Mẹo sống khỏe: Cảnh giác với 3 bệnh mùa xuân

Saladin

Tiết trời sang xuân là lúc nhiều mầm bệnh được tạo điều kiện phát triển. Mỗi người hãy trang bị kiến thức từ chuyên mục “Mẹo sống khỏe” phòng tránh các loại bệnh này cũng như một bảo hiểm sức khỏe phù hợp giúp giảm thiểu viện phí. 

I. Viêm mũi dị ứng 

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mùa xuân 

Mùa xuân là lúc cây cối ra hoa, thụ phấn, đồng thời tiết trời se lạnh giúp phấn hoa phát tán nhanh trong không khí. Đây là các lí do chính khiến  tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Thêm vào đó, đây là thời điểm Tết thường diễn ra, nhu cầu chơi hoa kiểng tăng lên, kèm theo đó là các nguy cơ khởi phát bệnh. 

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng tương tự cảm lạnh như:  

  • Hắt hơi 
  • Sổ mũi 
  • Nghẹt mũi 
  • Đau rát cổ họng 
  • Chảy nước mắt  
  • Trong các trường hợp dị ứng nặng, triệu chứng có thể bao gồm khó thở và cảm giác nặng nề trong ngực 

3. Phòng tránh viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến khứu giác, amidan và thanh quản. Để giảm nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng, hãy tuân thủ các biện pháp vệ sinh cơ bản dưới đây: 

  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ bụi phấn tích tụ trên người 
  • Đóng kín cửa để ngăn chặn sự phát tán của phấn hoa 
  • Thường xuyên lau chùi bàn, ghế, kệ, tủ, sàn nhà để làm sạch phấn hoa. 
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời để tránh hít phải phấn hoa 
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi nhằm loại bỏ tạp chất trong mũi 
  • Tập thể dục, chơi thể thao, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng 
Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

II. Kích ứng mũi do khói hương 

1. Nguyên nhân gây kích ứng mũi xoang do khói hương 

Thắp nhang là truyền thống của người Việt nhằm thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các bậc thánh thần. Năm mới là dịp nhiều người thực hiện các thủ tục thờ cúng, cầu may, sử dụng nhiều nhang khói. Khi được đốt lên, nhang sẽ nhả khói có chứa thành phần như CO, CO2, N2, tro than và bụi, đều là các chất có hại cho đường hô hấp và gây kích ứng mũi. Các ảnh hưởng này nghiêm trọng hơn đối với người mắc bệnh viêm xoang, hen suyễn, hoặc viêm mũi dị ứng. 

2. Triệu chứng kích ứng mũi do khói hương 

Khi hít phải các chất trên, người bị kích ứng có thể gặp các triệu chứng sau:  

  • Hắt hơi liên tục 
  • Sặc khói  
  • Ho, khó thở 
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi 
  • Sổ mũi, nghẹt mũi 
  • Cay mắt 
  • Chảy dịch mũi lỏng trong suốt  

3. Phòng tránh kích ứng mũi do khói hương 

Các biện pháp phòng tránh sau nên được áp dụng bởi người có tiền sử bệnh hô hấp, nhạy cảm với khói nhang:  

  • Hạn chế đến các khu vực khói hương dày đặc như đền, chùa…, đặc biệt vào ngày lễ, Tết. 
  • Khi ở trong môi trường có khói nhang, đeo khẩu trang để ngăn khói thâm nhập mũi. 
  • Khi thắp nhang trong nhà, chỉ nên thắp một lần một nén, mở rộng các cửa để thông gió. 
  • Bổ sung thực phẩm giúp tăng đề kháng như cam, quýt, bưởi, gừng,… 
  • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày. 

III. Cúm mùa 

1. Nguyên nhân gây cúm mùa vào mùa xuân 

Virus cúm là nguyên nhân gây ra cúm mùa.  

Khi trời chuyển từ đông sang xuân, độ ẩm không khí thường tăng lên, xuất hiện mưa phùn và nồm ẩm. Đây chính là các điều kiện thuận lợi giúp virus cúm và các loại bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp phát triển.  

Cúm mùa có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc với giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. 

2. Triệu chứng cúm mùa 

Cúm mùa có thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày. Sau thời gian này, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứgn như:  

  • Sốt cao 
  • Ớn lạnh từng cơn 
  • Nhức đầu, đau nhức cơ bắp 
  • Chóng mặt, mệt mỏi 
  • Chán ăn  
  • Ho, đau họng, chảy nước mũi 
  • Một số trường hợp có thể gặp tiêu chảy 
Cúm mùa tuy ít khi nguy hiểm nhưng thường gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

3. Phòng tránh cúm mùa 

Tương tự như các bệnh truyền qua đường hô hấp khác, cúm mùa có thể được giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các cách sau:  

  • Vệ sinh khoang miệng, khoang mũi hàng ngày với nước muối sinh lí 
  • Che miệng, mũi khi ho 
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người  
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh 
  • Rửa tay bằng xà phòng đúng cách 
  • Tăng sức đề kháng bản thân 

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

IV. Mẹo sống khỏe: Bảo hiểm sức khỏe là công cụ phòng thân 

Các loại bệnh mùa xuân kể trên đều ít khi gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại có thể tái phát thường xuyên, gây tốn kém chi phí điều trị ngoại trú.  

Một cách hiệu quả để giảm thiểu các chi phí này là sở hữu bảo hiểm sức khỏe từ Saladin. Nếu vẫn còn phân vân giữa việc lựa chọn gói bảo hiểm nào cho phù hợp, hãy đọc so sánh các loại bảo hiểm sức khỏe trên website Saladin.vn, hoặc gọi đến hotline 1900 638 454 để nhận tư vấn 24/7.  

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan