Bí kíp du lịch an toàn: 8 kinh nghiệm lặn biển ngắm san hô cần nằm lòng

Saladin

Lặn biển ngắm san hô ở Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Phú Quốc? Snorkeling, Scuba Diving giữa thiên nhiên kỳ ảo của Phuket, El Nido, Boracay, Bali, Nhật Bản? Bạn cần nắm vững những bí kíp du lịch an toàn khi lặn biển để có một trải nghiệm trọn vẹn trong môi trường hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng Saladin đến với những kinh nghiệm lặn biển an toàn và cách tự bảo vệ bản thân với bảo hiểm du lịch khi đi lặn biển ở nước ngoài nhé!

I. Bí kíp du lịch an toàn: Nhận diện rủi ro khi du lịch lặn biển

1. Chết đuối

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong khi lặn biển là chết đuối. Nhiều trường hợp tử vong được xác định là do cơn đau tim hoặc một bệnh lý có sẵn của người lặn được kích hoạt.

Đuối nước có thể xảy ra với bất cứ ai khi họ mất khả năng kiểm soát dưới nước. Dù vốn là một người khỏe mạnh nhưng tại thời điểm lặn họ có sức khỏe thể chất không phù hợp, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc bị hụt hơi, chuột rút đều có thể dẫn đến thương vong. Ngoài ra, sự cố thiết bị cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến chết đuối.

Bí kíp du lịch an toàn khi đi lặn biển:

Hãy đảm bảo chỉ tham gia lặn biển khi bạn có sức khỏe tốt.

  • Du khách mắc một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp, các bệnh về đường hô hấp, co giật, dị ứng… sẽ không được tham gia loại hình du lịch mạo hiểm dưới nước này.
  • Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên lặn biển.

2. Bệnh giảm áp

So với nhiều hoạt động ngoài trời khác, lặn biển thường được coi là hoạt động ít rủi ro. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến tình trạng y tế rất nghiêm trọng là bệnh giảm áp (DCS – Decompression Sickness).

Bệnh giảm áp xảy ra khi giảm áp lực nhanh dẫn đến khí đã hòa tan trong máu hoặc các mô tạo thành các bóng khí trong mạch máu. Ví dụ, trong khi bơi lên nhanh sau khi lặn, ra khỏi thùng lặn hoặc buồng áp suất cao sẽ có hiện tượng này. Các triệu chứng của chứng giảm áp thường bao gồm đau, triệu chứng thần kinh. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

3. Dụng cụ lặn gặp sự cố

Dù có kinh nghiệm lặn biển hay không, sự cố thiết bị không phù hợp hoặc bị lỗi vẫn có thể mang đến thiệt hại về tính mạng người lặn. Một số lỗi thiết bị phổ biến liên quan đến sự cố thiết bị lặn là hỏng vòng chữ O, vỡ ống điều chỉnh, kẹt van xi lanh.

Bí kíp du lịch an toàn khi đi lặn biển:

  • Luôn kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong thiết bị lặn trước khi xuống nước, đặc biệt là ở những bộ phận thường gặp lỗi phổ biến ở trên
  • Chỉ tham gia tour lặn biển với nhũng đơn vị uy tín, có chứng chỉ chuyên môn và an toàn về lặn biển
  • Nếu nghi ngờ thiết bị của mình không hoạt động bình thường, bạn hãy yêu cầu đổi thiết bị mới để đảm bảo an toàn trước khi xuống nước nhé.

4. Hết khí thở

Hết khí thở là một rủi ro khá phổ biến khi lặn biển, đặc biệt với những thợ lặn chưa được đào tạo hoặc thiếu kinh nghiệm lặn biển “thực chiến“. Rủi ro này thường xảy ra do quản lý khí kém hoặc lỗi thiết bị trong lúc lặn.

Bí kíp du lịch an toàn khi đi lặn biển:

  • Bạn cần phải biết mình cần bao nhiêu khí thở cho một lần lặn cụ thể, theo dõi lượng khí và nổi lên mặt nước với khoảng 50 PSI khí còn lại trong bình.

5. Thời tiết thất thường

  • Bạn tuyệt đối không lặn vào ngày thời tiết xấu, biển động mạnh, sóng to, gió lớn vì dễ dẫn đến tình huống đáng tiếc.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trên mạng hoặc hỏi người dân địa phương những thông tin về thời tiết và đặc điểm vùng biển mình lặn xem đây có phải là vùng biển có xoáy nước hoặc dòng chảy bất thường không.

Đọc lại tại đây: Bí kíp du lịch an toàn khi đi tắm biển

6. Động vật biển tấn công

Khi lặn, không nên chạm hoặc đến quá gần động vật hoang dã. Dù hầu hết các sinh vật không gây hại hoặc hung dữ, nhưng chúng có thể phản ứng theo những cách không thể lường trước nếu cảm thấy bị đe dọa.

Kinh nghiệm lặn biển an toàn là luôn giữ khoảng cách vừa đủ với động – thực vật dưới nước. Điều này không chỉ đảm bảo bạn không làm tổn thương chúng mà còn giúp bạn bớt đi rủi ro bị tấn công.

Ngoài ra, một trong những nỗi sợ của người tham gia lặn biển là cá mập. Nếu bạn phát hiện cá mập xuất hiện gần chỗ mình thì đừng quá hoảng sợ mà hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng bơi đến vị trí an toàn hơn vì có thể chúng chỉ đang bơi ngang qua mà thôi.

7. Bị lạc hoặc tách khỏi nhóm

Cảm giác bị lạc trên biển hoặc tách khỏi nhóm là một cảm giác đáng sợ và có thể xảy ra khi bạn mải mê theo đuổi khám phá một sinh vật thú vị hoặc bị chiếc thuyền lặn bỏ lại phía sau vì lý do nào đó.

II. Kinh nghiệm lặn biển: 8 bí kíp du lịch an toàn khi đi lặn

1. Đảm bảo có chứng chỉ lặn biển

Hãy đảm bảo bạn có chứng nhận lặn từ một nhà điều hành lặn được cấp phép trước khi bạn đi du lịch hoặc trước khi bạn bắt đầu chuyến lặn của mình. Một số nhà khai thác lặn cũng yêu cầu bạn đưa ra chứng chỉ lặn trước khi cung cấp dịch vụ cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học lặn biển nhập môn nhưng đây không phải là dạng chứng nhận để bạn có thể lặn bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu bạn muốn.

Scuba Diving, Snorkeling ở Phú Quốc (Ảnh: TripAdvisor, Vietnam Tourism)

2. Đảm bảo sức khỏe phù hợp

Dù đã có chứng nhận lặn biển, hãy tránh lặn nếu bạn không cảm thấy khỏe 100%. Đặc biệt là khi bạn có những bệnh lý không phù hợp hoặc đang bị cảm lạnh, nôn nao trong người.

Trong trường hợp bạn không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn sẽ được yêu cầu ký vào giấy chứng nhận y tế trước khi lặn.

3. Tuyệt đối nghe theo người hướng dẫn lặn

Khi bạn đã ở trên thuyền lặn, chú ý lắng nghe người hướng dẫn hoặc người điều hành lặn biển là vô cùng quan trọng, bất kể bạn có kinh nghiệm lặn biển hay chưa. “Lập kế hoạch lặn – Lặn theo kế hoạch” là quy tắc quan trọng nhất trước khi lặn. Bạn cần nghe hướng dẫn về những nơi bạn sẽ lặn, lộ trình lặn và những lưu ý về an toàn.

4. Kiểm tra thật kỹ thiết bị lặn biển

Trên đường đến điểm lặn, bạn cần dành thời gian kiểm tra lại tất cả thiết bị lặn để đảm bảo chúng đang hoạt động bình thường. Nếu chưa hiểu rõ hay chắc chắn về bất cứ điều gì liên quan đến thiết bị lặn, hãy hỏi ngay người hướng dẫn nhé.

5. Không được nín thở khi lặn

Kinh nghiệm lặn biển quan trọng nhất trong tất cả các quy tắc an toàn khi lặn là không được nín thở, nếu không có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn nín thở dưới nước ở độ sâu mà chỉ ai lặn mới có thể đến được thì bạn có thể sẽ bị vỡ thành phổi do áp suất dao động của không khí trong phổi gây nên.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, nín thở có thể gây thuyên tắc khí động mạch.

Hãy đảm bảo bạn duy trì nhịp thở đều đặn, chậm rãi trong suốt quá trình lặn và lặn trong giới hạn của bản thân.

6. Đi lên từ từ và an toàn

Như đã chia sẻ ở trên, khi bạn lên mặt nước quá nhanh, bạn dễ mắc phải trường hợp bị giảm áp, gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tình huống này, bạn cần đi lên với tốc độ không quá 18m/phút và dừng lại trong ba phút để giữ an toàn.

Hãy quan sát đồng hồ đo áp suất thường xuyên và ghi nhớ “Quy tắc 1/3” – một kinh nghiệm lặn biển quan trọng. Có nghĩa là bạn nên sử dụng 1/3 lượng không khí để lặn xuống, 1/3 để lặn bên dưới, và 1/3 còn lại để đi lên.

7. Nên có bạn lặn biển đi cùng

Ngay cả khi bạn là người có kinh nghiệm lặn biển và rất tự tin thì vẫn nên có bạn lặn cùng. Hãy chắc chắn bạn luôn ở gần nhóm, không bao giờ lặn một mình để hạn chế những rủi ro. Duy trì liên lạc thường xuyên với bạn đồng hành dưới nước để được hỗ trợ khi cần thiết.

8. Chuẩn bị Bảo hiểm Du lịch quốc tế khi lặn biển ở nước ngoài

Khi tham gia các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lặn biển, hiking thì rủi ro gặp chấn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nên, hãy đảm bảo bạn đã mua bảo hiểm du lịch nước ngoài bao gồm quyền lợi y tế trước khi tham gia các tour lặn biển ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đây là một kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong tình huống cần trợ giúp y tế.

Phi Phi Island ở Phuket (Thái Lan) là điểm đến du lịch lặn biển được yêu thích hàng đầu của du khách khắp thế giới
(Ảnh: ou-et-quand.net , Phi Phi 101, andamancoraldivers.com)

III. Kinh nghiệm lặn biển an toàn: Bảo hiểm du lịch nước ngoài có bồi thường cho tai nạn lặn biển không?

Khi tham gia những môn thể thao mạo hiểm, bạn cần phải chú ý đến an toàn để có trải nghiệm trọn vẹn. Thế nên, bạn không thể chủ quan trước những rủi ro bất ngờ ảnh hưởng đến sức khỏe khi lặn biển. Việc mua bảo hiểm du lịch nước ngoài để được chi trả khi phát sinh sự cố bất ngờ là một kinh nghiệm lặn biển an toàn vô cùng cần thiết.

Nếu bạn đang có ý định lặn biển ở nước ngoài và đang quan tâm đến bảo hiểm du lịch nước ngoài, bạn có thể tham khảo thông tin tại nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp Saladin để chọn gói bảo hiểm phù hợp với quyền lợi bổ sung cho hạng mục này.

Bảo hiểm du lịch nước ngoài sẽ hỗ trợ bạn khi gặp những rủi ro trong chuyến đi, cụ thể như:

  • Chi trả chi phí y tế trong trường hợp nhập viện điều trị
  • Hỗ trợ chi phí cho người thân đi lại, chăm sóc người bệnh
  • Chuyến đi bị gián đoạn do tai nạn hoặc bệnh tật nghiêm trọng
  • Hồi hương y tế trở về Việt Nam
  • Hỗ trợ pháp lý, liên hệ các cơ quan chức năng

Ngoài ra, bảo hiểm du lịch nước ngoài cũng giúp hỗ trợ trong trường hợp bạn bị thất lạc hành lý, mất mát tài sản hay bị hoãn, hủy chuyến bay.

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Biển   Road trip   Trekking & leo núi    Visa

IV. Mua bảo hiểm du lịch nước ngoài online & yêu cầu bồi thường trực tuyến dễ dàng với Saladin

Các gói bảo hiểm du lịch nước ngoài trên Saladin được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm du lịch hàng đầu Việt Nam với hơn 30 quyền lợi bảo hiểm du lịch đến 50 quốc gia, bao gồm cả quyền lợi về COVID-19. Mọi thông tin và giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được thực hiện online và lưu trữ trong điện thoại/ email cá nhân cực kỳ tiện dụng. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến hotline 24/7 để được hỗ trợ khi đang ở nước ngoài hoặc chọn bồi thường tức thì khi gặp sự cố.

Chính vì thế, không chỉ riêng gì khi đi lặn biển, bảo hiểm du lịch nước ngoài luôn là một trong những kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn hàng đầu dù bạn đi bất kỳ đâu.

Xem tiếp bài viết sau: Kinh nghiệm du lịch nước ngoài an toàn: 5 địa điểm lặn biển đẹp nhất châu Á


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan