Kinh nghiệm lái xe an toàn: Cập nhật mức phạt nồng độ cồn năm 2024

Saladin

Khi tham dự những buổi chung vui với đối tác, bạn bè, người thân, nếu có sử dụng bia rượu, các bác tài cần lưu ý về quy định nồng độ cồn mới nhất để tránh vi phạm, cũng như đảm bảo lái xe an toàn. Hãy cùng chuyên mục “Kinh nghiệm lái xe an toàn” tìm hiểu thêm nhé.

Tham gia giao thông sau khi tiêu thụ chất kích thích hoặc rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn đường bộ. Mức phạt vi phạm cho hành vi này vì thế khá nghiêm trọng, thường bao gồm phạt hành chính, tạm giữ phương tiện, và có thể dẫn đến tước bằng lái. Vì sao điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia lại nguy hiểm?

1. Ảnh hưởng của nồng độ cồn lên não bộ

Khi có nồng độ cồn trong máu, người điều khiển phương tiện có thể gặp các hiện tượng sau:

– Giảm sự tập trung và giảm khả năng phán đoán: Với nồng độ thấp tương đương nửa lon bia, cồn đã có thể gây phấn khích cho não bộ, từ đó giảm tập trung. Khi đi trên đường, tập trung và khả năng phán đoán là điều cực kì cần thiết để phát hiện các mối nguy hiểm tiềm tàng và làm theo chỉ dẫn của biển báo giao thông.

– Phản xạ chậm và giảm khả năng phối hợp: Chất cồn có thể khiến não bộ phản ứng chậm chạp trước các thông tin và giảm khả năng phối hợp của các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt, tai. Điều này có thể dẫn đến việc khó phản ứng kịp thời khi xảy ra tình huống bất ngờ, giảm độ an toàn khi lái xe.

– Giảm tầm nhìn: Trong các trường hợp nghiêm trọng, người dùng rượu, bia còn bị tổn thương giác mạc, mắt mờ, hoặc không điều khiển được mắt. Việc này gây khó khăn trong việc quan sát môi trường xung quanh, dễ gây ra tai nạn.

2. Mức phạt nồng độ cồn đối với xe hơi

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt khi người điều khiển xe hơi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở như sau:

  • Nồng độ không quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc không quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 VND – 8.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
  • Nồng độ vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 16.000.000 VND đến 18.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
  • Nồng độ vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 30.000.000 VND đến 40.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

3. Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt khi người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở như sau:

  • Nồng độ không quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 2.000.000 VND đến 3.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
  • Nồng độ vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4.000.000 VND đến 5.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
  • Nồng độ vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6.000.000 VND – 8.000.000 VND, có thể tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

4. Kinh nghiệm lái xe an toàn

Nếu đã hiểu rõ ảnh hưởng của chất cồn lên khả năng vận hành xe và tham gia giao thông, cũng như mức độ nghiêm trọng của các quy định xử phạt, các tài xế cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc “Không lái xe sau khi uống rượu bia”.

Trước khi di chuyển đến địa điểm tổ chức tiệc, nếu có ý định tiêu thụ rượu bia, hãy cân nhắc việc sử dụng taxi, xe công nghệ, hoặc nhờ người thân đưa đón, tránh trường hợp vì ngại để xe bên ngoài qua đêm mà lái xe sau khi uống rượu.

Nếu thực sự không thể tránh khỏi việc điều khiển phương tiện, hãy thực hiện các biện pháp để giúp đào thải cồn khỏi cơ thể giúp bạn tỉnh táo hơn như:

  • Ăn các loại trái cây họ cam, quýt, hoặc ép lấy nước uống
  • Uống nước ép chanh tươi
  • Uống nhiều nước
  • Uống chất điện giải oresol pha theo chỉ dẫn
  • Đợi một khoảng thời gian hợp lí để cơ thể tự đào thải

Lưu ý các biện pháp trên cần thực hiện điều độ, không nên lạm dụng để đốt cháy giai đoạn, sẽ dẫn đến nhiều tác hại sức khỏe. Kinh nghiệm lái xe an toàn nhất để giảm nồng độ cồn chính là hạn chế uống rượu, bia, để bảo vệ sức khỏe bản thân và lái xe an toàn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần sở hữu đầy đủ các loại bảo hiểm xe hơi và xe máy theo quy định của pháp luật, cũng như các bảo hiểm tự nguyện xe ô tô để làm nhẹ gánh nặng tài chính khi xảy ra tai nạn. Cụ thể, Bảo hiểm TNDS xe ô tôxe máy là các bảo hiểm bắt buộc cho người điều khiển xe cơ giới. Các loại bảo hiểm tự nguyện gồm có Bảo hiểm Vật chất ô tô, Bảo hiểm tai nạn, Bảo hiểm Sức khỏe,…

Bạn có thể tham khảo các loại bảo hiểm toàn diện với quyền lợi ưu việt qua công cụ so sánh quyền lợi bảo hiểm của Saladin tại website Saladin.vn.

Cẩm nang ô tô

Bảo hiểm tai nạn ô tô   Bảo hiểm TNDS ô tô   Bảo hiểm vật chất xe ô tô

Lái xe an toàn   Phượt xuyên Việt   Thủ tục quy định

Xem thêm:

Kinh nghiệm lái xe an toàn: 5 sự cố thường gặp và các loại bảo hiểm ô tô tài mới cần biết

Kinh nghiệm lái xe an toàn: 11 nguyên tắc lái xe ô tô hay cho tài mới

BẢO HIỂM VẬT CHẤT Ô TÔ 5.0

5 BƯỚC MUA, 5 PHÚT XONG, DỄ NHƯ KHÔNG!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan