Chấn thương thể thao: Dấu hiệu, cách phòng tránh và mức phí bảo hiểm tai nạn con người

Saladin

“Chấn thương thể thao” có thể xảy đến với bất kỳ ai, không chỉ giới hạn với những vận động viên chuyên nghiệp. Thậm chí, những người tập không chuyên còn cần phải lưu tâm vấn đề này hơn cả vì họ chưa được hướng dẫn cách “đối phó” với chấn thương khi tập luyện. Hiểu rõ dấu hiệu, cách phòng tránh và các mức phí bảo hiểm tai nạn con người với chấn thương thể thao qua bài viết dưới đây nhé!

I. Các nhóm chấn thương thể thao phổ biến

1. Ai có thể bị chấn thương thể thao?

Bất cứ ai cũng có thể bị chấn thương thể thao, nhưng những ai sở hữu một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương:

  • Không có chế độ tập luyện phù hợp: Có thể là không thường xuyên tập luyện hoặc mỗi lần tập đều tập đến kiệt sức.
  • Không mặc thiết bị bảo vệ thích hợp.
  • Tập thể dục mà không khởi động làm nóng người trước khi tập và không thả lỏng hạ nhiệt sau khi tập.
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc mạnh, có thể liên quan đến tranh đấu hoặc va chạm.
  • Tham gia các hoạt động đòi hỏi phải nhảy, chạy và xoay hoặc đổi hướng nhanh chóng.
  • Tính linh hoạt ở khớp kém hơn người bình thường nhưng vẫn tập nặng.
  • Dùng một số loại thuốc, một loại kháng sinh liên quan đến viêm gân và đứt gân.
  • Vừa trải qua chấn thương nhưng tập luyện không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến tái chấn thương.

Nhóm người dễ bị chấn thương còn tùy thuộc vào loại hoạt động tham gia, tuổi tác và giới tính của họ.

2. Triệu chứng chấn thương thể thao

Triệu chứng và biến chứng của những loại chấn thương thể thao khác nhau thì cũng sẽ khác nhau nhưng sau đây là các triệu chứng phổ biến của chấn thương cấp tính:

  • Đau đột ngột, dữ dội.
  • Sưng tấy hoặc bầm tím nghiêm trọng.
  • Không thể đặt nhiều lực lên chân, đầu gối, mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Không thể cử động khớp bình thường.
  • Cảm nhận sự mất sức và không thể điều khiển ở chi.

Các triệu chứng của chấn thương mãn tính do vận động quá mức bao gồm:

  • Đau khi bạn chơi hoặc tập thể dục.
  • Sưng và đau âm ỉ khi nghỉ ngơi.

3. Các loại chấn thương thể thao thường gặp

Sau đây là các loại chấn thương thể thao mà một người tập luyện không chuyên thường mắc phải nhất:

Bong gân

Dây chằng bị kéo căng hoặc bị rách quá mức dẫn đến bong gân.

Căng cơ

Cơ hoặc gân bị kéo căng hoặc rách dẫn đến căng cơ. Tập luyện quá sức thiếu nghỉ ngơi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căng cơ.

Chấn thương đầu gối

Bất kỳ chấn thương nào cản trở chuyển động của khớp gối đều có thể là chấn thương thể thao. Nguyên nhân có thể do căng quá mức hoặc rách cơ hoặc mô ở đầu gối.

Cơ bắp sưng tấy

Khi một bộ phận bị chấn thương, sưng lên là phản ứng tự nhiên. Các cơ bị sưng có thể dẫn đến đau và yếu ở vùng cơ đó, nhưng không quá nghiêm trọng như những chấn thương khác.

Đứt gân gót chân

Gân gót chân là một sợi gân mảnh và khỏe ở phía sau mắt cá chân của bạn. Trong khi tham gia tập luyện, gân gót chân có thể bị đứt. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận một cơn đau nhói đột ngột, dữ dội dẫn đến đi lại khó khăn.

Gãy xương.

Trật khớp

Trật khớp là hiện tượng xương bị đẩy ra khỏi ổ. Điều này có thể gây đau và dẫn đến sưng và yếu ở chỗ bị trật.

Chấn thương chóp xoay ở vai

Bốn phần cơ ở vai hoạt động cùng nhau để tạo thành một vòng quay, giúp vai bạn di chuyển theo mọi hướng. Chấn thương ở bất kỳ cơ nào trong số bốn phần cơ này cũng có thể làm hạn chế khả năng hoạt động của vai.

II. Lưu ý an toàn khi chơi thể thao để tránh chấn thương

Cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương thể thao là khởi động đúng cách và giãn cơ trước khi tham gia tập luyện. Các cơ thiếu khởi động dễ bị căng quá mức và rách cơ. Cơ bắp khi được làm nóng thì sẽ linh hoạt hơn. Chúng có thể hấp thụ các chuyển động nhanh, uốn cong và giật, ít có khả năng bị chấn thương thể thao hơn.

Ngoài ra, hãy thực hiện các bước sau để tránh chấn thương thể thao:

1. Tập luyện đúng kỹ thuật

Tìm hiểu cách thích hợp để di chuyển cơ thể trong khi chơi thể thao hoặc hoạt động tập luyện thông thường của bạn. Các loại bài tập khác nhau đòi hỏi các thế đứng và tư thế khác nhau. Ví dụ, trong một số môn thể thao, như bóng bầu dục, uốn cong đầu gối đúng lúc có thể giúp tránh chấn thương cột sống hoặc hông của bạn.

2. Có trang thiết bị phù hợp

Mang giày phù hợp với bộ môn bạn tham gia là điều quan trọng nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn có các thiết bị bảo vệ thể thao thích hợp như bảo vệ đầu gối, khuỷu tay, bàn tay và đầu, cột sống cho những môn đòi hỏi va chạm mạnh. Giày hoặc thiết bị không vừa vặn có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.

3. Đừng tập luyện quá sức

Với những ai đã lâu không tập luyện hoặc mới thử sức với một bộ môn mới, phải hiểu sức lực mình ở đâu và chọn những bài tập phù hợp. Đừng tập luyện đến khi kiệt sức hoặc ép bản thân phải hoàn thành tất cả các bài tập.

4. Hạ nhiệt

Nhớ hạ nhiệt sau hoạt động của bạn. Thông thường, điều này liên quan đến việc thực hiện cùng một động tác giãn cơ và các bài tập liên quan gần giống bài khởi động.

5. Với những ai đã bị thương

Với những ai đã bị thương, hãy chắc rằng chấn thương đã được chữa lành trước khi bắt đầu tập luyện trở lại. Đừng cố “vượt qua” nỗi đau. Khi trở lại sau khi đã nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục, bạn nên thả lỏng bản thân và tập lại từ từ hơn là trở lại ngay với cường độ cũ.

Tuy nhiên, cũng đừng nghỉ ngơi quá lâu. Nghỉ ngơi quá mức có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và từ từ quay trở lại với việc luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ.

III. Chấn thương thể thao được điều trị như thế nào?

Mỗi loại chấn thương thể thao sẽ có cách điều trị khác nhau và còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Chấn thương thể thao nếu nhẹ có thể lành chỉ từ vài ngày cho đến vài tuần, dưới chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.

Nhưng đối với những chấn thương nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Cố định bằng bó bột, thanh nẹp, băng đeo, ủng tập đi hoặc các thiết bị y tế khác.
  • Tiêm giảm sưng và đau.
  • Thuốc chống viêm theo toa.
  • Phẫu thuật gãy xương hoặc vết rách dây chằng, gân hoặc sụn.
  • Vật lý trị liệu (còn gọi là phục hồi chức năng) để chữa lành và củng cố các bộ phận bị thương do luyện tập thể dục thể thao.

Khi nào cần vào bệnh viện điều trị chấn thương thể thao?

Mặc dù nhiều loại chấn thương thể thao có thể được điều trị tại nhà, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế nếu:

  • Cơn đau cản trở chuyển động và không thuyên giảm theo thời gian.
  • Sưng tấy lớn không giảm dần.
  • Bầm tím hoặc chảy máu nghiêm trọng.
  • Biến dạng rõ ràng, chẳng hạn như chân của bạn uốn cong sai hướng.

Có một điều bạn cần lưu ý vì sao nên thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên y tế, đó chính là theo quy định về bảo hiểm tai nạn, bạn sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu không làm theo hướng dẫn của bác sĩ mà lại vô tình làm cho tình trạng chấn thương ngày càng trầm trọng hơn.

IV. Mức phí bảo hiểm tai nạn con người cho người chơi thể thao tính thế nào?

1. Chấn thương thể thao có được bảo hiểm tai nạn cá nhân đền bù hay không?

Theo quy định về bảo hiểm tai nạn, các tai nạn liên quan đến hoạt động thể dục thể thao không chuyên sẽ nằm ở phần quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân mở rộng/ bổ sung của gói, không phải ở quyền lợi cơ bản khi mua bảo hiểm tai nạn cá nhân. Theo đó, chấn thương thể thao sẽ được bảo hiểm tai nạn cá nhân đền bù nếu người mua đã mua bảo hiểm tai nạn cá nhân thêm quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân mở rộng/ bổ sung.

Tuy nhiên, có một vài công ty bảo hiểm trong quy định về bảo hiểm tai nạn sẽ loại trừ chấn thương thể thao nếu người được bảo hiểm có thu nhập hoặc có được tiền lương từ việc tham gia bất kỳ môn thể thao hoặc các hoạt động khác theo hình thức chuyên nghiệp. Với những vận động viên chuyên nghiệp hoặc tham gia môn thể thao mạo hiểm, bạn nên mua bảo hiểm tai nạn cá nhân được đặt “làm riêng”, có quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân phù hợp với nhóm ngành của từng vận động viên hơn.

Quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân này cũng sẽ ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm tai nạn con người mà bạn sẽ mua. Chính vì thế, hãy chia sẻ với bên tư vấn bảo hiểm về hoạt động tập luyện thể dục thể thao của bạn trước khi quyết định mua bảo hiểm tai nạn cá nhân nhé.

2. Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế cho chấn thương thể thao được tính như thế nào?

Thông thường, mức bồi thường bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế cho người bị chấn thương thể thao không chuyên đã mua bảo hiểm tai nạn cá nhân được tính theo các quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân như sau:

Thương tật toàn bộ vĩnh viễn

Ví dụ như mù hai mắt, mất hoặc liệt toàn bộ 2 chân hoặc 2 tay, hỏng toàn bộ chức năng vai,…Bồi thường lên đến 100%.

Thương tật bộ phận vĩnh viễn

Ví dụ như mù một bên mắt, mất một bên tay hoặc chân, mất một bộ phận tay hoặc chân,… Bồi thường lên đến 80% tùy vào mức độ thương tật và vị trí thương tật.

Thương tật bộ phận tạm thời

Ví dụ như gãy xương,…Bồi thường lên đến 55% tùy vào mức độ thương tật và vị trí thương tật.

  • Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế theo quy định hợp đồng.
  • Bồi thường chi phí nhập viện điều trị.

3. Mức phí bảo hiểm tai nạn con người cho người chơi thể thao tính thế nào?

Hiện nay, trên thị trường, mức phí bảo hiểm tai nạn con người có thể dao động từ 400.000 đồng cho đến 8 triệu đồng, theo đó là quyền lợi bảo hiểm tai nạn cá nhân từ 50 triệu đồng cho đến 1 tỷ đồng/ vụ/ người. Bạn có thể thấy, mức phí bảo hiểm tai nạn con người khá hợp lý và mức bồi thường bảo hiểm tai nạn lại rất cao cùng với phạm vi bảo hiểm bao quát nhiều trường hợp.

Khi mua bảo hiểm tai nạn cá nhân online qua nền tảng Saladin, bạn có thể chọn lựa và so sánh mức phí bảo hiểm tai nạn con người đi kèm với quyền lợi bảo hiểm tương ứng giữa các công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam như Bảo Minh, Liberty, Bảo Việt, PVI,…

Tổng kết

Với những nhà luyện tập thể dục thể thao không chuyên nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, việc tập luyện đúng cách để tránh chấn thương là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, để tránh những tai nạn bất ngờ xảy đến với cơ thể mình, việc mua một gói bảo hiểm tai nạn cá nhân với mức phí bảo hiểm tai nạn con người hợp lý là điều vô cùng cần thiết.

Khi cần tham khảo các mức phí bảo hiểm tai nạn con người để chọn mua bảo hiểm tai nạn cá nhân phù hợp, hãy đến với Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp kết nối với các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, để được tư vấn, hướng dẫn các gói bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế bởi đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm từ bước chọn gói bảo hiểm cho đến khi cần bồi thường hoàn toàn trực tuyến vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan