Bảo hiểm sức khỏe gia đình: Cách phòng tránh 6 bệnh thường gặp do thời tiết nồm ẩm

Saladin

Thời tiết nồm ẩm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt gia đình, mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt là cho người già và trẻ em. Cùng “Bảo hiểm sức khỏe gia đình” Saladin tìm hiểu các loại bệnh thường gặp trong thời tiết nồm ẩm và cách phòng tránh bệnh tật cho gia đình trong tiết trời nồm ẩm qua bài viết dưới đây nhé.

I. Nguyên nhân gây bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Trời nồm ẩm là hiện tượng thời tiết với độ ẩm không khí cao, cộng thêm nhiệt độ thấp, ít ánh nắng Mặt trời, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm,… sinh sôi, phát triển mạnh và phát tán nhanh chóng trong không gian kín. Đây là lí do vì sao khi thời tiết ở các tỉnh miền Bắc bước vào thời tiết nồm ẩm thì tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do các bệnh hô hấp, da liễu,… lại tăng rất cao, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người lớn tuổi.

Đồng thời, khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hơn, các thành viên trong gia đình dễ nhiễm bệnh và phục hồi lâu hơn.

Chính vì thế, khi thời tiết nồm ẩm, bạn nên chủ động mua các gói bảo hiểm sức khỏe gia đình (Liberty Familycare, Bảo Việt, Bảo Minh,….) để cả nhà được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất trong thời điểm thời tiết không thuận lợi như nồm ẩm.

II. Trời nồm ẩm dễ mắc bệnh gì?

1. Các bệnh nồm ẩm về hô hấp

Khi trời trở lạnh, tế bào đường hô hấp dễ bị tổn thương, phù nề hoặc ứ dịch, gây ra các bệnh hô hấp ảnh hưởng đến đời sống và công việc hằng ngày.

Các bệnh hô hấp dễ lây lan khi nói chuyện, hắt hơi:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Cảm cúm
  • Viêm xoang
  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi, viêm phế quản
  • Viêm thanh quản

Các bệnh hô hấp gây triệu chứng khó chịu như: 

  • Bệnh trẻ em: sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, khàn tiếng, thở khò khè, bú kém
  • Ở người lớn: có thể thêm các triệu chứng như mất tiếng, sốt ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nuốt vướng, chán ăn… 
  • Nếu bị nặng như viêm phổi, viêm phế quản có thể bị ho có đờm, tức ngực, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn,…

2. Cúm gia cầm

Thời tiết nồm ẩm cũng thường là lúc bệnh cúm gia cầm bùng phát mạnh hơn, do virus cúm gia cầm có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và lây lan. Cúm gia cầm có thể gây các triệu chứng nặng với những người có sức đề kháng yếu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

3. Bệnh ngoài da do trời nồm

Mùa nồm với thời tiết ẩm, mưa phùn khiến cho làn da của bạn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt và tiết nhiều dầu. Độ ẩm không khí cao cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt da, xâm nhập vào lỗ chân lông và gây các bệnh viêm da, nấm da, nổi mẩn, mề đay, dị ứng, phù ngứa, các loại mụn bọc, mụn trứng cá, mụn sưng mủ,

4. Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, lây lan nhanh qua không khí, nhất là trong thời tiết nồm ẩm nên đây cũng là một bệnh nồm ẩm cần chú ý.

  • Triệu chứng thường gặp: sốt, chảy nước mũi, viêm kết mạc, ho, phát ban. 
  • Thời gian ủ bệnh thường là 7-10 ngày.
  • Bệnh sởi không quá nguy hiểm với người đã tiêm phòng vắc-xin.
  • Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não,…

5. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu cũng là một bệnh truyền nhiễm có tính lây nhiễm cao, lây qua đường nước bọt như hắt hơi, ho, nói chuyện,… và qua những đồ dùng của người bệnh.

  • Triệu chứng thường gặp: có nhiều mụn nước phồng rộp xuất hiện trên khắp cơ thể, kèm theo đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi.
  • Bệnh thủy đậu thường gây khó chịu do các mụn nước gây đau đớn, để lại sẹo mụn gây mất thẩm mỹ, ngoài ra có thể diễn biến nguy hiểm gây viêm phổi, viêm màng não,… với những trẻ em có hệ miễn dịch yếu. 

6. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi trời nồm

Một “đặc sản” của thời tiết nồm ẩm là quần áo khó khô và luôn trong tình trạng ẩm ướt sau giặt. Đó là môi trường cực kì thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển ở các món đồ lót, gây ra các căn bệnh như viêm nhiễm, nấm ngứa vùng phụ khoa.

Các căn bệnh vùng kín do trời nồm ẩm này không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn có nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm khác, thậm chí trở nặng có thể dẫn tới vô sinh. 

III. Cách phòng tránh bệnh tật cho gia đình trong thời tiết nồm ẩm

1. Chăm sóc cơ thể

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi ra ngoài trong thời tiết nồm ẩm. Luôn có áo khoác, áo mưa tránh bị ướt, giữ ấm tay, chân, cổ, đặc biệt là cho các con nhỏ. Khi bị ướt do mưa phùn, không khí ẩm, cần nhanh chóng thay quần áo, tránh để nước và hơi lạnh ngấm vào cơ thể gây bệnh hô hấp hay viêm phổi.
  • Khi bị lạnh, nên làm ấm cơ thể bằng một cốc nước nóng hoặc trà gừng.
  • Nếu uống rượu, bia thì không nên ra ngoài trời lạnh và ẩm ướt, vì khi có cồn, cơ thể bị hạ thân nhiệt, nếu tiếp xúc với trời lạnh và ẩm thì bạn rất dễ bị cảm, thậm chí dẫn đến viêm phổi nặng hay đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi có triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, sốt, đau họng… người dân cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh, không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt điều trị, không dùng lại đơn thuốc cũ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

2. Chăm sóc môi trường sống

Bạn cần giữ môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng để tránh bệnh nồm ẩm lây lan bằng cách thường xuyên làm 4 việc sau:

  • Lau dọn nhà cửa, giữ vệ sinh nơi ở.
  • Khử trùng các vật dụng thường tiếp xúc với bàn tay.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ khi ở ngoài về nhà để tránh lây lan vi khuẩn, virus.
  • Dùng điều hòa, máy hút ẩm để giữ khô không gian sống.

3. Chăm sóc gia đình

7 việc cần làm để chăm sóc cơ thể cho cả gia đình trong tiết trời mưa phùn, nồm ẩm:

  • Do thời tiết nồm ẩm cũng khiến cho bệnh dễ lây lan hơn, bảo vệ bản thân bạn cũng là cách để bảo vệ gia đình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, nhiều vitamin kết hợp tập thể dục mỗi ngày cho cả gia đình để tăng cường sức đề kháng, chống lại thời tiết khắc nghiệt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, nếu tiếp xúc phải nhớ đeo khẩu trang, nhất là với các bé đang đi học mẫu giáo.
  • Luôn làm sạch da, chăm sóc da mặt hằng ngày để phòng tránh các bệnh da liễu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng máy sấy đối với quần áo lót để phòng tránh viêm nhiễm, nấm ngứa.
  • Tiêm vacxin phòng tránh bệnh sởi, thuỷ đậu, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
  • Mua bảo hiểm sức khỏe gia đình (Liberty Familycare, Bảo Việt, Bảo Minh…) để gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất trước mọi bệnh nồm ẩm.

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

IV. Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nồm với bảo hiểm sức khỏe gia đình

Để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình trước các bệnh nồm ẩm diễn ra hằng năm thì trang bị bảo hiểm sức khỏe cho cả nhà là điều rất cần thiết.

Bạn có thể thông qua nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin để so sánh, lựa chọn quyền lợi đa dạng các gói bảo hiểm sức khỏe gia đình từ những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, mua bảo hiểm sức khỏe online tiện lợi cho cả nhà qua website/ ứng dụng Saladin, được hỗ trợ bồi thường nhanh chóng với đội ngũ hotline 24/7 liên kết trực tiếp với các công ty bảo hiểm, hệ thống bảo lãnh viện phí khắp Việt Nam và ở cả nước ngoài.

Khi mua bảo hiểm sức khỏe theo gói dành cho cả gia đình, mức phí bảo hiểm sẽ chia đều cho tất cả các thành viên, đặc biệt giảm thêm phí khi mua cho số luọng từ 3 thành viên trở lên, giúp bạn tối ưu chi phí & an tâm bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi thành viên khi cần thăm khám, nhập viện.

Kết

Bảo hiểm sức khỏe không chỉ cần thiết cho những gia đình sống ở nơi có thời tiết nồm ẩm, mà còn là giải pháp bảo vệ sức khỏe, trút bỏ gánh nặng viện phí cho mọi gia đình trước nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là với những đối tượng dễ tổn thương như con nhỏ hay cha mẹ, ông bà. Đừng quên truy cập Saladin để chọn được gói bảo hiểm sức khỏe gia đình phù hợp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất nhé.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ với Saladin.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan