Mẹo sống khỏe: Tụ máu dưới màng cứng – Căn bệnh khiến tác giả “7 viên ngọc rồng” ra đi ở tuổi 68 

Saladin

Những ngày qua, người hâm mộ văn hóa Nhật Bản bàng hoàng trước thông tin Akira Toriyama – tác giả “7 viên ngọc rồng”, bộ truyện tranh có ảnh hưởng lớn nhất của Nhật Bản – qua đời ở tuổi 68 vì tụ máu dưới màng cứng cấp tính, bỏ lại nhiều công trình dang dở. Cùng chuyên mục “Mẹo Sống Khỏe” tìm hiểu nhé.

Tụ máu dưới màng cứng cấp tính chiếm tỉ lệ cao nhất trong các ca tụ máu dưới màng cứng, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm của vấn đề y tế này.  

1. Tụ máu dưới màng cứng là gì 

Tụ máu dưới màng cứng chỉ hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong khoang dưới màng cứng não bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương sọ não, làm rách tĩnh mạch ở khoang dưới màng cứng, máu chảy ra đông tụ lại thành khối. Tụ máu này có thể chèn ép mô não và gây tổn thương não.  

Tụ máu dưới màng cứng cấp tính chỉ việc xảy ra máu tụ ngay khi gặp chấn thương đầu, dẫn đến triệu chứng dễ thấy trong vòng vài giờ, nguy hiểm đến tính mạng. Đây chính là hiện tượng đã khiến tiên sinh Akira Toriyama ra đi mãi mãi, để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. 

2. Triệu chứng tụ máu dưới màng cứng 

Sau khi gặp chấn thương vùng đầu, nếu xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra về tụ máu dưới màng cứng:  

  • Hôn mê sâu ngay khi chấn thương hoặc rơi vào hôn mê sau một khoảng thời gian ngắn  
  • Đau đầu dữ dội, chóng mặt 
  • Nôn mửa liên tục 
  • Rối loạn nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt 
  • Liệt hoặc yếu nửa thân đối diện với phần não bị tổn thương 
  • Mất trí nhớ, lú lẫn, không tỉnh táo 
  • Gặp khó khăn trong vận động, nói chuyện, ăn uống 
  • Co cứng, co giật toàn thân 
Đau đầu dữ dội sau khi gặp chấn thương đầu có thể là triệu chứng của tụ máu dưới màng cứng.

3. Người nào dễ bị tụ máu dưới màng cứng 

Vấn đề này có thể xảy đến với bất kì ai, tuy nhiên một số nhóm người có khả năng mắc cao hơn. 

  • Người nghiện rượu: Chứng nghiện rượu có thể làm căng mạch máu và giảm khả năng đông máu, dẫn đến dễ xung huyết khi xảy ra chấn thương. Ngoài ra, những người này có nguy cơ té ngã, gặp tai nạn cao, vì vậy dễ gặp chấn thương sọ não.  
  • Người cao tuổi: Các mạch máu não khi lão hóa sẽ suy yếu và dễ bị tổn thương dẫn đến xuất huyết. Ngoài ra, tuổi già cũng có thể khiến não bị teo nhỏ làm căng mạch máu và dễ chảy máu hơn. 
  • Người sử dụng thuốc kháng đông: Các hoạt chất bên trong thuốc kháng đông (bao gồm cả Aspirin hoặc Warfarin) cũng là các yếu tố tăng nguy cơ máu tụ dưới màng cứng. 

4. Điều trị tụ máu dưới màng cứng 

Điều quan trọng nhất đối với điều trị tụ máu chính là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để cứu lấy các mô não. Ngay khi xảy ra chấn thương đầu, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra. Tùy vào kích thước của khối máu tụ và độ nghiêm trọng mà các phương pháp khác nhau có thể được chỉ định:  

  • Đối với trường hợp nhẹ: Khối máu tụ có thể được cơ thể tự hấp thu. Bệnh nhân cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình để xem xét triệu chứng, giảm khả năng biến chứng 
  • Đối với các ca nặng: bệnh nhân cần được phẫu thuật lấy máu tụ bằng một trong hai cách:
    • Phẫu thuật khoan lỗ hộp sọ: Một lỗ nhỏ sẽ được khoan trên hộp sọ của bệnh nhân, tạo đường dẫn để hút máu tụ ra ngoài. Vế khoan sau đó sẽ được khâu kín lại. 
    • Phẫu thuật mở nắp hộp sọ: Hộp sọ sẽ được cắt mở ra để giảm áp lực nội sọ và mở đường lấy khối máu tụ. Sau khi hoàn thành phẫu thuật, hộp sọ sẽ được cố định lại vị trí cũ.  
Với các ca tụ máu nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật mở hộp sọ.

5. Bảo hiểm sức khỏe nào hỗ trợ điều trị tụ máu dưới màng cứng 

Như đã trình bày, việc nhanh chóng phát hiện và điều trị tụ máu dưới màng cứng là các điều kiện tiên quyết để giảm thiểu nguy cơ để lại di chứng hoặc dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật thường rất lớn, đặc biệt là với các ca phẫu thuật não phức tạp. Bị yêu cầu sử dụng một số tiền lớn bất ngờ có thể khiến nhiều người khó xoay sở, thậm chí suy sụp tinh thần, làm chậm quá trình điều trị tụ máu.  

Trong các trường hợp này, bảo hiểm sức khỏe nội trú sẽ phát huy tác dụng. Người sở hữu bảo hiểm này có thể được bảo lãnh viện phí, chi phí y tế sẽ được công ty bảo hiểm thay mặt chi trả trực tiếp cho bệnh viện, giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính và tâm lí trong thời điểm cấp bách.  

Các gói bảo hiểm nội trú toàn diện thường chi trả một phần hoặc toàn bộ các phí tổn y tế trước, trong và sau thời gian nhập viện, bao gồm chi phí vận chuyển bằng xe cấp cứu, khám bệnh, làm xét nghiệm, làm phẫu thuật, thuốc men, giường bệnh, và phục hồi chức năng. Trong các trường hợp xấu nhất, người nhà bệnh nhân còn nhận được khoản bồi thường nếu tử vong hoặc thương tật. 

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

6. Các gói bảo hiểm sức khỏe tốt trên thị trường 

Như vậy, tụ máu dưới màng cứng có thể xảy đến với bất kì ai một cách bất ngờ, vì vậy luôn cần có sự chuẩn bị trước. Nếu bạn quan tâm đến các gói bảo hiểm sức khỏe nội trú giúp hỗ trợ điều trị tụ máu dưới màng cứng, hãy tham khảo các gói bảo hiểm sau: 

Các gói bảo hiểm trên đều được nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin.vn phân phối. Khi mua sắm với Saladin, khách hàng sẽ được tư vấn về các gói bảo hiểm đa dạng từ nhiều nhà bảo hiểm uy tín trên thị trường, giúp khách hàng dễ dàng có được lựa chọn phù hợp nhất mà không tốn nhiều công sức tìm hiểu, so sánh. Tham khảo ngay công cụ so sánh quyền lợi bảo hiểm sức khỏe tại đây.

Xem thêm:

Mẹo sống khỏe: Thời điểm tốt nhất để bắt đầu một bữa ăn là khi nào?

Mẹo sống khỏe: Những biểu hiện sớm của bệnh Alzheimer’s mà ai cũng nên biết


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan