Bảo hiểm thai sản nào tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu trước 7 biến chứng thai kỳ thường gặp?
Mang thai là thời điểm mà hệ miễn dịch của người mẹ rất nhạy cảm khi phải bảo vệ cho cả mẹ lẫn con, dẫn đến bị “quá tải”, gây nên các biến chứng thai kỳ. Cùng tìm hiểu rõ dấu hiệu, cách phòng tránh các biến chứng thai sản nguy hiểm nhất, cũng như bảo hiểm thai sản nào tốt nhất cho mẹ bầu với bài viết bên dưới nhé.
I. Biến chứng thai kỳ là gì?
Biến chứng thai kỳ là những vấn đề liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu hoặc sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Những biến chứng này có thể phát sinh từ nguyên nhân bên ngoài hoặc do tình trạng sức khỏe sẵn có của người mẹ trước khi mang thai.
Biến chứng thai kỳ (Biến chứng thai sản) có thể ở mức gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu hoặc rất nguy hiểm, đe dọa sự sống của cả mẹ và thai nhi.
II. 7 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp nhất
Các biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhất mà mẹ bầu có thể gặp trong quá trình mang thai là:
1. Sảy thai
Sảy thai là tình trạng thai nhi mất tự nhiên trước tuần 20 thai kỳ (sau 20 tuần gọi là tình trạng thai chết lưu).
- Thường xảy ra: hơn 80% diễn ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ, tỷ lệ xảy ra cao ở phụ nữ trên 35 tuổi và những mẹ bầu có tiền sử sảy thai.
- Dấu hiệu: Đau bụng, đau lưng, chuột rút, thường xuyên có chảy máu, rỉ máu, có cục máu đông ở âm đạo. Khi thấy các dấu hiệu này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý giữ thai ngay lập tức.
2. Sinh non
- Dấu hiệu: các cơn co thắt thường xuyên có thể là dấu hiệu cổ tử cung đang mở rộng sớm, trước tuần thứ 36. Nếu sinh em bé vào lúc này được gọi là sinh non hay sinh thiếu tháng.
- Rủi ro: Sinh non và thiếu tháng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh, thậm chí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
3. Tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm, tuy tỉ lệ gặp phải chỉ ở khoảng 5% phụ nữ mang thai.
- Thường xảy ra: sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nhất là những tháng cuối.
- Thường gặp ở các mẹ bầu: Lần đầu mang thai; Dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi; Huyết áp cao; Có bệnh thận hoặc tiểu đường; Tiền sử gia đình về tiền sản giật; Mang song thai trở lên.
- Dấu hiệu: có huyết áp cao và protein trong nước tiểu; hoặc các dấu hiệu bên ngoài như: tăng huyết áp, tăng cân đột ngột, sưng tay hoặc mặt, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, nôn mửa, đau dạ dày.
- Rủi ro: Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật ở mức nhẹ, nếu được chăm sóc đúng cách vẫn có thể sinh em bé an toàn và khỏe mạnh. Còn tiền sản giật nặng sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan của người mẹ như suy thận, gan, gây co giật, đông máu… gây ra sinh non hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của mẹ bầu.
4. Thiếu hoặc dư nước ối
- Thường xảy ra: ở tam cá nguyệt thứ ba.
- Rủi ro: Thiếu nước ối làm giảm sự phát triển của thai nhi về tứ chi, cơ xương, phổi và hệ tiêu hóa. Ngược lại, dư ối khiến tử cung quá căng, tăng nguy cơ sinh non và xuất huyết sau khi sinh.
5. Tiểu đường thai kỳ
- Thường xảy ra: trong khoảng tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, ở khoảng 2-10% mẹ bầu.
- Rủi ro: Lượng đường trong máu tăng cao trong thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé như:
- Tăng tỉ lệ dị tật thai nhi về tim thận, thần kinh, xương, hoặc các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.
- Nguy cơ thai nhi chết trong tử cung.
- Tăng nguy cơ sinh non hoặc em bé cân nặng lớn gây khó khăn cho việc sinh thường.
- Nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 sau này ở mẹ và bé.
6. Các biến chứng nhau thai
Các biến chứng nhau thai có thể gặp trong thai kỳ gồm:
- Nhau thai nằm thấp, hay nhau thai tiền đạo: Mẹ bầu có thể phải sinh mổ vì khi sinh thường dễ chảy máu nhiều, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
- Nhau bong non: Gây đau bụng, co thắt và chảy máu âm đạo cho mẹ, làm tăng các nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu.
7. Suy thai
- Thường xảy ra: Vào giữa tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.
- Nguyên nhân: do một số khiếm khuyết về cấu trúc hoặc chức năng ở cổ tử cung, có thể do bẩm sinh hoặc do nhiễm trùng.
- Rủi ro: Thai nhi bị thiếu oxy dẫn đến những biến đổi trên về cử động thai và nhịp tim thai, đồng thời cổ tử cung không có khả năng giữ lại thai nhi, ngay cả khi chuyển dạ hoặc không có cơn co.
III. Cách phòng tránh biến chứng thai sản cho mẹ bầu
Biến chứng thai sản có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào, xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ mà không có cách nào dự đoán trước được.
Để giảm nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ, các chị em phụ nữ khi có kế hoạch mang thai cần lưu ý tránh những điều sau:
- Hạn chế mang thai ở độ tuổi nhỏ hơn 17 và lớn hơn 40 tuổi.
- Tránh xa các lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên để tránh bị béo phì, thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường,… trước và trong khi mang thai
- Các mẹ bầu mắc các bệnh tuyến giáp, HIV/AIDS, nhiễm Zika, bị buồng trứng đa nang, có tiền sử phẫu thuật ở tử cung,.. hoặc làm việc trong môi trường độc hại cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai.
- Mẹ bầu cần thường xuyên đi khám thai, tầm soát dị tật thai nhi, đặc biệt ở các mốc 11-13 tuần, 20-24 tuần, 30-32 tuần.
- Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, tiêm phòng đầy đủ.
- Chuẩn bị các biện pháp ngăn ngừa, và ứng phó khi xảy ra biến chứng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Khi đã chuẩn bị hết tất cả những biện pháp phòng ngừa biến chứng thai sản kể trên, mẹ bầu nên lưu ý thêm một “lớp bảo vệ” bằng cách tìm hiểu nên mua bảo hiểm thai sản nào tốt nhất và nên mua bảo hiểm thai sản ở đâu tốt. Có như vậy thì mẹ bầu mới hoàn toàn thoải mái chăm sóc tốt cho mình và bé.
Cẩm nang sức khỏe
Khám chữa bệnh Nha khoa Sức khỏe cho bé Sức khỏe đàn ông Sức khỏe gia đình Sức khỏe mẹ bầu Sức khỏe phụ nữ Ung thư và bệnh hiểm nghèo
IV. Bảo hiểm thai sản nào tốt nhất để tránh biến chứng thai sản?
Bảo hiểm thai sản trên thị trường có rất nhiều loại, vậy thì làm sao để biết bảo hiểm thai sản nào tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu trong thai kỳ?
Khi tham gia bảo hiểm y tế nhà nước, mẹ bầu cũng nhận được những quyền lợi thai sản liên quan đến chi phí điều trị trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, quyền lợi thai sản của bảo hiểm y tế nhà nước chỉ giới hạn trong các chi phí cần thiết, trong khi mẹ bầu sẽ có nhu cầu cho các dịch vụ, gói thăm khám tốt hơn, cao cấp hơn.
Các chi phí y tế cho mẹ bầu thường rất tốn kém và vượt ngoài dự tính của nhiều gia đình, nhất là khi mẹ bầu gặp biến chứng thai sản.
Để được bảo vệ toàn diện hơn, nhất là trước nguy cơ gặp biến chứng thai sản thì mẹ bầu nên mua thêm bảo hiểm thai sản tư nhân. Các gói bảo hiểm thai sản tự nguyện này sẽ bảo vệ mẹ bầu với những quyền lợi thai sản toàn diện hơn, giúp mẹ bầu được chăm sóc trong điều kiện cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất, vì các chi phí phát sinh đều sẽ được công ty bảo hiểm chi trả.
Xem thêm: Nên mua bảo hiểm thai sản nào? 5 kinh nghiệm mẹ bầu cần biết
Các gói bảo hiểm thai sản thường đi kèm trong chương trình bảo hiểm sức khỏe. Nếu cân nhắc nên mua bảo hiểm thai sản nào tốt nhất như một gói bảo hiểm sức khỏe riêng biệt thì bạn có thể tham khảo thêm BH Thai sản Liberty FamilyCare, BH Thai sản Liberty MyHealth, BH Thai sản Bảo Minh, BH Thai sản Bảo Việt.
So sánh giá và quyền lợi bảo hiểm sức khỏe để chọn ra gói bảo hiểm thai sản nào tốt nhất hoàn toàn miễn phí trên nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin, với đội ngũ hotline hỗ trợ tư vấn 24/7, liên kết chiến lược cùng Top công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam.
Tổng kết
Dù chuẩn bị cho thai kỳ tốt đến đâu, mẹ bầu cũng có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ lẫn con. Do đó, một gói bảo hiểm thai sản hoặc bảo hiểm sức khỏe phù hợp khi mua bảo hiểm online tại Saladin sẽ là người bạn đồng hành cần thiết để mẹ bầu trút bỏ nỗi lo tài chính, yên tâm dưỡng thai và chờ đón con yêu chào đời.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn và hỗ trợ tìm được các sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ
Hotline
1900 638 454
cs@saladin.vn
Website
saladin.vn