Hỏi đáp sức khỏe: Ai dễ nhiễm cúm mùa? Những điều bạn cần biết về dịch cúm mùa

Saladin
·

Thời gian gần đây, dịch cúm mùa đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho sức khỏe cộng đồng. Ai dễ nhiễm cúm mùa, biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa và những nguy cơ tiềm ẩn mà cúm mùa mang lại là gì? Hãy cùng Saladin tìm hiểu thông qua bài viết hỏi đáp sức khỏe dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé.

Cùng Saladin trả lời các câu hỏi đáp sức khỏe về bệnh cúm mùa đang lây lan.

Cúm mùa là gì? Ai dễ nhiễm cúm mùa?

    Cúm mùa, hay còn được gọi là bệnh nhiễm cúm theo mùa, là một bệnh lý hô hấp cấp tính dễ lây lan. Tác nhân gây bệnh chính là virus Influenza, chúng tấn công đường hô hấp trên, bao gồm mũi, họng và phổi. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân ở các vùng khí hậu ôn hòa, và có thể xuất hiện quanh năm tại các nước nhiệt đới như Việt Nam.

    Ở Việt Nam, cúm mùa là bệnh lưu hành thường xuyên, tuy nhiên, thời điểm bệnh gia tăng thường rơi vào mùa đông và mùa xuân. Các chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo rằng, mùa cúm cao điểm ở nước ta thường rơi vào khoảng tháng 3, 4 và tháng 9, 10 hàng năm.

    Virus cúm có nhiều chủng loại, nhưng virus cúm A và virus cúm B là hai loại phổ biến nhất, chúng gây ra hầu hết các đợt bùng phát cúm mùa ở người. Cúm mùa thường có diễn tiến nhẹ và người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, ở những đối tượng có nguy cơ cao, ví dụ như người lớn tuổi, trẻ em nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền mãn tính.

    Hỏi đáp sức khỏe: Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa là gì?

      Các biểu hiện bệnh cúm mùa thường khởi phát một cách bất ngờ và nhanh chóng. Người bệnh có thể trải qua một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

      • Sốt cao hoặc cảm giác sốt: Thường sốt trên 38°C, kèm theo ớn lạnh, run rẩy.
      • Ho khan hoặc ho có đờm: Có thể ho liên tục, gây khó chịu ở cổ họng và ngực.
      • Viêm họng, đau rát họng: Cảm giác khô, đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
      • Sổ mũi, nghẹt mũi: Chảy nước mũi trong hoặc đặc, gây khó thở, nghẹt tắc đường thở.
      • Đau nhức cơ bắp: Đau mỏi khắp người, đặc biệt ở lưng, chân, tay, các khớp.
      • Đau đầu: Cảm giác đau nhức đầu âm ỉ hoặc dữ dội, có thể đau tập trung ở vùng trán, thái dương.
      • Mệt mỏi, suy nhược: Cảm thấy kiệt sức, không muốn vận động, thiếu năng lượng.
      • Rối loạn tiêu hóa (ở một số người): Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, triệu chứng này thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn.

      Các triệu chứng của cúm mùa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, ví dụ như cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm phế quản… Để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ.

      Cúm mùa không chỉ gây ra các triệu chứng thông thường như sốt, ho, đau nhức cơ mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa như:

      • Viêm phế quản: Đây là biến chứng phổ biến nhất của cúm mùa. Virus cúm xâm nhập vào đường hô hấp trên rồi lan xuống phế quản, gây viêm phế quản cấp. Người bệnh thường ho kéo dài, có đờm, khó thở và thở khò khè, tình trạng này có thể kéo dài hơn 3 tuần.
      • Nhiễm trùng xoang và tai: Khi hệ miễn dịch suy yếu, virus cúm dễ dàng tấn công niêm mạc, gây nhiễm trùng xoang với các triệu chứng như chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, nghẹt mũi, ho và đau nhức vùng mặt. Ngoài ra, virus cũng có thể lan sang tai thông qua ống Eustachian, dẫn đến nhiễm trùng tai, đặc biệt ở trẻ em do cấu trúc ống này ngắn hơn. 
      • Viêm phổi: Đây là biến chứng nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng bao gồm ho có đờm xanh hoặc vàng, sốt cao, khó thở, đau đầu và đau cơ. 
      • Bệnh mạn tính trở nặng: Cúm mùa có thể làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh tim, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
      • Viêm cơ tim: Virus cúm có thể tấn công cơ tim, gây viêm cơ tim với các triệu chứng như nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, da tím tái. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử.
      • Viêm cơ và tiêu cơ vân: Biến chứng này gây yếu cơ, tụt huyết áp, nước tiểu sẫm màu, thậm chí suy thận cấp và sốc giảm thể tích.
      • Suy đa cơ quan: Virus cúm có thể làm tổn thương tim, dẫn đến suy giảm chức năng cung cấp máu cho các cơ quan khác như não, gan, thận, gây suy đa cơ quan và tăng nguy cơ tử vong.
      • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nặng nề nhất, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức, gây tổn thương lan rộng. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau nhức dữ dội, khó thở và suy đa cơ quan.
      • Viêm não: Mặc dù hiếm gặp, viêm não là biến chứng nguy hiểm, gây sưng và viêm não, dẫn đến co giật, giảm trí nhớ và mất tập trung. Trẻ em và người có bệnh lý thần kinh dễ bị ảnh hưởng nặng nề.
      • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Thai nhi cũng có thể bị dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, nhẹ cân hoặc hở hàm ếch.

      Hỏi đáp sức khỏe: Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị cúm mùa hiệu quả?

        Khi nghi ngờ mắc cúm mùa, người bệnh cần được cách ly và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Đối với trường hợp nhẹ, không có biến chứng, bệnh nhân có thể được hướng dẫn điều trị tại nhà mà không cần xét nghiệm.

        Các biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm:

        • Sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5°C.
        • Bổ sung đủ nước và chất điện giải để tránh mất nước.
        • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
        Cúm mùa là căn bệnh có thể trở nặng bất ngờ, khác với cảm sốt thông thường, nên cần được theo dõi kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

        Trường hợp bệnh nhân có biến chứng hoặc diễn biến nặng, cần nhập viện để theo dõi và điều trị. Các loại thuốc kháng virus như oseltamivir hoặc zanamivir thường được chỉ định để ngăn chặn sự phát triển của virus. Nếu bệnh nhân bị suy hô hấp, các phương pháp hỗ trợ như thở oxy, CPAP hoặc thông khí nhân tạo sẽ được áp dụng.

        Sau khi hết sốt và các triệu chứng (trừ ho), bệnh nhân có thể xuất viện nếu sức khỏe ổn định sau 48 giờ. Tuy nhiên, cần tiếp tục cách ly tại nhà trong vòng 7 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên để tránh lây nhiễm cho người khác.

        Để giảm thiểu nguy cơ mắc cúm mùa, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

        • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi đi ra ngoài, trước và sau khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
        • Che miệng và mũi bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi để tránh phát tán virus.
        • Vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc thường xuyên, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
        • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và sử dụng nước muối sinh lý để làm ẩm mũi, đặc biệt trong thời tiết khô lạnh.
        • Duy trì lối sống lành mạnh: tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh hút thuốc lá.
        • Tiêm vắc-xin phòng cúm: Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa chủ động hiệu quả nhất, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 90%. Vắc-xin không chỉ ngăn ngừa cúm mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong, đặc biệt khi đồng nhiễm với các bệnh khác. 
        • Mua bảo hiểm sức khỏe gia đình để an tâm về mặt tài chính khi không may khi không may mắc cúm mùa hoặc các bệnh lý khác, đặc biệt với các gia đình có ai dễ nhiễm cúm mùa. Bảo hiểm sức khỏe giúp bạn giảm bớt áp lực về tài chính trong trường hợp cúm mùa diễn biến nặng, cần điều trị chuyên sâu hoặc nhập viện. Khi có bảo hiểm sức khỏe, bạn sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi đối diện với các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả cúm mùa.

        Cách chọn mua bảo hiểm sức khỏe gia đình

          Để chọn mua bảo hiểm sức khỏe gia đình tốt nhất, giúp bạn an tâm điều trị cúm mùa và các bệnh khác, hãy xem xét những yếu tố sau: 

          • Xác định nhu cầu: Hãy cân nhắc nhu cầu của bản thân và gia đình, chẳng hạn như khám chữa bệnh thường xuyên, chăm sóc sức khỏe định kỳ hay bảo vệ trước các rủi ro bất ngờ.
          • So sánh các gói bảo hiểm sức khỏe gia đình: Đừng quên so sánh quyền lợi, mức phí, và điều khoản của các gói bảo hiểm khác nhau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
          • Kiểm tra uy tín công ty bảo hiểm: Lựa chọn các công ty bảo hiểm có thương hiệu và được đánh giá cao về dịch vụ khách hàng cũng như quy trình bồi thường.

          Nếu bạn vẫn còn phân vân mua bảo hiểm sức khỏe gia đình ở đâu để bảo vệ gia đình trước dịch cúm mùa diễn biến ngày càng nghiêm trọng, Saladin là một lựa chọn thuận tiện cho bạn. Saladin là nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp, hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, Liberty, PVI… mang đến cho bạn những lựa chọn bảo hiểm sức khỏe đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu bảo vệ.

          Ưu điểm nổi bật khi mua bảo hiểm sức khỏe gia đình online qua Saladin:

          • Mua bảo hiểm online dễ dàng, nhanh chóng: Với Saladin, bạn có thể mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên Web/App Saladin, bạn có thể dễ dàng so sánh thông tin chi tiết từ nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
          • Đa dạng lựa chọn, phù hợp mọi gia đình: Saladin hợp tác với các công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu, cung cấp đa dạng gói bảo hiểm sức khỏe cho cả cá nhân và gia đình với mức phí linh hoạt, phù hợp với khả năng chi trả của từng gia đình.
          • Quyền lợi bảo hiểm toàn diện: Các gói bảo hiểm sức khỏe trên Saladin thường được thiết kế với quyền lợi nội trú và ngoại trú cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thường xuyên, đặc biệt là với bệnh cúm mùa.
          • Hỗ trợ tận tâm 24/7: Saladin sở hữu đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về bảo hiểm sức khỏe 24/7.  Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu bồi thường trực tuyến tức thì trên Web/App Saladin.

          Ngoài bảo hiểm sức khỏe cá nhân và gia đình, Saladin còn cung cấp bảo hiểm thai sản cho mẹ bầu, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm du lịch và nhiều sản phẩm bảo hiểm khác, mang đến giải pháp bảo vệ toàn diện cho cuộc sống của bạn.

          Kết

          Hy vọng bài viết hỏi đáp sức khỏe trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh cúm mùa để giúp bạn chủ động đối phó với bệnh này. Đừng quên cân nhắc lựa chọn một gói bảo hiểm sức khỏe gia đình trực tuyến phù hợp trên Saladin để an tâm về tài chính, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình thân yêu nhé! Saladin chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và bình an!

          Cẩm nang sức khỏe

          Mẹo sống khỏe   Hỏi đáp sức khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

          Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo


          MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

          Subscribe
          Notify of
          0 Comments
          Inline Feedbacks
          Xem hết bình luận

          Bài viết liên quan