Kinh nghiệm lái xe an toàn: Bí kíp đi “phượt” đường dài bằng xe máy

Saladin

Phượt gần Sài Gòn bằng xe máy đi núi Bà Đen, làng nổi Tân Lập, biển Cần Giờ? Phượt Hà Nội trong ngày đi núi Hàm Lợn (Sóc Sơn), núi Trầm (Chương Mỹ), làng cổ Đường Lâm? Phượt Vũng Tàu 2 ngày 1 đêm hoặc dài ngày Nha Trang – Đà Lạt? Hãy chỉ khởi hành khi bạn đã bỏ túi những kinh nghiệm lái xe an toàn cho chuyến phượt bằng xe máy dưới đây từ Saladin.

Hãy chỉ khởi hành khi bạn đã bỏ túi những kinh nghiệm lái xe an toàn cho chuyến phượt bằng xe máy dưới đây từ Saladin.

I. Kinh nghiệm phượt bằng xe máy đường dài: 5 điều không thể bỏ qua

a. Bảo đảm sức khỏe trong suốt hành trình

  • Đừng chạy xe khi buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Hãy tìm chỗ nghỉ ngơi cho đến khi đủ tỉnh táo.
  • Không uống rượu bia. Ngoài việc có thể bị phạt thì còn ảnh hưởng đến phản xạ lái xe, khi chạy đường dài dễ bị “trúng gió”.

b. Tuân thủ kinh nghiệm lái xe an toàn khi phượt bằng xe máy với 5 nguyên tắc hàng đầu

  1. Khi đổ đèo dốc dài, tuyệt đối không tắt máy, thả trôi xe để tiết kiệm xăng.
  2. Khi dừng, đỗ xe: Không dừng ở những góc cua, khuất tầm nhìn.
  3. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước.
  4. Không vượt ô tô ở những đoạn rẽ hoặc đoạn cua khuất tầm nhìn và nên bấm còi để báo hiệu trước khi cua.
  5. Tắt đèn pha chiếu xa khi đường đã có đủ độ sáng để gây tránh chói mắt nguy hiểm cho người đi ngược chiều và cho cả mình.
Săn mây, ngắm bình minh, hoàng hôn trên đỉnh nóc nhà Nam Bộ là trải nghiệm cuối tuần thú vị khi phượt Núi Bà Đen (Tây Ninh) bằng xe máy từ Sài Gòn

c. Kiểm tra và bảo dưỡng xe máy trước khi đi phượt

  1. Nhớ đổ xăng đầy bình và trang bị thêm chai xăng dự phòng nếu lộ trình có những chặng đường khan hiếm cây xăng.
  2. Kiểm tra lượng dầu máy bằng que thăm dầu. Nếu que thăm dầu dưới vạch que, bạn nên mang xe máy đi thay dầu để các động cơ hoạt động trơn tru, tránh sự cố hỏng hóc trên đường phượt.
  3. Kiểm tra hệ thống đèn.
  4. Đảm bảo lốp xe an toàn: Lốp không nên quá căng sẽ không bám đường và dễ trơn trượt khi trời mưa, ngược lại lốp quá non sẽ dễ làm dập săm. Nếu lốp xe đã quá cũ và có nhiều vết nứt, rãnh, bạn nên đầu tư bộ lốp mới.
  5. Kiểm tra má phanh, độ phanh có vừa tay không, có quá căng hay sâu hay không.
  6. Vệ sinh xích xe, loại bỏ các cặn bẩn và tra dung dịch dưỡng xích.

d. Chọn xe máy phù hợp

Xe số sẽ là lựa chọn để đi phượt an toàn hơn xe tay ga với các ưu điểm như: gầm cao, nhẹ nhàng, dễ đi, dễ sửa chữa, và dễ buộc đồ hơn.

Theo kinh nghiệm lái xe an toàn khi phượt bằng xe máy, một số loại xe được ưa chuộng là Future Neo, Wave RS, Jupiter, Sirius … 

e. Chuẩn bị đầy đủ trước khi đi phượt

  • Nón bảo hiểm full đầu có kính, quần áo và các loại bảo vệ cơ thể như bọc khuỷu tay, bọc gối, găng tay…
  • Bộ đồ nghề sửa xe cơ bản: Bộ tròng tháo lốp, bộ móc lốp, dụng cụ vá, bơm, tua vít, kìm, mỏ lết, săm, bugi dự phòng….
  • Quần áo mưa bộ. Không nên sử dụng áo mưa cánh dơi vì thiết kế này sẽ làm cản sức gió, gây khó khăn cho việc lái xe.
  • Gói bảo hiểm xe máy phù hợp.
Cắm trại cuối tuần ở núi Hàm Lợn (Sóc Sơn) là trải nghiệm đáng thử cho chuyến đi phượt bằng xe máy gần Hà Nội

II. Kinh nghiệm lái xe an toàn khi đi phượt bằng xe ga

1. Kiểm soát tốc độ và duy trì vận tốc ổn định

Vận tốc lý tưởng khi đi phượt với xe tay ga ở mức 15-40 km/h. Xe tay ga sử dụng hệ thống truyền động gồm puly và dây curoa. Khi vận tốc trên mức 15 km/h, các lá bố của bộ nồi sẽ bung ra giúp truyền lực giữa động cơ và bánh xe, động cơ giúp ghì bánh lại giống như phanh động cơ của xe số, giúp bạn kiểm soát xe tốt hơn.

2. Lưy ý khi cua gấp, đổ đèo 

Nếu phải cua gấp khi đổ đèo, bạn có thể giảm tốc xuống khoảng 5- 10km/h, nhưng ngay sau đó hãy tăng tốc độ lên 15-40 km/h ngay, đồng thời kết hợp nhiều động tác vừa rà phanh, vừa mớm ga để xe bám côn chắc đúng lúc. 

Khi đổ đèo, cần quan sát kĩ khu vực đường đèo và hình dung cách sẽ vượt qua đoạn đèo đó thế nào. Khi đổ dốc nên phải giữ ga nhỏ sao cho vận tốc ở mức có thể khống chế tay lái.

3. Lưu ý khi xuống dốc

Nếu thấy xe tay ga có dấu hiệu lao dốc quá nhanh, hãy nhấp nhả phanh liên tục để giảm tốc độ và cố gắng giữ khoảng cách an toàn, ít nhất là 30 – 40m với các phương tiện đằng trước.

4. Nguyên tắc an toàn khi vượt đèo với xe tay ga

Tuyệt đối không được tắt máy và thả trôi trong lúc xe vượt đèo vì sẽ có thể khiến xe bị mất đà và lao xuống vực. Cũng không được bóp cứng phanh, bóp phanh đột ngột tại những khúc cua hay bóp phanh liên tục trên những đoạn dốc dài vì có thể dẫn đến nguy cơ hỏng phanh, cháy phanh bất ngờ.

III. Kinh nghiệm lái xe an toàn khi đi phượt bằng xe côn

Ưu điểm của xe tay côn là buộc được nhiều đồ ở phía sau, bình xăng lớn, không lo hết xăng giữa đường. Ngoài ra, xe côn có động cơ phân khối lớn, thích hợp di chuyển ở những địa hình hiểm trở, phong cách bụi bặm, đậm chất thể thao, khẳng định phong cách giới trẻ.

