Mẹo sống khỏe: 7 cách tránh tác hại của việc thở bằng miệng khi ngủ

Saladin
·

Vì cơ thể con người chúng ta không có nút bật tắt nguồn, rất nhiều điều có thể xảy ra khi chúng ta ngủ. Bạn có thể không nhớ những gì đã xảy ra vào giấc ngủ tối qua nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ cảm nhận được những ảnh hưởng từ các hoạt động vô thức của bản thân sau khi thức dậy. Thở bằng miệng là một trong những điều bạn có thể không nhận ra mình đã làm khi đi ngủ. Nhưng theo các chuyên gia về giấc ngủ của Banner, sẽ có nhiều triệu chứng nghiêm trọng xảy đến cho sức khỏe nếu bạn không làm gì đó để thay đổi cách thở khi đi ngủ. 

Đọc lại bài viết trước: Mẹo sống khỏe: Cải thiện sức khỏe từ việc thở đúng cách

1. Thở bằng miệng và mũi có gì khác nhau?

Có nhiều thứ liên quan đến mũi của bạn hơn bạn nghĩ. Thở bằng mũi giúp tăng sự hấp thụ oxy của cơ thể và cải thiện lưu thông máu. Các cấu thành như lông mũi sẽ lọc không khí khi bạn hít thở, giúp ngăn ngừa phấn hoa, bụi và chất gây dị ứng xâm nhập vào phổi. Ngoài ra, mũi cũng giúp làm ấm và làm ẩm không khí khi đi vào cơ thể.

Ngược lại, khi thở bằng miệng, bạn sẽ sử dụng nhiều nước bọt dẫn đến hiện tượng khô miệng. Điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh như hôi miệng, sâu răng và viêm nướu. Khi việc thở bằng miệng trở thành thói quen hàng ngày, nó có thể gây nên những trở ngại nhất định trong lời nói và làm đau quai hàm.

2. Tại sao có người thở bằng miệng?

Hiểu biết về mức độ nguy hiểm của việc thở bằng miệng là chưa đủ. Khi bạn chìm vào giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ thở theo cách nó muốn. Xác định lý do tại sao bạn thở bằng miệng là cách duy nhất để khắc phục vấn đề. Tiến sĩ Beth Hamann hành nghề y học về giấc ngủ tại Phoenix, AZ đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến đằng sau việc thở bằng miệng:

  • Do đường mũi bị tắc một hoặc hai bên. Điều này có thể là do các vấn đề về cấu trúc như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi và amidan phì đại, cuốn mũi và adenoids.
  • Nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn và nhiễm trùng xoang 
  • Do kích thước, hình dạng của mũi và hàm.
  • Thở bằng miệng thường liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một chứng rối loạn giấc ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp trên khi ngủ.

3. Tác hại của việc thở bằng miệng khi đi ngủ

Hô hấp bằng mũi là cần thiết vì quá trình này tạo ra oxit nitric. Oxit nitric làm tăng hiệu suất oxy trong máu và động mạch. Tiến sĩ Heidi Dickerson chỉ ra rằng việc thiếu oxit nitric có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim và bệnh Alzheimer. Thở bằng mũi và thậm chí cả các kỹ thuật thở như ngân nga sẽ làm tăng sản xuất oxit nitric. Mũi của bạn được thiết kế đặc biệt để giúp bạn thở và do đó có nhiều lợi thế hơn so với việc sử dụng miệng. Khi bạn thở bằng miệng, phổi của bạn sẽ không được hưởng những lợi thế đó.

Thở bằng miệng gây hôi miệng–vì khoang miệng sẽ giữ lại lượng lớn bụi bẩn khi bạn thở, ngủ không ngon giấc từ đó dẫn đến lão hóa sớm–vì cơ thể thiếu oxy khi ngủ, bệnh nướu răng và cao huyết áp ở người lớn. Theo Healthline, thở bằng miệng có thể dẫn đến răng khấp khểnh, biến dạng khuôn mặt hoặc tăng trưởng kém ở trẻ em. Một khi bạn đã có thói quen thở bằng miệng thì rất khó để dừng lại và bạn sẽ rất khó để bạn có thể sửa được thói quen xấu này.

4. Mẹo sống khỏe: 7 gợi ý giúp bạn từ bỏ thói quen thở bằng miệng khi ngủ

4.1. Luyện tập thở bằng mũi

Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít một hơi thật sâu và chậm rãi bằng mũi, đẩy lượng không khí hít vào xuống bụng và gồng nhẹ cơ hoành để điều khiển luồng khí. Sau đó hãy thở ra thật chậm rãi bằng miệng, chậm hơn so với khi bạn hít vào. 

4.2. Vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi đi ngủ

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều người vẫn luôn “cam chịu” và thở bằng miệng khi mũi bị tắc. Hãy vệ sinh mũi thật kĩ càng bằng các dụng cụ làm sạch hoặc nước muối để hai cửa gió được thông thoáng nhé!

4.3. Giảm stress

Khi cảm thấy căng thẳng, hơi thở của bạn trở nên gấp gáp hơn. Và có khả năng bạn sẽ sử dụng miệng để hít thở sâu trong những tình huống căng thẳng. Để có thể giảm stress, bạn hãy thử thay đổi môi trường hoặc lấy độc trị độc bằng cách hít một hơi thật sâu bằng mũi và sau đó thở ra thật chậm bằng miệng. 

4.4. Ngủ trên một chiếc gối phù hợp

Nếu bạn gặp khó khăn với việc thở bằng miệng khi ngủ, hãy thử thay đổi độ cao của đầu. Nâng đầu bạn lên bằng một chiếc gối phụ hoặc sử dụng một chiếc gối dày hơn.

4.5. Rèn luyện thể chất

Các bài tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc chạy bộ sẽ khiến bạn phải hít thở sâu; khi đó cơ thể sẽ tự nhiên thích nghi với việc thở bằng miệng nhằm đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết. 

4.6. Không ăn tối từ 2-3 tiếng trước khi đi ngủ

Ăn tối muộn sẽ khiến bạn bị đầy hơi từ đó dẫn tới hành vi thở bằng miệng.

4.7. Phẫu thuật mũi

Nếu những gợi ý trên không hiệu quả, rất có thể cấu trúc mũi của bạn đang gặp vấn đề. Hãy tham vấn bác sĩ để biết bạn có thực sự cần được phẫu thuật hay không. Điều này sẽ quyết định rằng liệu bạn có thể thở đúng và cải thiện sức khỏe trong suốt phần đời còn lại hay không đấy!

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

5. Tổng kết

Một hành động tưởng chừng đơn giản như thở lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của con người. Hơn nữa, việc thở đúng mỗi ngày còn có sức ảnh hưởng tới số tiền mà bạn phải bỏ ra cho các dịch vụ y tế và bảo hiểm sức khỏe cá nhân. Vì vậy, hãy bắt đầu thực tập mẹo sống khỏe quan trọng nhất từ ngày hôm nay: thở đúng cách !

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm y tế cá nhân, bảo hiểm bắt buộc sức khỏe thì mách bạn rằng bạn có thể mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng thông qua website/ ứng dụng Saladin. – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp.

Các gói bảo hiểm sức khỏe của Saladin được chọn lọc từ những công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu (bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm Liberty, bảo hiểm PVI …) sẽ giúp bạn nhẹ gánh lo âu và tự tin tận hưởng cuộc sống. 


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Reference

  1. Nestor, J. (2021). Breath: The New Science of a Lost Art. Penguin Life.
  2. Gable, A. (2022, August 8). The Impact of Mouth Breathing. Precision Medical, Inc. https://precisionmedical.com/the-impact-of-mouth-breathing/ 
  3. Colorado ENT and Allergy. (2022, March 2). 7 Ways to Stop Mouth Breathing. https://www.coloradoent.com/7-ways-to-stop-mouth-breathing/ 
Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan