Bảo hiểm sức khỏe gia đình: Mẹo sống khỏe tránh ô nhiễm không khí trong nhà

Saladin

Đa phần chúng ta thường chỉ quan tâm đến chất lượng không khí khi ở nơi công cộng mà không để tâm điều tương tự trong chính ngôi nhà mình sinh sống, làm việc. Trong bài viết này, bạn hãy cùng series Mẹo sống khỏe của Saladin tìm hiểu những ảnh hưởng quan trọng của chất lượng không khí trong nhà lên sức khỏe, cách tránh ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí trong nhà hiệu quả nhé.

1. Tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà

Chất lượng không khí trong nhà bao gồm chất lượng không khí ở môi trường kín như ở nhà, trường học, văn phòng, bệnh viện… Vì những lý do này, chất lượng không khí có tầm quan trọng quyết định đến sức khỏe của con người.

  • Trung bình, chúng ta thường dành khoảng nửa ngày hoặc nhiều hơn để ở trong nhà. Đây cũng có thể là nơi nồng độ của một số chất gây ô nhiễm thường cao hơn từ 2 đến 5 lần so với nồng độ ngoài trời. 
  • Những người thường dễ bị ảnh hưởng xấu nhất bởi ô nhiễm (ví dụ: trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc bệnh tim mạch hoặc hô hấp) có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trong nhà.
  • Nồng độ trong nhà của một số chất gây ô nhiễm đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây do việc xây dựng những tòa nhà tiết kiệm năng lượng thường không đảm bảo hệ thống thông gió cơ học đầy đủ để đảm bảo trao đổi không khí. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng tổng hợp, đồ nội thất, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc trừ sâu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

2. Ô nhiễm không khí trong nhà đến từ đâu?

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu gồm:

  • Các sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy như carbon monoxide, hạt vật chất và khói thuốc lá trong môi trường.
  • Ozone (từ một số máy lọc không khí).
  • Các chất có nguồn gốc tự nhiên như radon, vẩy da thú cưng và nấm mốc.
  • Thuốc trừ sâu, chì và amiăng.
  • Các tác nhân sinh học như nấm mốc.
  • Những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhau từ nhiều loại sản phẩm và vật liệu.

Hầu hết các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà đến từ các nguồn bên trong các tòa nhà, một số có nguồn gốc từ bên ngoài.

2.1. Nguồn ô nhiễm không khí trong nhà 

Các nguồn đốt trong nhà, bao gồm thiết bị đun nấu và đốt thuốc lá, củi và than, lò sưởi, có thể giải phóng các sản phẩm phụ đốt cháy có hại như carbon monoxide và các hạt vật chất trực tiếp vào môi trường trong nhà.

Các vật dụng tẩy rửa, sơn, thuốc diệt côn trùng sẽ để lại các hạt chất có hại trực tiếp vào không khí.

Vật liệu xây dựng cũng là những nguồn tiềm năng, như các vật liệu xuống cấp (ví dụ: sợi amiăng thoát ra từ vật liệu cách nhiệt của tòa nhà) hoặc từ các vật liệu mới (ví dụ: khí thải hóa học từ các sản phẩm gỗ ép). Các chất khác trong không khí trong nhà có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như radon, nấm mốc và vẩy da thú cưng.

2.2.  Nguồn ô nhiễm không khí bên ngoài

Các chất gây ô nhiễm không khí bên ngoài có thể xâm nhập vào các tòa nhà thông qua cửa mở, hệ thống thông gió và các vết nứt trong cấu trúc. Một số khác xâm nhập vào trong nhà thông qua nền móng của tòa nhà. Ví dụ, radon hình thành trong lòng đất khi uranium xuất hiện tự nhiên trong đá và đất phân rã. Radon sau đó có thể xâm nhập vào các tòa nhà thông qua các vết nứt hoặc kẽ hở trong cấu trúc.

Khói có hại từ ống khói có thể vào lại nhà gây ô nhiễm không khí trong nhà và khu phố. Ở những khu vực có nước ngầm hoặc đất bị ô nhiễm, các hóa chất dễ bay hơi có thể xâm nhập vào các tòa nhà thông qua quá trình tương tự.

Hóa chất dễ bay hơi trong nguồn cung cấp nước cũng có thể xâm nhập vào không khí trong nhà khi cư dân tòa nhà sử dụng nước (ví dụ: trong khi tắm, nấu ăn).

Cuối cùng, khi mọi người bước vào các tòa nhà, họ có thể vô tình mang theo đất và bụi trên giày và quần áo từ bên ngoài, cùng với các chất ô nhiễm bám vào các hạt đó.

3. Ảnh hưởng của chất lượng không khí trong nhà đến sức khỏe con người

Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của một số loại chất phổ biến làm giảm chất lượng không khí trong nhà bạn: 

1. Amiăng

Đây còn được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Nếu được tìm thấy trong nhà của bạn, amiăng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng như ung thư phổi, bệnh bụi phổi amiăng, ung thư trung biểu mô và nhiều loại ung thư khác.

2. Các chất gây ô nhiễm như vẩy da động vật, mạt bụi hoặc vi khuẩn khác

Khi các chất này xâm nhập vào nhà, chúng cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn sẽ bắt đầu gặp các triệu chứng hen suyễn, ngứa cổ họng, cảm cúm và các loại bệnh truyền nhiễm khác.

3.Chì

Nếu chì có trong bầu không khí nhà bạn, nó cũng có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Hít phải không khí có chì có thể gây tổn thương não và thần kinh, suy thận, thiếu máu và hệ thống tim mạch bị khiếm khuyết.

4. Formaldehyde

Formaldehyde có trong hầu hết các món đồ nội thất gỗ, là một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất. Bạn có thể bị kích ứng cổ họng, mắt và mũi nếu hít phải. Ngoài ra, loại chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư ở người.

5. Khói thuốc lá

Khói thuốc khiến con người bị kích ứng đường hô hấp nghiêm trọng, viêm phổi, viêm phế quản, khí thũng, gây bệnh tim cũng như ung thư phổi.

6. Các hóa chất có trong chất tẩy rửa và sơn

Các hóa chất tẩy rửa có thể khiến bạn mất khả năng phối hợp, tổn thương gan, não và thận, cũng như nhiều loại ung thư.

7. Bếp gas/bếp củi, lò sưởi sử dụng trong nhà

Các loại bếp, lò tạo ra khí nitơ dioxitcarbon monoxide có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, tổn thương và kích ứng phổi.

8. Radon

Radon tìm thấy trong nhà là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi ở Mỹ, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.

9. Các hóa chất rất dễ bay hơi và bán bay hơ

Các hóa chất được sử dụng trong nước hoa tổng hợp, nước hoa và chất khử mùi được cho là độc hại và có khả năng gây dị ứng, kích ứng da, rối loạn hệ thần kinh trung ương, ung thư, dị tật bẩm sinh và rối loạn sinh sản.

10. Hóa chất trong quần áo

Quần áo được giặt khô có chứa các chất độc hại cao như trichloroethylene và perchloroethylene được biết là có khả năng gây ung thư.

11. Thuốc trừ sâu, diệt chuột, thuốc xịt diệt muỗi, diệt kiến, diệt gián

Các loại thuốc xịt côn trùng chúng ta thường sử dụng trong và xung quanh nhà có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như kích ứng mắt, mũi và họng, tổn thương hệ thần kinh trung ương và thận, tăng nguy cơ ung thư.

4. Mẹo sống khỏe: Làm sao để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà?

Để phòng tránh và hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà, bạn cầ cực kỳ thận trọng từ những bước đầu tiên khi xây dựng không gian trong nhà. Từ các loại vật liệu xây dựng cho đến đồ nội thất, tất cả đều phải được tìm hiểu kĩ càng để tránh tiếp xúc với các hóa chất gây hại như radon, amiăng và formaldehyde. Khi mua bất kỳ một món đồ nội thất gỗ nào, bạn cần phải kiểm tra xem liệu món đồ ấy còn tỏa ra mùi vật liệu hay không, nếu có, rất có thể trong món đồ ấy còn formaldehyde. Bạn có thể để nó ở nơi thông thoáng, có nhiều cửa sổ như phòng khách hoặc để ngoài sân cho đến khi hết mùi trước khi sử dụng. Hoặc cách nhanh nhất là bố trí một chiếc máy lọc không khí cạnh những vật dụng cần được hút mùi. 

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần phải lưu ý lựa chọn những chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh cá nhân có nguồn gốc hữu cơ hoặc có nồng độ các chất gây hại ở mức an toàn với cơ thể. Tránh việc ham của rẻ, tiền mất tật mang, hãy luôn lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận an toàn. Và mặc dù là đã có những chứng nhận an toàn, bạn cũng nên sử dụng chúng với một lượng vừa phải, an toàn. Đối với những gia đình có con nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai, tuyệt đối không được hút thuốc lá, sử dụng thuốc lá điện từ và các chất kích thích nói chung. 

Ngoài ra, để có thể nâng cao hiệu quả nhằm giữ không khí trong nhà được sạch, bạn có thể trang bị máy lọc không khí, trồng cây lọc không khí ở những vị trí cụ thể trong nhà như nhà bếp, phòng ngủ và phòng khách. 

 5. Đề phòng những tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà với lựa chọn bảo hiểm sức khỏe gia đình

Nếu bạn không có đủ kinh phí để có thể cải tạo căn nhà của mình nhằm nâng cao chất lượng không khí trong nhà thì đừng quên trang bị cho gia đình một gói bảo hiểm sức khỏe nhé! Đó sẽ luôn là lựa chọn không thể thiếu nhằm đem lại sự bảo vệ về tài chính và sức khỏe cho cả gia đình. 

Với bảo hiểm sức khỏe gia đình, khi mắc phải những căn bệnh do chất lượng không khí trong nhà kém gây nên như như: hen suyễn, bệnh đường hô hấp, kích ứng da… bạn sẽ được phía công ty bảo hiểm hỗ trợ một phần các chi phi khám, chữa bệnh nội và ngoại trú. 

6. Mẹo sống khỏe: Cách mua bảo hiểm sức khỏe gia đình tiết kiệm

Việc mua bảo hiểm sức khỏe phụ thuộc vào những yếu tố sau: số thành viên, nhu cầu mua bảo hiểm của mỗi thành viên và tài chính gia đình. 

Số thành viên trong gia đình

Vì bảo hiểm sức khỏe gia đình có phạm vi bảo hiểm cho gia đình 2 thế hệ nên nếu bạn đang độc thân thì gói bảo hiểm sức khỏe gia đình sẽ đem lại sự bảo vệ tài chính cho bạn, bố mẹ và anh chị em. 

Nếu bạn đã có gia đình thì gói bảo hiểm sẽ bảo hiểm cho vợ chồng bạn cùng với các con. 

Nhu cầu mua bảo hiểm của mỗi thành viên

Nếu bạn có một gia đình nhỏ và các thành viên trong gia đình đều không có những nhu cầu hoặc bệnh lý đặc thù thì gói bảo hiểm gia đình chính là sự lựa chọn tối ưu và tiện lợi. Trường hợp trong gia đình có thành viên có những nhu cầu đặc biệt, bạn có thể tham khảo và mua thêm các gói bảo hiểm sức khỏe cá nhân khác. 

Tài chính gia đình

Khi mua bảo hiểm sức khỏe gia đình, mức phí bảo hiểm sẽ được phân bổ cho tất cả các thành viên, giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính. Đối với những gia đình nhỏ có tài chính khiêm tốn, bảo hiểm sức khỏe gia đình sẽ là sự lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm chi phí. 

Để có thể có thêm nhiều quyền lợi bảo hiểm khác, bạn có thể lựa chọn các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp với mức phí tham gia cao hơn. 

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

Tổng kết

Saladin hi vọng rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và gần gũi về ảnh hưởng của chất lượng không khí trong nhà đến sức khỏe gia đình.

Nếu bạn có nhu cầu trang bị ngay bảo hiểm sức khỏe cho cả nhà nhằm đem lại sự bảo vệ tài chính cá nhân thì mách bạn rằng Saladin có cung cấp các gói bảo hiểm sức khỏe từ nhiều công ty bảo hiểm với đa dạng các hình thức thanh toán online đấy. Tìm hiểu thêm tại đây.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn thêm về bảo hiểm.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan