Trẻ bị tay chân miệng: Cách chăm sóc hiệu quả và cách mua bảo hiểm cho bé

Saladin

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nếu bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng mà không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Saladin tìm hiểu đúng về dịch tay chân miệng, cách chăm sóc trẻ hiệu quả và cách mua bảo hiểm cho bé thông qua bài viết này nhé.

I. Bệnh tay chân miệng ở trẻ do nguyên nhân gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus đường ruột gây ra, trong đó 2 loại virus gây bệnh phổ biến là virus Coxsackievirus A16Enterovirus 71 (EV71). Coxsackievirus A16 thường gây ra triệu chứng nhẹ trong khi EV71 ít gặp hơn nhưng lại tạo nên những biến chứng nặng nề hơn.

Hai loại virus này sống trong đường tiêu hóa và lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, chất dịch từ bọng nước, chất nôn của người bệnh…

Đối tượng có nguy cơ mắc tay chân miệng là trẻ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt và dễ bị virus xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần do một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5).

II. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có mấy cấp độ? Cấp độ nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng trẻ em được chia thành 4 cấp độ tương ứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Mức độ 1: Bệnh mức độ nhẹ, người bệnh xuất hiện các tổn thương ngoài da, loét miệng.
  • Mức độ 2: Bệnh nặng hơn, các biến chứng về hệ thần kinh, tim mạch nhẹ có thể xảy ra.
  • Mức độ 3: Bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp của người bệnh.
  • Mức độ 4: Bệnh cực kỳ nghiêm trọng, trẻ có thể bị tử vong.

Bệnh ở mức độ 2 được xem là giai đoạn chuyển giao nguy hiểm từ nhẹ sang nặng. Lúc này trẻ măc tay chân miệng cần được theo dõi và điều trị tích cực sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

III. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mau khỏi bệnh

Đối với những trường hợp bị nhẹ, bé chỉ có mụn nước, loét miệng, phụ huynh có thể tự chăm sóc bé tại nhà. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cho ba mẹ:

  • Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hoá
  • Hạn chế cho trẻ ngậm núm vú nhựa, không ăn các món ăn thô, cứng, chua cay.
  • Uống đủ nước trong ngày, đặc biệt khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thêm nước mát.
  • Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt có paracetamol cho bé. Mọi loại thuốc khác cần phải được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên sát khuẩn vùng da bị tổn thương nếu có vết thương hở do phỏng nước.
  • Tách biệt bé bị bệnh khỏi những đứa trẻ khác chưa nhiễm bệnh.
  • Người chăm sóc bé cần đeo khẩu trang và rửa tay kỹ bằng xà phòng để ngăn ngừa sự lây lan.
  • Vật dụng của trẻ như quần áo, tã lót cần được ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc luộc qua nước sôi để tránh lây nhiễm.
  • Tắm rửa và vệ sinh hàng ngày cho bé bằng nước sạch.
  • Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để có biện pháp ứng biến kịp thời nếu cần.

Chú ý rằng, bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi trẻ phát bệnh, đồng thời virus tay chân miệng tồn tại trong phân cho tới vài tháng. Do đó, việc chăm sóc trẻ bị bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho những đứa  trẻ khác.

IV. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

1. Vệ sinh cá nhân

Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Khi chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn, trước khi ẵm bế trẻ, sau khi đi vệ sinh/thay tã/làm vệ sinh cho trẻ đều phải rửa tay thật kỹ càng để phòng bệnh.

2. Vệ sinh ăn uống

Trẻ cần đảm bảo ăn chín uống sôi đầy đủ chất dinh dưỡng, vật dụng ăn uống phải được vệ sinh trước khi sử dụng bằng cách ngâm tráng nước sôi. Ngoài ra, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi hoặc mớm thức ăn cho trẻ. Các vật dụng hằng ngày như bát, muỗng, nĩa, khăn ăn… cũng cần được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt

Thường xuyên làm sạch các bề mặt và vật dụng mà trẻ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà… tại hộ gia đình hoặc nhà trẻ.

4. Thu gom và xử lý chất thải hợp vệ sinh

Cho trẻ sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, các chất thải của thẻ phải được thu gom và xử lý đúng cách.

5. Theo dõi phát hiện bệnh sớm

Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Nếu phát hiện bệnh thì nhanh chóng tổ chức cách ly, điều trị và tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.

6. Điều trị kịp thời khi trẻ phát bệnh

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được cách ly ít nhất 10 ngày từ khi khởi bệnh. Khi nghi trẻ bị tay chân miệng thì ngừng cho trẻ đến lớp mà cần cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn đã mua bảo hiểm cho bé từ sớm, bé sẽ được tiếp cận với dịch vụ y tế và đội ngũ y bác sĩ hàng đầu và kịp thời khi phát bệnh để tránh bệnh chuyển biến nặng.

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

V. Mua bảo hiểm cho bé sẽ được quyền lợi gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Trẻ mắc tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam nên phần lớn bảo hiểm sức khỏe cho bé trên 1 tuổi đều hỗ trợ chi trả phí điều trị và chăm sóc liên quan đến bệnh này, tuy mỗi gói bảo hiểm sức khỏe sẽ có quy định riêng.

Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường và đánh giá, các công ty bảo hiểm sẽ xác định số tiền bồi thường dựa theo điều khoản của gói bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm sức khỏe cho bé trên 1 tuổi bồi thường sẽ bao gồm: chi phí khám bệnh, chăm sóc y tế, viện phí, tiền thuốc men,… và các chi phí phát sinh trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng.

Khi mua bảo hiểm cho bé, ba mẹ sẽ an tâm vì:

  • Đảm bảo con được hưởng chế độ chăm sóc y tế tốt nhất với đội ngũ y tế lành nghề.
  • Hỗ trợ giảm thiểu tối đa viện phí cho bé, giảm bớt gánh nặng tài chính cho ba mẹ.
  • Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con với quyền lợi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ.
  • Thủ tục mua bảo hiểm cho bé nhanh chóng và đơn giản.

Có thể nói, khi mua bảo hiểm cho bé, bạn đang thực hiện một đầu tư xứng đáng vào tương lai và sức khỏe của con yêu và Saladin bảo hiểm công nghệ sẽ giúp quá trình mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng hơn.

VI. Mua bảo hiểm cho bé ở đâu uy tín và dễ dàng?

Nếu đang muốn mua bảo hiểm sức khỏe cho bé trên 1 tuổi, ba mẹ có thể dễ dàng tham khảo và mua bảo hiểm sức khỏe online bao gồm quyền lợi chi trả bệnh tay chân miệng ở bé trên Website hoặc App Saladin. Hình thức mua bảo hiểm sức khỏe online đang rất được ưa chuộng vì đây là hình thức mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng, uy tín và chủ động hơn cho người mua.

Nền tảng mua bảo hiểm sức khỏe online đa giải pháp Saladin hợp tác chiến lược với các công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu Việt Nam (bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm PVI, bảo hiểm Liberty…) mang đến sự an tâm cho gia đình vì con bạn được bảo vệ toàn diện.

Khi mua bảo hiểm cho bé tại Saladin, mọi thông tin và giấy chứng nhận bảo hiểm sức khỏe cho bé trên 1 tuổi đều được thực hiện online và lưu trữ trong điện thoại/ email cá nhân rất tiện lợi để sử dụng. Khi cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ ngay đến hotline 24/7 của Saladin hoặc qua Web/ App Saladin.

Ngoài là nơi mua bảo hiểm sức khỏe online, Saladin còn cung cấp nhiều gói bảo hiểm cho cuộc sống dễ dàng như: bảo hiểm sức khỏe gia đình, bảo hiểm thai sản cho mẹ bầu, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm du lịch… trên một nền tảng duy nhất.

Tổng kết

Hiểu tâm lý ba mẹ luôn muốn mang lại điều tốt nhất cho con, hãy để Saladin đồng hành cùng ba mẹ và bảo vệ bé trong hành trình lớn khôn bằng một quy trình về nền tảng mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ hiểu đúng về dịch tay chân miệng và cách phòng ngừa bệnh này hiệu quả để chăm sóc con tốt nhất. Nếu cần hỗ trợ khi mua bảo hiểm cho bé đảm bảo có quyền lợi chi trả bệnh tay chân miệng, hãy liên hệ ngay đến hotline 24/7 của Saladin ngay nhé!


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan