Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ: Những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa Bắc – Nam

Saladin

Vận chuyển hàng Bắc Nam được biết đến là trục đường vận tải nội địa quan trọng nhất. Tuyến đường mỗi ngày đều đón tấp nập các phương tiện to nhỏ qua lại, do đó khó có thể tránh khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển. Vậy những rủi ro dễ gặp khi vận chuyển hàng hóa Bắc – Nam là gì, và vì sao nên mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ để bảo vệ hàng hóa?

I. Rủi ro khi vận chuyển hàng hóa tuyến Bắc – Nam

1. Vận chuyển đường bộ dễ chậm trễ, hư hỏng hàng hóa

Hàng hóa vận chuyển tuyến Bắc – Nam, và ngược lại, bằng đường bộ đều phải đi qua tuyến đường trọng yếu là Quốc lộ 1A. Do là trục phân phối hàng hóa đi khắp cả nước, tuyến đường này luôn xảy ra tình trạng quá tải mỗi ngày. Điều này dẫn đến hàng hóa bị chậm trễ so với thời gian dự kiến, gây nên những rắc rối không nhỏ cho người gửi, người nhận cũng như đơn vị vận chuyển.

Ngoài ra, với lưu lượng phương tiện vận chuyển dày đặc và tuyến đường đi xa, rất dễ xảy ra va chạm gây hư hỏng, hao hụt, thất lạc hàng hóa.

2. Vận chuyển đường biển dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Vận chuyển đường biển tuy sẽ hạn chế tắc nghẽn giao thông, ít xảy ra va chạm, nhưng lại dễ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết xấu hay thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên hàng năm, đặc biệt là vùng biển miền Trung. Khi thời tiết xấu hoặc dự báo có bão, một là các hoạt động vận chuyển vùng biển sẽ bị tạm ngưng, hai là độ an toàn sẽ không được đảm bảo cho tàu chở hàng.

Một bất lợi của vận chuyển đường biển là, một khi rủi ro xảy ra đều dẫn tới thiệt hại gần như toàn bộ đối với hàng hóa trên tàu.

3. Vận chuyển đường hàng không chi phí cao, kiểm tra nghiêm ngặt

Hiện nay, vận chuyển hàng hóa đường hàng không được xem là hình thức nhanh và an toàn nhất với tỉ lệ xảy ra sự cố thấp và khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế rút ngắn ngay trong ngày.

Tuy vậy, hình thức vận chuyển này vẫn tiềm ẩn các rủi ro, đặc biệt là vấn đề liên quan đến các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của sân bay, như:

  • Hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không phải trải qua các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, những mặt hàng mang tính rủi ro cao có thể bị hạn chế hoặc không được chấp nhận để vận chuyển (thiết bị điện tử kèm pin, mỹ phẩm, hàng hóa là chất lỏng, khí, rắn dễ cháy, nam châm hoặc vật liệu từ tính, ….)
  • Việc vận chuyển bị ảnh hưởng nhiều bởi quy định an toàn bay. Các yếu tố thời tiết, sương mù, mưa bão có thể khiến các chuyến bay bị trì hoãn hoặc hủy chuyến, lịch trình bay bị ngưng trệ khiến dịch vụ chuyển hàng hóa cũng bị trễ theo.

II. Mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ có lợi gì?

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, thuộc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, bảo vệ cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển qua: đường bộ, đường thủy, đường sắt và hàng không trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 

1. Các trường hợp được bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ bồi thường

Khi đã mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường bộ, bên mua sẽ được bồi thường đối với những rủi ro xảy ra với hàng hóa như:

  • Cháy hoặc nổ.
  • Thiên tai.
  • Phương tiện vận chuyển mắc cạn, bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, đâm va nhau hoặc đâm va với vật thể khác hay bị trật bánh.
  • Trường hợp phương tiện vận chuyển mất tích.
  • Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ.

Những chi phí mà công ty bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ sẽ chi trả trong trường hợp xảy ra những tổn thất về hàng hóa kể trên là:

  • Những chi phí hợp lý do Người được bảo hiểm (NĐBH), người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm.
  • Chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
  • Các phí tổn hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
  • Chi phí tổn thất chung và chi phí cứu hộ.

2. Mức phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ

Số tiền bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường bộ là giá trị của hàng hóa do NĐBH kê khai và công ty bảo hiểm chấp thuận.

Thông thường, số tiền này bao gồm:  Giá tiền hàng ghi trên hóa đơn bán hàng + Chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

Xem thêm:

Mua bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa cần lưu ý những gì?

“Giải mã” A-Z bảo hiểm vận chuyển nội địa và quốc tế cho hàng hóa

Kết luận

Như vậy, có thể thấy việc mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại với hàng hóa, do nguyên nhân khách quan xảy ra trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là chuyển hàng qua tuyến đường Bắc – Nam đầy rủi ro. Để được hỗ trợ từ tư vấn, chọn gói bảo hiểm phù hợp, thanh toán, cấp chứng nhận online đến hỗ trợ yêu cầu bồi thường 24/7, bạn có thể mua bảo hiểm vận chuyển đường bộ online dễ dàng trên Saladin – bảo hiểm công nghệ một chạm cung cấp đa dạng sản phẩm bảo hiểm và phương thức thanh toán từ những công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan