Tập boxing nguy hiểm không? Mua bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm tai nạn thể thao nào cho người tập boxing?

Saladin

Boxing là bộ môn tập luyện hot gần đây với người trẻ vì vừa giúp rèn luyện thể lực, vừa có hình thức thi đấu hấp dẫn hơn tập gym thông thường. Tuy vậy, boxing là môn rất dễ xảy ra chấn thương nếu luyện tập không đúng cách. Ghi nhớ những lưu ý an toàn khi tập boxing và đừng quên tự bảo vệ với gói bảo hiểm tai nạn cá nhân phù hợp để tránh rủi ro không đáng có khi luyện tập boxing nhé.

I. Những chấn thương cần phòng tránh khi tập boxing

1. Rách hoặc xước da

Đây là dạng chấn thương phần mềm nhẹ nhất khi luyện tập boxing và thường xảy ra ở các vùng da quanh mặt, cánh tay. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý sát trùng và băng bó vết thương ngay lập tức để tránh nhiễm trùng.

Nếu luyện tập trong tình trạng bị rách da tay, bạn cần phải đeo găng tay dày và thấm hút mồ hôi tốt để bảo đảm vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Bầm tím hoặc chảy máu mũi

Nếu bạn chịu những cú đánh liên tiếp ở các mô mềm của khung xương sườn có thể gây bầm tím, lúc này cần chườm lạnh lên vết bầm để giảm sưng đa. Hoặc nếu bị đánh liên tiếp vào vùng mặt có thể gây chảy máu mũi, cách phòng tránh là bôi mỡ trơn vào trong mũi.

3. Bong gân

Bong gân cũng là một loại chấn thương nhẹ thường gặp khi tập boxing, nguyên nhân là do lực ra đòn quá mạnh hoặc người tập không khởi động kĩ, không tập đúng kỹ thuật, di chuyển quá nhanh, quá nhiều hoặc không trang bị đủ các đồ bảo hộ dẫn đến bong gân vùng khớp ngón tay, cổ chân hoặc bàn chân.

Khi bị bong gân, nếu không được phục hồi đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn, có thể vỡ mạch máu.

4. Chấn thương hàm

Chấn thương hàm xảy ra do môn boxing thường có những cú đấm hướng vào vùng xương hàm với lực mạnh. Khi bị trúng đòn, bạn có thể bị gãy răng hoặc khớp hàm. Trang bị đồ bảo hộ đúng tiêu chuẩn là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro xảy ra chấn thương hàm khi tập boxing.

5. Gãy xương

Gãy xương là loại chấn thương ở cấp độ nặng, xảy ra do những va chạm ngoài ý muốn nếu người tập mắc lỗi hoặc quá sung sức, thi đấu sai quy định. Chấn thương phổ biến nhất là gãy xương vùng cổ tay và bàn tay, sau đó đến cánh tay, xương mũi, xương hàm và xương sườn.

Cách giảm rủi ro gãy xương là phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, tập đúng kỹ thuật và không quá háu chiến. Khi luyện tập, nếu nghi ngờ rạn nứt hay gãy xương, bạn cần dừng tập và nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị lập tức.

6. Chấn thương não bộ

Chấn thương não bộ là chấn thương nguy hiểm nhất khi tập boxing, thường xảy ra với những cú đấm nhắm vào vùng đầu để nhanh hạ đo ván đối thủ. Nếu người tập không phòng thủ đúng cách và bị trúng các cú đấm thẳng với lực mạnh thì nguy cơ gặp chấn thương não bộ là rất cao.

Một số dấu hiệu cho thấy não bộ có thể bị tổn thương là chóng mặt, nôn ói hoặc bị ngất tại chỗ nếu bị tổn thương nặng. Khi thấy các dấu hiệu này, cần đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

II. Kinh nghiệm tập boxing an toàn: Luôn chuẩn bị bảo hiểm tai nạn cá nhân

Với những người tham gia các hoạt động thể thao mạnh, trong đó có môn boxing có thể mua bảo hiểm tai nạn cá nhân có quyền lợi về bảo hiểm chấn thương thể thao. Việc sở hữu bảo hiểm sẽ giúp bạn được bồi thường cho những chi phí điều trị các chấn thương do tai nạn trong quá trình luyện tập. 

Cách mua bảo hiểm tai nạn thể thao trực tuyến:

  • Với một số gói bảo hiểm tai nạn con người thông thường, quyền lợi dành cho tai nạn trong luyện tập thể thao sẽ nằm trong gói mở rộng, do đó bạn hãy hỏi trước nhân viên tư vấn bảo hiểm về vấn đề này.
  • Mua bảo hiểm tai nạn cá nhân qua Saladin – nền tảng bảo hiểm công nghệ kết nối với các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam để được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ trong suốt quá trình chọn gói bảo hiểm chấn thương thể thao phù hợp – thanh toán – cấp chứng nhận – bồi thường hoàn toàn trực tuyến. Xem thêm tại đây

III. Lưu ý tập boxing an toàn tránh chấn thương

1. Bảo hộ đầy đủ và đúng cách

Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tập boxing là cách tốt nhất và đơn giản nhất để hạn chế chấn thương, vì các loại đồ bảo hộ đã được tính toán, thiết kế để phòng tránh các tai nạn thường gặp nhất đối với người tập boxing. Các loại đồ bảo hộ mà người tập boxing cần trang bị là:

  • Găng tay: có thể giúp giảm chấn thương ở cổ tay, bàn tay. Găng tay boxing chuẩn phải có lớp đệm dày, thấm mồ hôi tốt, vừa vặn với bàn tay để tránh tuột và giúp tăng lực đấm một cách tốt nhất.
  • Mũ bảo hộ đầu:  có thể giúp phòng tránh chấn thương vùng mặt và não. Mũ bảo hộ boxing cần được lót mút đệm đúng chỗ, đủ dày để bảo vệ nhưng không gây nặng, bí bách, khó thở hay chắn tầm nhìn cho các tay đấm bốc.
  • Dụng cụ bảo vệ răng: có thể giúp bảo vệ bạn khỏi chấn thương hàm hay gãy răng, vỡ răng.
  • Bảo vệ hạ bộ: Dụng cụ ôm sát, giúp boxer bảo vệ phần dưới cơ thể để có thể tập luyện hay thi đấu boxing tự tin, thoải mái và tránh chấn thương:
  • Băng đa quấn tay: Băng đa là dây vải dùng để quấn quanh, góp phần ôm khít phần khớp tay và cổ tay khi tập boxing, giúp giảm tình trạng bong gân, trật khớp hay gãy, vỡ xương cổ tay hay ngón tay, vì tay là bộ phận hoạt động nhiều nhất và cũng dễ tổn thương nhất trong môn boxing. Băng đa cần chọn loại có độ dài thích hợp, cần quấn băng đa bao trọn bàn tay và các khớp, không quấn quá chặt hay quá lỏng, tránh ảnh hưởng đến lưu thông máu.

2. Tập kỹ năng phòng thủ

Kỹ năng phòng thủ tốt cũng là cách để giảm khả năng gặp chấn thương. Bạn cần luyện tập các bài phản xạ, bài phòng thủ nhập môn như kỹ năng che chắn, bộ pháp (lùi sau – chạy vòng quanh – tiến lên), đỡ đòn, gạt đòn, cuộn người… để né được các đòn tấn công nguy hiểm, nhờ đó tránh được các loại chấn thương tay, mặt, hàm, đầu.

3. Tập luyện các bài kéo duỗi

Đừng bỏ qua các bài tập kéo duỗi nếu bạn muốn tránh gặp chấn thương trong quá trình luyện tập boxing. Hãy tập các bài kéo giãn, duỗi dài các cơ và dây chằng thường xuyên mỗi ngày. Đồng thời, nhớ khởi động kĩ trước khi tập luyện nặng để hạn chế tình trạng bong gân, căng cơ hay tổn thương cơ bắp.

4. Tập boxing đúng kỹ thuật cơ bản

Đừng cố gắng tập các kỹ thuật khó mà cần tập đúng từ cách kiểm soát lực đấm cho đến những cú đấm cơ bản nhất Jab, Uppercut…sau đó mới tập dần các bài khó với bao cát. Đấm sai kỹ thuật không chỉ gây ra chấn thương mà còn tạo thành thói quen khó sửa và gây ảnh hưởng đến xương khớp, cột sống. Đấm đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn tránh những pha đấm trượt gây trật khớp, bong gân cổ tay.

Bên cạnh đó, cần đồng thời rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể để có thể tập đa dạng các bài kỹ thuật tập boxing khác nhau, nâng cao khả năng chịu đựng và giới hạn bản thân.

Tổng kết

Tập boxing là bộ môn rèn luyện thể chất rất tốt, nhưng sẽ rất tốn kém nếu chỉ vì luyện tập và bảo hộ không đúng cách mà bạn gặp phải tai nạn phải điều trị phục hồi. Để yên tâm tập luyện, không bị ảnh hưởng bởi nỗi lo tài chính, hãy luôn trang bị cho mình một gói bảo hiểm tai nạn cá nhân phù hợp với đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm tai nạn thể thao.

Nếu bạn ngại thủ tục rườm rà, Saladin với nền tảng bảo hiểm công nghệ online hợp tác chiến lược với những công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam sẽ giúp bạn từ A-Z với đa giải pháp thiết kế sản phẩm bảo hiểm cho đến thanh toán, quản lý hồ sơ và hỗ trợ yêu cầu bồi thường trực tuyến.


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
1 Comment
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận
Mai
1 năm trước

Môn này đúng là phải mua BH mới dám chơi 🙁

Bài viết liên quan