Luật giao thông 2025: Người đi xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng với nhiều lỗi
Từ ngày 1/1/2025, mức phạt mới đối với các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ, được quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP, chính thức được áp dụng. Điểm đáng chú ý là mức phạt cao nhất đối với người đi xe máy lên đến 14 triệu đồng với nhiều lỗi. Mức phạt này được áp dụng với những lỗi nào theo luật giao thông 2025? Bạn hãy cùng Saladin tìm hiểu nhé!

1. Mức phạt người lái xe máy đến 14 triệu đồng
Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024 do Chính phủ ban hành, người lái xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự sẽ bị phạt từ 10 đến 14 triệu đồng cho các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ sau:
- Không quan sát, không giảm tốc độ hoặc không dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định khi điều khiển xe mà gây tai nạn giao thông;
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;
- Điều khiển xe vào đường cao tốc, dừng, đỗ, quay đầu xe, lùi xe, vượt, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;
- Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn theo quy định gây tai nạn giao thông;
- Điều khiển xe vào đường có biển báo hiệu có cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông;
- Đi ngược chiều trên đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông sau:
- Không tuân thủ chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
- Chở người sử dụng ô (dù) trên xe;
- Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau;
- Không bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày sáng hôm sau hoặc trong điều kiện thời tiết có sương mù, khói, bụi, trời mưa hoặc thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;
- Tránh xe không đúng quy định;
- sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ, đi qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng, gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp có dải phân cách) hoặc khi chuyển hướng;
- Không nhường đường cho xe đi từ chiều ngược lại theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, có chướng ngại vật;
- Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau trong khu vực đông dân cư, cơ sở khám – chữa bệnh;
- Chạy xe dưới tốc độ cho phép trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu;
- Chạy xe với tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
- Xe không được quyền ưu tiên mà lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên;
- Chở theo 02 người trên xe (không kể người lái xe), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật hoặc khi áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
- Người đang điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh;
- Chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
- Không bật đèn chiếu gần khi lưu thông qua hầm;
- Chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên;
- Sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi đang lái xe.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông;
- Không tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên đang phát tín hiệu;
- Lạng lách, đánh võng;
- Chưa gạt chân chống hoặc gạt chưa hết và chở đồ cồng kềnh để xảy ra tình trạng quệt khi đi đường gây nguy hiểm;
- Người ngồi sau điều khiển xe bằng cách vòng tay qua người ngồi trước, trừ khi chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước;
- Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu vực đông dân cư, cơ sở khám – chữa bệnh.
Theo quy định mới, mỗi giấy phép lái xe sẽ tối đa 12 điểm. Do đó, bên cạnh mức phạt 10 đến 14 triệu đồng, giấy phép lái xe sẽ bị trừ 10 điểm đối với người điều khiển xe máy, xe mô tô có hành vi vi phạm kể trên. Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tương ứng với thời hạn ít nhất 6 tháng đến khi người đó được tham gia kiểm tra do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức để phục hồi số điểm.
2. Bảo hiểm TNDS xe máy có vai trò gì trong trường hợp người lái xe gây tai nạn?
Trong trường hợp người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông, bảo hiểm TNDS xe máy có vai trò vô cùng quan trọng:
- Bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba: bao gồm thiệt hại về người (chi phí điều trị, viện phí, các khoản hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật) và thiệt hại về tài sản (chi phí sửa chữa, thay thế tài sản bị hư hỏng hoặc mất mát do tai nạn gây ra).
- Giảm gánh nặng tài chính cho người gây tai nạn: bảo hiểm sẽ thay mặt người gây tai nạn thực hiện việc bồi thường, giúp họ tránh khỏi những rủi ro tài chính lớn.
- Hỗ trợ các thủ tục pháp lý: các công ty bảo hiểm thường hỗ trợ người điều khiển xe trong việc giải quyết khiếu nại và bồi thường, giúp giảm thiểu rắc rối về mặt pháp lý.
- Đảm bảo an toàn giao thông: bảo hiểm TNDS góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông và các tranh chấp liên quan đến bồi thường.
Kết
Saladin hy vọng bài viết này đã đem lại những thông tin hữu ích về mức phạt người đi xe máy trong luật giao thông 2025.
Nếu bạn có nhu cầu mua bảo hiểm TDNS xe máy thì đừng ngần ngại ghé thăm website của Saladin nhé! Saladin – đối tác chính thức của nhiều đơn vị bảo hiểm hàng đầu Việt nam – cam kết sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ bảo hiểm của Saladin với đội ngũ CSKH tận tâm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ 24/7 và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn và hỗ trợ tìm được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ
Hotline
1900 638 454
cs@saladin.vn
Website
saladin.vn