Để đi phượt an toàn bằng xe tay côn, các tay lái cần lưu ý các kinh nghiệm phượt bằng xe máy, cụ thể là xe côn, như sau:

1. Khi đổ dốc

  • Giảm ga, về số thấp. 
  • Tuyệt đối không rà côn vì không có tác dụng giảm vận tốc, mà còn làm giảm độ bền của lá sắt và lá bố nồi.
  • Nhất định không âm côn, vì khi đó không có lực máy ghì lại sẽ khiến xe trôi theo quán tính, rất khó để kiểm soát tốc độ và trọng tâm xe. Nếu xe đang ở tốc độ cao có thể gây trượt ngã. Nhiều người còn cho rằng làm việc này sẽ giúp tiết kiệm xăng, nhưng thực tế có thể khiến bộ nồi nhanh hỏng hơn.  

Lên dốc số nào thì xuống dốc nên giữ nguyên số đó

  • Để an toàn, lái xe nên duy trì tốc độ ở khoảng 25 – 30km/h để dễ làm chủ tình huống hơn.  Dốc càng lớn, để số càng thấp thì động cơ có thể ghì lại. 
  • Khi đổ dốc ở số thấp có thể gây ra máy bị gằn hoặc giật. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì đó là dấu hiệu bánh sau được động cơ ghì lại, điều này giúp không xe bị trượt bánh và người lái có thể kiểm soát xe cũng như xử lý tình huống đổ dốc tốt hơn. 

Nếu dốc đứng và thấy xe có dấu hiệu trôi nhanh hơn

Bạn có thể kết hợp phanh xe để giảm tốc cho đến khi kiểm soát được tốc độ thì nhả phanh. 

Nếu đang xuống dốc mà gặp chướng ngại bất ngờ

Không bóp/ đạp thắng quá gắt, cần bình tĩnh bóp côn và tăng ga, hạ về một số để lực máy ghì tốc độ của chiếc xe lại. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xử lý hơn. Nếu như thắng quá gắt sẽ rất dễ gặp tình trạng khóa bánh và ngã xe.

2. Khi lên dốc

Nếu tốc độ bị giảm khi lên dốc

Bạn hãy chuyển về số nhỏ hơn. Ví dụ: Nếu đang chạy với tốc độ 40km/h ở số 4, nhưng khi lên dốc tốc độ giảm còn 30km/h thì bạn hãy chuyển về số 3.

Nếu lên dốc mà xe bị chết máy

Hãy bình tĩnh bóp phanh tay, gạt chống chân rồi khởi động lại máy. Về ga và số 1 để giữ thăng bằng tốt hơn, đồng thời nhả côn và ga khi đã khởi động lại thành công. Tuyệt đối đừng nhả phanh chân khi xe chưa đủ tốc độ để vượt dốc vì có thể bị trôi ngược xe, cũng không nên nhả hết côn vì có thể khiến xe bị chết máy.

Nguyên tắc chuyển số khi lên dốc

Khi chuyển hết số mới thả hết tay côn. Ngược lại, nếu muốn đề ga thì phải thả côn hết cỡ, đến khi hết tốc độ mới nhả côn ra. Làm như vậy xe tay côn sẽ chạy bền bỉ hơn. 

3. Không nên lạm dụng về số 0 quá nhiều

Điều này sẽ ảnh hưởng tay côn, xe mau hư hỏng.

Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm lái xe an toàn nếu bạn dự định làm một chuyến phượt bằng xe máy. Đồng thời, bạn cũng cần biết rõ những công dụng của bảo hiểm xe máy dành cho “dân phượt” trước khi lên kế hoạch cho chuyến hành trình khám phá.

Hãy tự do chọn loại xe đi phượt dựa trên sở thích của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các sản phẩm bảo hiểm xe máy trên website/ ứng dụng Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp để chọn mua bảo hiểm xe máy online phù hợp cho hành trình của mình.

Nền tảng Saladin có đa dạng các gói bảo hiểm xe máy toàn diện (bảo hiểm mất cắp xe máy, bảo hiểm TNDS xe máy…) từ các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam (bảo hiểm xe máy Liberty, bảo hiểm xe máy Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm xe máy PVI…)

Chúc bạn một chuyến đi phượt bằng xe máy an toàn, nhiều trải nghiệm !

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ với Saladin.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan