng tâm cao, khó khăn hơn khi di chuyển trên đoạn đường hẹp và dễ lật khi vào cua.

Kinh nghiệm phượt ô tô an toàn: Nên ưu tiên nhường đường cho xe khác, không vượt nhau trên đường đèo để tránh ách tắc giao thông và xảy ra va chạm đáng tiếc.

Kinh nghiệm lái xe an toàn khi có sương mù

1. Dùng đèn xe hợp lý

Khi lái xe khi có sương mù, điều đầu tiên cần làm là bật đèn sương mù. Phần lớn xe ô tô hiện nay đều được trang bị sẵn đèn sương mù phía trước, hay còn gọi là đèn gầm hoặc đèn phá sương. Đèn sương mù có nhiệm vụ định vị và hỗ trợ tăng sáng khi xe chạy trong điều kiện hạn chế tầm nhìn như sương mù, mưa phùn.

Thêm một kinh nghiệm phượt ô tô an toàn là nên bật đèn cos, không bật đèn pha khi trời có sương mù. Vì đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh hơn, chiếu xa hơn nhưng sương mù dày thì ánh sáng của đèn sẽ bị phản xạ ngược lại khiến người lái khó quan sát.

2. Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn

Lái xe trong điều kiện sương mù sẽ khó hơn bình thường do tầm nhìn bị hạn chế và đường trơn trượt hơn. Do đó, kinh nghiệm lái xe an toànchạy chậm, giữ tốc độ và khoảng cách an toàn, tránh bám đuôi quá sát xe trước để kịp thời xử lý nếu xảy ra tình huống bất ngờ.

Thay vào đó, hãy tập trung quan sát mặt đường, xem mặt đường có ổ gà, lầy lội, trơn trượt không để điều chỉnh tốc độ phù hợp.

3. Tránh phanh gấp, chuyển hướng đột ngột

Không chỉ tầm nhìn của bạn bị hạn chế mà những người lái xe khác cũng bị hạn chế tương tự khi trời có sương mù. Trong điều kiện thời tiết không lý tưởng, bạn cần hạn chế phanh gấp hoặc chuyển hướng đột ngột bởi có thể khiến những người lái xe khác không xử lý kịp.

4. Chạy bám theo vạch kẻ đường

Trong trường hợp trời sương mù quá dày đặc thì nên lái xe bám theo vạch kẻ đường bên dưới, chạy đúng làn đường quy định để đảm bảo an toàn.

5. Chuyển về số thấp khi đổ đèo

Đường sương mù rất trơn trượt, nếu đổ đèo đường sương mù thì bạn cần chuyển về số thấp để hỗ trợ phanh động cơ, giảm áp lực cho hệ thống chân phanh. Với xe hộp số sàn khi đổ đèo hãy chọn số thấp. Xe hộp số tự động có thể chuyển sang chế độ số tay thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng hay chọn chế độ số thấp ở cần số.

6. Dừng lại nếu sương mù quá dày đặc

Nếu thời tiết diễn biến xấu, sương mù dày đặc không thể di chuyển, tài xế không nên liều lĩnh để cố đi tiếp mà hãy tìm một chỗ đỗ xe an toàn, dừng lại một lúc để xem xét tình hình. Khi tìm chỗ đỗ xe, cần bật đèn ra tín hiệu cho các xe đi sau nhận diện rồi mới từ từ tạt vào vệ đường.

III. Cần chuẩn bị gì khi đi phượt Đà Lạt bằng ô tô?

Ảnh: Lê Hoàng Thiện

1. Chủ động cập nhật thời tiết

Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố sương mù” nên khả năng cao người lái sẽ gặp các cung đường dày đặc sương mù gây cản trở tầm nhìn.

Ngoài việc tập trung cao độ để quan sát tình hình, lái xe nên cập nhật thời tiết thường xuyên để chủ động hơn khi gặp tình huống xấu như sương mù kèm mưa, lốc gió… và chọn lộ trình, thời gian phù hợp.

2. Các bước kiểm tra xe trước khi đi phượt

Trước khi khởi hành, các tài xế nên kiểm tra toàn bộ các chi tiết của xe. Đặc biệt là khi lái xe trên cung đường đèo, có sương mù hoặc những điều kiện không thuận lợi cho tầm nhìn thì lại càng phải kỹ càng hơn nữa.

Lên danh sách những thứ cần phải kiểm tra xe trước khi khởi hành như bên dưới:

  • Đai an toàn
  • Hệ thống đèn xe
  • Phanh, còi
  • Hệ thống cần gạt nước 
  • Lốp xe
  • Hệ thống điều hòa
  • Xăng, động cơ

3. Đảm bảo cách lái xe an toàn khi đi đường đèo

  • Khi lái xe, đặc biệt là đoạn đường đèo có sương mù, người lái cần tập trung, không mải nghe nhạc, bật DVD, trò chuyện điện thoại
  • Lưu ý tốc độ di chuyểngiữ khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước trên các đoạn đường đèo.
  • Tránh tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột, ảnh hưởng đến những xe phía trước hoặc đang di chuyển phía sau và cũng gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.
  • Hạn chế phanh xe quá đột ngột dẫn đến nguy cơ bị trượt hoặc lật xe nếu đường trơn.
Đèo Ngoạn Mục nối liền Phan Rang – Đà Lạt và đèo Tà Nung hướng từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi qua thác Cam Ly là 2 cung đường đèo đẹp hiểm trở khi lái xe đi Đà Lạt (Ảnh: Alongwalker)

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc ô tô

Trước khi đi phượt Đà Lạt bằng ô tô, bạn nên mua bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, đơn vị bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường cho bên thứ ba (người bị nạn do lỗi của chủ xe). Mức bồi thường cụ thể tùy thuộc vào lỗi của chủ phương tiện.

Khi mua bảo hiểm ô tô online trên Saladin, bạn còn được hưởng những quyền lợi:

  • An tâm không bị CSGT phạt vì đã có giấy chứng nhận điện tử hợp pháp, không cần mang theo thẻ giấy. Chứng nhận được gửi qua email và lưu trữ trực tiếp trên điện thoại của bạn, có thể tra cứu ngay bằng mã QR trên giấy chứng nhận.
  • Được bảo hiểm mức trách nhiệm đối với bên thứ ba: 50 – 100 triệu/vụ đối với thiệt hại tài sản, 150 triệu/người/vụ đối với thiệt hại về người.
  • Hỗ trợ hotline 24/7
  • Yêu cầu bồi thường online tức thì qua Web / App Saladin

Với mức phí chỉ từ 480.700 VND/năm, bạn có thể mua bảo hiểm ô tô online thật dễ dàng trên nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp Saladin. Các gói bảo hiểm xe hơi tại Saladin được cung cấp bởi các đơn vị bảo hiểm uy tín hàng đầu Việt Nam như: bảo hiểm ô tô Bảo Minh, PVI, VNI, BSH, Liberty, Bảo Việt…

5. Mua bảo hiểm tai nạn con người

Những rủi ro có thể xảy ra bất chợt với những tài còn thiếu kinh nghiệm phượt Đà Lạt. Hậu quả tai nạn còn nghiêm trọng hơn nếu có người là trụ cột gia đình chịu chấn thương, mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chính vì thế, hãy trang bị một gói bảo hiểm tai nạn con người phù hợp trước chuyến đi.

Bảo hiểm tai nạn con người sẽ mang lại quyền lợi bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế trong các trường hợp:

  • Nếu không may bị thương do tai nạn: Được chi trả toàn bộ chi phí phát sinh như thuốc men, phẫu thuật, điều trị hay sử dụng thiết bị y tế theo chỉ định của bác sĩ, các chi phí hộ lý, thuê phòng, thuê xe cấp cứu và tiền bồi dưỡng trong thời gian nằm viện, với điều kiện khám và điều trị tại cơ sở y tế nằm trong danh sách liên kết với gói bảo hiểm tai nạn đã mua.
  • Trong trường hợp có thiệt hại về người hoặc thương tật vĩnh viễn: Được chi trả 100% số tiền bảo hiểm.

Cẩm nang ô tô: Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô   Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!

Tổng kết

Sở hữu bảo hiểm ô tô và bảo hiểm tai nạn cá nhân là tấm lá chắn an toàn không thể thiếu khi tham gia vào những chuyến “phượt” ô tô. Hãy trang bị ngay những kinh nghiệm lái xe an toàn và một gói bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm tai nạn phù hợp trước chuyến đi Đà Lạt để an tâm lái xe, chinh phục những con đèo ngoạn mục.

Chúc bạn một chuyến phượt bằng ô tô đến “thành phố ngàn hoa” thật thuận lợi và an toàn!

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ với Saladin.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan