Bảo hiểm vận chuyển nội địa: Tổng hợp hướng dẫn cách đóng gói hàng an toàn

Saladin

Đóng gói hàng hóa đúng cách là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo quá trình vận chuyển nguyên vẹn đến người nhận. Hãy cùng Saladin tìm hiểu những cách đóng gói hàng hóa “chuẩn” và cách trang bị gói bảo hiểm vận chuyển nội địa phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển dưới đây.

I. Cách đóng gói hàng an toàn theo từng loại hàng

1. Cách đóng gói hàng dễ vỡ

Khi đóng gói các loại hàng dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ hay tượng,… người gửi cần hết sức lưu ý vì đây là các sản phẩm dễ gặp phải sự cố như vỡ, nứt, hư hỏng, trầy xước…

Các bước gói hàng dễ vỡ như sau:

  • Bước 1: Dùng xốp bọc kín từ 2 – 3 lớp và gia cố bằng băng keo.
  • Bước 2: Đặt sản phẩm vào thùng carton sau đó dùng mút xốp và tấm bọt khí chèn cố định sản phẩm cho vừa khít rồi dùng băng keo gia cố thùng. Tùy theo tính chất hàng mà bạn có thể “độn” thêm giấy, mút xốp, carton, pallet gỗ,… vừa khít để sản phẩm không có nhiều không gian để di chuyển qua lại, đảm bảo an toàn hơn.
  • Bước 3: Dán phiếu cảnh báo “Hàng dễ vỡ” cùng phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng để người giao hàng cẩn thận hơn.

2. Cách đóng gói hàng điện tử

Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng điện tử, đồ công nghệ như máy tính, điện thoại, máy in, tivi, tủ lạnh… thì bạn nên lưu ý đóng gói cho cẩn thận vì đây là loại hàng có giá trị cao và dễ xảy ra rủi ro khi vận chuyển.

Các bước đóng gói:

  • Bước 1: Dùng xốp bọc xung quanh các mặt sản phẩm và cuốn băng keo gia cố.
  • Bước 2: Dùng giấy bọt khí bọc xung quanh và dán băng keo chắc chắn để gia cố sản phẩm. Cũng như trên, bạn nên độn thêm vào không gian trống xung quanh sản phẩm giấy, mút xốp, carton, pallet gỗ,… vừa khít để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
  • Bước 3: Dán phiếu cảnh báo “Hàng dễ vỡ” cùng phiếu giao nhận hàng bên ngoài thùng.

3. Cách đóng gói hàng chất lỏng

Những loại hàng có chứa chất lỏng như mỹ phẩm, sữa, nước giải khát, bia, rượu… rất dễ bị tràn ra ngoài nếu không được đóng gói cẩn thận.

Để bảo vệ hàng hóa an toàn, bạn cần:

  • Bước 1: Bọc kín sản phẩm bằng tấm bọt khí hoặc bằng các vật liệu chống thấm và chống va đập.
  • Bước 2: Dùng băng keo, vật liệu lót để cố định sao cho khít các sản phẩm trong thùng carton hoặc thùng xốp.
  • Bước 3: Sử dụng màng co để bọc quanh thùng.
  • Bước 4: Dán cố định phiếu cảnh báo “Hàng dễ vỡ” cùng phiếu giao nhận hàng bên ngoài.

4. Cách đóng gói hàng thực phẩm, đông lạnh

Những loại hàng là thực phẩm như bánh kẹo, mực cá, trái cây,… bạn có thể đóng gói như sau:

  • Bước 1: Tùy vào sản phẩm cần được bảo quản lâu hoặc có thể dùng ngay mà phân loại, đóng hàng hóa vào những túi nhỏ bằng các bao bì có khả năng chống rò rỉ. Lý tưởng nhất là túi nilon dày tối thiểu 0.1 mm và nếu được thì hút chân không loại hàng hóa đó.
  • Bước 2: Đưa các gói hàng, sản phẩm vào các thùng carton/xốp/gỗ/nhựa chuyên dụng.
  • Bước 3: Dán phiếu giao nhận hàng hóa/ mã vận đơn vào từng kiện, thùng.

5. Cách đóng gói hàng thư từ, tài liệu

Loại hàng này dễ bị ẩm ướt dẫn đến rách, hư hỏng hoặc bị mốc. Dù có trọng lượng nhẹ thì người gửi vẫn phải tuân thủ cách đóng gói theo đúng quy định khi vận chuyển.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt thư từ, tài liệu, bưu phẩm vào vỏ đựng chuyên dụng như bì thư, nilon, carton…
  • Bước 2: Dán kín và niêm phong miệng phong bao.
  • Bước 3: Dán phiếu giao nhận hàng/ mã vận đơn lên sản phẩm.

6. Cách đóng gói hàng có thể cuộn tròn

Với những sản phẩm cần cuộn tròn như tranh vẽ, bản đồ… khi vận chuyển, bạn có thể đóng gói theo các bước:

  • Bước 1: Cuộn tròn sản phẩm vào trong ống nhựa hoặc bìa carton cứng rồi bịt kín 2 đầu bằng băng dính.
  • Bước 2: Cuộn màng bọc nilon quanh ống.
  • Bước 3: Dán phiếu giao nhận hàng/ mã vận đơn lên sản phẩm.

II. Bảo hiểm vận chuyển nội địa: Cần làm gì khi kiện hàng không nguyên vẹn do vận chuyển?

1. Liên hệ đơn vị vận chuyển

Khi kiện hàng không còn nguyên vẹn tình trạng như khi người gửi bàn giao cho đơn vị vận chuyển mà có dấu hiệu bị tác động, mở ra từ trước hoặc móp méo, ướt, rách hộp thì người bán cần ngay lập tức liên hệ với bên vận chuyển. Dựa theo tình trạng hàng hóa, đôi bên sẽ có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tốt nhất.

Quy trình khiếu nại khi hàng hóa bị hư hỏng do vận chuyển

Tham khảo các bước khiếu nại khi hàng hóa bị hư hỏng do vận chuyển như bên dưới:

  • Ghi rõ nội dung yêu cầu khiếu nại và ảnh chụp thực trạng sản phẩm/hàng hóa cần khiếu nại, bao gồm ảnh chụp bao bì kiện hàng hoặc video quay lại quá trình kiểm hàng để chứng minh rằng cách đóng gói hàng của bạn đúng và hàng còn nguyên vẹn.
  • Hình ảnh phiếu nhận hàng có xác nhận của nhân viên giao hàng về tình trạng kiện hàng có dấu hiệu bất thường.
  • Sau bước tiếp nhận thông tin, đơn vị vận chuyển sẽ kiểm tra và đánh giá lại tình trạng cũng như mức độ hư hỏng của hàng hóa. Cả người gửi và bên vận chuyển đều cùng giám sát việc kiểm định để đảm bảo tính chính xác nhất.
  • Việc thu hồi và đền bù cho khách hàng sẽ diễn ra sau khi xác định được mức độ hư hỏng của hàng hóa và nếu lý do xuất phát từ đơn vị vận chuyển.

 Lưu ý phía người gửi để vận chuyển an toàn

  • Khi gửi chuyển phát những loại hàng dễ bị hư hỏng, bạn cần chủ động thông tin hoặc ghi chú cho đơn vị vận chuyển để họ lựa chọn cách thức vận chuyển phù hợp nhất.
  • Người gửi cần đảm bảo đóng gói hàng hóa đúng chuẩn.
  • Khai báo giá trị của đơn hàng chính xác và đầy đủ để được đền bù khi hàng hóa gặp sự cố ngoài ý muốn.

2. Liên hệ công ty bảo hiểm hàng hóa nếu có bảo hiểm vận chuyển nội địa

Khi vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng giá trị cao hoặc dễ xảy ra sự cố, bạn nên mua bảo hiểm vận chuyển nội địa, hay bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa. Trong trường hợp hàng hóa không còn nguyên vẹn do quá trình vận chuyển, bạn hãy liên hệ đến công ty bảo hiểm càng sớm càng tốt để nhận được phương án bồi thường thiệt hại theo đúng thỏa thuận.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc vận chuyển nội địa cho hàng hóa giá trị cao, bạn có thể liên hệ hotline Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp để tìm hiểu chi tiết. Những tổn thất hàng hóa được gói bảo hiểm vận chuyển đường bộ do Saladin hợp tác chiến cùng các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam có các quyền lợi bồi thường bao gồm:

  •  Cháy nổ
  • Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ; đâm va vào phương tiện khác;
  • Thiên tai
  • Gãy đổ cây, cầu cống, đường hầm…
  • Lái xe xảy ra tai nạn dẫn tới hư hỏng hàng hóa
  • Trộm cắp hoặc bị cướp
  • Hàng hóa bị hư hỏng do rơi vỡ, do bất cẩn của lái xe trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ lên và xuống phương tiện vận chuyển

Tổng kết

Đầu tư chi phí bảo hiểm không quá lớn nhưng quyền lợi bồi thường lại cao, bảo hiểm vận chuyển nội địa cho hàng hóa là “lá chắn an toàn” để người gửi yên tâm ship hàng đi muôn nơi.

Đừng quên lưu lại cách đóng gói hàng an toàn để hạn chế rủi ro khi vận chuyển nhé. Chúc bạn luôn mua may bán đắt và các kiện hàng luôn “nguyên đai nguyên kiện” khi đến tay người nhận!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn thêm về bảo hiểm.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan