Hỏi đáp sức khỏe: Cần làm gì để điều trị và phòng viêm phổi do cúm đang diễn ra mạnh mẽ?

Saladin
·

Viêm phổi do virus cúm là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp của bệnh cúm, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mãn tính. Việc hiểu rõ về căn bệnh viêm phổi do virus là gì, các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng viêm phổi do cúm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng Saladin đi qua các câu hỏi đáp sức khỏe hữu ích nhất về căn bệnh này ngay tại bài viết sau.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi do virus cúm giống cảm sốt thông thường nhưng không thể tự hết hay điều trị đơn giản như các bệnh thường gặp. Cùng mục Hỏi đáp sức khỏe tìm hiều thêm

1. Viêm phổi do virus là gì? 

Viêm phổi do virus là tình trạng nhiễm trùng phổi do virus gây ra. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân nhiễm cúm, nhưng bạn cũng có thể bị viêm phổi do virus từ cảm lạnh thông thường và các loại virus khác. Những loại virus này thường bám vào phần trên của hệ hô hấp rồi đi xuống phổi.

Sau đó, các túi khí trong phổi bị nhiễm trùng và gây viêm. Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

2. Hỏi đáp sức khỏe: Viêm phổi do virus cúm bao gồm những triệu chứng nào?

Viêm phổi do virus thường tiến triển đều đặn trong vài ngày. Vào ngày đầu tiên, bệnh có cảm giác giống như cúm, với các triệu chứng như: Sốt, ho khan, đau đầu, đau họng, mất cảm giác thèm ăn, đau cơ… Sau khoảng một ngày, cơn sốt có thể trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh có thể cảm thấy như mình không thở được do virus đã xâm nhập phổi. 

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: 

  • Ho ướt, có đờm màu xanh lá cây, vàng hoặc có máu 
  • Xuất hiện những cơn ớn lạnh khiến bạn run rẩy 
  • Mệt mỏi 
  • Chán ăn 
  • Đau ngực dữ dội hoặc đau nhói, đặc biệt là khi ho hoặc hít thở sâu 
  • Đổ mồ hôi nhiều 
  • Thở nhanh và nhịp tim nhanh 
  • Môi và móng tay chuyển màu xanh.

3. Hỏi đáp sức khỏe: Đối tượng nào dễ mắc viêm phổi do virus cúm? 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc viêm phổi, tuy nhiên căn bệnh này sẽ dễ xuất hiện hơn ở những đối tượng có đề kháng kém như:

  • Người lớn tuổi từ khoảng 65 tuổi trở lên
  • Người đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim 
  • Người đang hồi phục sau phẫu thuật 
  • Người có thói quen ăn uống kém khoa học hoặc không nạp đủ vitamin và khoáng chất 
  • Người có hệ miễn dịch kém 
  • Người hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá 
  • Người uống quá nhiều rượu bia
  • Người nhiễm HIV 
  • Người bị bệnh bạch cầu, u lympho hoặc bệnh thận nặng 
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 2 tuổi trở xuống.

4. Hỏi đáp sức khỏe: Làm thế nào để phát hiện bệnh viêm phổi do virus cúm? Cách điều trị bệnh viêm phổi do virus là gì?

Các loại vi-rút có thể gây ra bệnh viêm phổi bao gồm: 

  • Virus cúm A và B là nguyên nhân phổ biến nhất ở người lớn 
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV), phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em so với người lớn 
  • Các loại vi-rút corona, bao gồm cả SARS-CoV-2, loại vi-rút gây ra COVID-19 
  • Rhinovirus, virus parainfluenza và adenovirus, cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ 
  • Các loại virus khác hiếm khi gây viêm phổi bao gồm herpes simplex, bệnh sởi và thủy đậu.

Bác sĩ thường xác định viêm phổi do virus bằng cách khám và hỏi về các triệu chứng, nghe phổi bằng ống nghe để xác nhận có chất lỏng trong phổi hay không. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải chụp X-quang ngực hoặc cần thực hiện một số xét nghiệm thêm như: Đo nồng độ oxy trong máu, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, chụp CT để quan sát phổi kỹ hơn, xét nghiệm dịch màng phổi, nội soi phế quản…

Sau khi thực hiện các xét nghiệm để xác định virus gây bệnh viêm phổi, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị theo các hướng sau tùy vào tình trạng bệnh:

Điều trị triệu chứng: 

  • Sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau ngực, đau đầu hoặc đau cơ. 
  • Sử dụng thuốc long đờm hoặc các biện pháp tự nhiên như uống nhiều nước ấm, xông hơi để giúp loãng đờm và dễ khạc hơn. 
  • Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi. 

Điều trị đặc hiệu: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để ức chế sự phát triển của virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả đối với một số loại virus nhất định và cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, cần được hỗ trợ thở oxy hoặc thở máy. 

Điều trị hỗ trợ:

  • Đảm bảo người bệnh được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và vitamin để tăng cường sức đề kháng. 
  • Uống đủ nước để tránh mất nước và giúp loãng đờm. 
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên để loại bỏ chất nhầy và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

5. Hướng dẫn phòng viêm phổi do cúm cho gia đình 

Tiêm phòng cúm hàng năm: Virus cúm biến đổi liên tục, vì vậy việc tiêm phòng hàng năm là cần thiết để cập nhật khả năng miễn dịch với các chủng virus mới nhất. Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và các biến chứng, bao gồm cả viêm phổi.

Thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi tiếp xúc bề mặt công cộng hoặc sau khi ho, hắt hơi; tránh chạm tay vào mắt, mũi; vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo không gian sống trong lành, thoáng đãng.

Tăng cường sức đề kháng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc; hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường và muối; tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch; ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo; hạn chế căng thẳng vì căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. 

Tránh tiếp xúc với người bệnh: Lưu ý hạn chế tối đa tiếp xúc gần với những người có triệu chứng cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác và đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, đặc biệt là trong mùa cúm hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.

Mua bảo hiểm sức khỏe: Bảo hiểm sức khỏe, không chỉ cho bạn mà còn là bảo hiểm sức khỏe gia đình, giúp bạn chi trả các chi phí khám chữa bệnh, xét nghiệm, thuốc men, đặc biệt là khi mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi.

Nên chủ động mua bảo hiểm sức khỏe gia đình trước khi phát bệnh để được bảo vệ tốt nhất cho bạn và cả gia đình trước căn bệnh viêm phổi do virus cúm.

TPHCM ra văn bản khẩn về việc phòng chống dịch cúm mùa

Quan trọng là bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của gia đình. Ưu tiên các gói bảo hiểm sức khỏe gia đình có chi trả cho các bệnh hô hấp, viêm phổi và các biến chứng của cúm. Hiện nay, Saladin là địa chỉ cung cấp bảo hiểm đang được hàng ngàn người Việt lựa chọn nhờ sự uy tín của các đơn vị đối tác cùng sự tiện lợi trong quá trình mua và sử dụng bảo hiểm.

Các gói bảo hiểm sức khỏe gia đình do Saladin cung cấp, hỗ trợ bạn cả những dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí tiết kiệm. Bạn được tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí và có thể thực hiện các thủ tục online dễ dàng. Mọi quy trình mua bán và bồi thường đều diễn ra nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi cao nhất cho bạn và gia đình.

Tổng kết

Viêm phổi do virus cúm là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch kém. Như bài viết hỏi đáp sức khỏe trên đã nhấn mạnh, việc chủ động phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp như tiêm phòng cúm, vệ sinh cá nhân và môi trường, tăng cường sức đề kháng và tránh tiếp xúc với người bệnh.
Đừng quên chuẩn bị những phương pháp phòng viêm phổi do cúm và kế hoạch dự phòng tốt nhất cho sức khỏe của bản thân, chẳng hạn như mua bảo hiểm sức khỏe gia đình từ Saladin để có thể khám chữa bệnh thuận tiện hơn và bảo vệ tài chính trước những rủi ro có thể xảy ra.

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Hỏi đáp sức khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan