Bí kíp du lịch an toàn ở Nhật Bản: 4 mùa trải nghiệm

Saladin

“Xứ sở hoa anh đào” luôn hấp dẫn không chỉ với cảnh đẹp tự nhiên mê đắm lòng người, mà còn vì nét văn hoá vốn thân quen với người Việt qua phim ảnh, truyện tranh. Hãy để Saladin giới thiệu những hoạt động đáng thử nhất 4 mùa Nhật Bản và bỏ túi bí kíp du lịch an toàn khi đến đất nước này nhé !

I. Du lịch Nhật Bản 4 mùa có những hoạt động gì?

1. Mùa xuân (Tháng 3-5): Chu du ngắm hoa anh đào

Mùa xuân được nhiều người coi là thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Nhật Bản do thời tiết ôn hòa và là mùa hoa anh đào nổi tiếng. Khi đó, bạn sẽ được ngắm nước Nhật chuyển mình thành “xứ sở hoa anh đào” màu hồng tuyệt đẹp.

Nếu đi du lịch Nhật Bản mùa xuân, hanami (ngắm hoa) là một hoạt động nên nằm ở top 1 trong list của bạn. Hãy lưu ý rằng hoa anh đào chỉ kéo dài trong một tuần, bắt đầu từ phía Nam vào cuối tháng 3 phía Bắc vào khoảng đầu tháng Năm.

  • Núi Yoshinoyama ở tỉnh Nara có lẽ là địa điểm ngắm hoa nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Ngọn núi được bao phủ bởi khoảng 30.000 cây anh đào tuyệt đẹp, đến nỗi nó còn được xếp vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Hoa anh đào mùa xuân ở núi Yoshinoyama
(Ảnh: JapanGuide)
  • Công viên Shinjuku Gyoen ở Tokyo là địa điểm ngắm hoa hoàn hảo để nghỉ ngơi và “sống ảo”. Đây là ngôi nhà của hơn một nghìn cây hoa anh đào và có nhiều bãi cỏ rộng rãi, nơi bạn có thể ngồi ngắm hoa rơi rất lãng mạn và tha hồ chụp ảnh đẹp. Lâu đài Himeji thì dành cho những ai muốn có bộ ảnh với hoa đào lung linh như trong câu chuyện cổ tích.
Lâu đài Himeji bừng sáng trong sắc hoa anh đào mùa xuân (Ảnh: Japan-guide.com)

Lưu ý: Mặc dù mùa xuân thường được coi là thời điểm tốt nhất để đi du lịch Nhật Bản, nhưng đây cũng là thời điểm hầu hết người Nhật đều nghỉ làm, do đó đường phố đông đúc và giá cả đắt đỏ hơn. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng tránh Tuần lễ Vàng kéo dài từ 29/4 đến 6/5, khi có một chuỗi liên tiếp các ngày lễ quốc gia.

Xem thêm kinh nghiệm du lịch Nhật Bản ngắm hoa anh đào tại đây

2. Mùa hè (Tháng 6-8): Leo núi Phú Sĩ và hòa mình vào lễ hội địa phương

Mùa hè ở Nhật Bản là “thời điểm vàng” để leo núi Phú Sĩ. Đường mòn Yoshida mở cửa từ ngày 1/7 đến ngày 10/9, trong khi các đường mòn Subashiri, Gotemba và Fujinomiya mở cửa muộn hơn một chút vào ngày 10/7.

Tokyo German Village (東京ドイツ村), Nhật Bản (Ảnh: cottongraphy)
Ảnh: @shigatsu0926

Đây cũng là thời điểm bận rộn nhất đối với du lịch địa phương khi có Tuần lễ Obon diễn ra vào giữa tháng 8. Dự kiến ​​sẽ có rất nhiều người đổ đến các điểm du lịch, rất thích hợp cho những người thích bầu không khí vui vẻ và không bận tâm đến đám đông.

Lưu ý: Thời tiết ở Nhật mùa hè sẽ nóng ẩm cùng lượng mưa lớn. Hãy chú ý theo dõi thời tiết và chuẩn bị trang phục, phụ kiện phù hợp nhé. Ngoài ra, đừng quên các bí kíp du lịch an toàn khi leo núitham gia lễ hội đông người trước khi hòa mình vào các hoạt động mùa hè tại Nhật.

3. Mùa thu (Tháng 9 – 11): Dạo bộ dưới tán lá phong đỏ

Hãy đến Nhật Bản vào mùa thu khi những chiếc lá phong chuyển sang màu đỏ đậm tuyệt đẹp và thời tiết cực kì ôn hoà. Tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tốt nhất để đến thăm Nhật Bản nếu bạn muốn xem hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Cây bắt đầu thay lá từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 ở phía bắc và vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ở các vùng phía nam.

Đi bộ đường dài (hiking) là một trong những cách tốt nhất để tận hưởng những tán lá mùa thu. Suối Oirase ở Vườn Quốc gia Towada-Hachimantai hay thành phố Kyoto đều có những con đường mòn đẹp nhất để thưởng ngoạn mùa thay lá. Đứng trên Cầu Tsutenkyo và ngắm nhìn khu vườn rộng 20.000m² đỏ rực cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời.

Dừng chân tại nhà ga Abiki và tận hưởng không khí mùa thu yên bình (Ảnh: Instagram @17natsu_san)
Lá phong mùa thu ở chùa Kyorinbo được xây dựng từ năm 605, tỉnh Shiga (Ảnh: Instagram @chris_rfo)
Ngắm thời gian chậm trôi từ bên trong những ngôi đền cổ Kyoto (Rukio-in, Jisson-in) (Ảnh: thelast-word.blog)

4. Mùa đông (Tháng 12 – tháng 2): Trải nghiệm trượt tuyết cực thú vị

Nếu bạn không ngại lạnh, mùa đông có thể là thời điểm lý tưởng để đến thăm Nhật Bản. Nhiệt độ buổi chiều trung bình khoảng 10-12 °C trong những tháng lạnh nhất. Một số tỉnh cao nhất và nằm ở cực bắc của Nhật Bản sẽ tuyết rơi.

Hoạt động nổi bật trong mùa đông Nhật Bản chắc chắn là trượt tuyết qua những dãy núi tuyệt đẹp. Ngoài ra, khám phá những ngôi làng Nhật Bản phủ đầy tuyết trắng cũng là một trải nghiệm sẽ đánh cắp trái tim bạn.

Một trong những sự kiện mùa đông lớn nhất của Nhật Bản là Lễ hội tuyết Sapporo diễn ra vào tháng 2. Các khu nghỉ dưỡng sẽ đông đúc hơn và giá cả sẽ tăng cao trong thời gian này. Hãy cố gắng tránh tuần đầu tiên của tháng Giêng, vì nhiều điểm tham quan sẽ đóng cửa vào dịp Tết Dương lịch.

Tận hưởng mùa đông Nhật Bản với lễ hội tuyết ở Sapporo hoặc trượt tuyết ở Hokkaido (Ảnh: blog.japanwondertravel.com)
Ngôi làng cổ tích Shirakawa-go 250 tuổi ở Nhật Bản được mệnh danh là một trong những nơi nhiều tuyết nhất hành tinh (Ảnh: Getty Images)

II. Bí kíp du lịch Nhật Bản an toàn – Cần chuẩn bị gì?

Đôi khi sự hào hứng có thể làm chúng ta muốn xách vali lên rồi bay ngay lập tức để nhanh chóng được đắm chìm vào những khung cảnh xinh đẹp. Nhưng khoan đã nào! Bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có một chuyến đi trọn vẹn đấy. Lấy giấy bút ra và cùng Saladin ghi chú lại bí kíp du lịch an toàn khi đến Nhật Bản nhé.

1. Xin visa du lịch Nhật Bản

Nếu bạn đi theo tour, bạn sẽ được hỗ trợ trọn gói visa nhưng đi tự túc thì sẽ phải tự mình hoàn thành các thủ tục. Thủ tục xin được visa cũng tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với những ai chưa có kinh nghiệm, thế nên không ít người tìm đến các dịch vụ làm visa để đỡ tốn công sức. Tuy vậy nếu bạn vẫn muốn tự làm thì tại website của Đại Sứ Quán Nhật Bản cũng có hướng dẫn rõ ràng.

Những giấy tờ gì cần chuẩn bị để làm visa thì bạn có thể tham khảo tại đây. Phí xin visa du lịch một lần là 650.000 đồng. Thời gian có kết quả visa là khoảng 2 tuần sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ.

2. Mua bảo hiểm du lịch quốc tế

Dù không phải là một điều kiện bắt buộc khi xin visa, nhưng sở hữu bảo hiểm du lịch quốc tế chắc chắn sẽ rất có ích khi đến đất nước đắt đỏ như Nhật Bản.

Chi phí chữa trị hay lưu trú tại bệnh viện ở Nhật Bản khá cao so với ở Việt Nam. Mức giá sinh hoạt cũng tốn kém hơn nhiều. Do đó, nếu có bảo hiểm du lịch hỗ trợ chi phí, bồi thường khi gặp những trường hợp như ốm đau, ngộ độc thức ăn, thất lạc hành lý phải mua đồ dùng sinh hoạt, chuyến bay bị hoãn, hủy,… bạn sẽ yên tâm về tài chính hơn khi du lịch Nhật Bản.

Nếu bạn du lịch Nhật Bản tự túc, bạn có thể mua bảo hiểm du lịch quốc tế cho cá nhân hoặc cả những người trong gia đình. Gói bảo hiểm có giá trị càng cao thì quyền lợi bảo vệ càng nhiều. Nếu muốn lựa chọn gói bảo hiểm du lịch phù hợp một cách dễ dàng, bạn có thể mua bảo hiểm online qua nền tảng bảo hiểm công nghệ Saladin, cho phép bạn chọn lựa quyền lợi theo nhu cầu và có đội ngũ chăm sóc khách hàng giải đáp mọi thắc mắc lớn nhỏ.

3. Còn phải chuẩn bị hành lý nữa chứ!

Chuẩn bị hành lý như thế nào thì cũng còn tùy vào mục đích của bạn khi đi du lịch. Nếu quyết định sang Nhật Bản để du ngoạn, thưởng trăng ngắm cảnh, bạn nên mang hành lý vừa đủ, gọn nhẹ, bao gồm những vật dụng thiết yếu nhất như:

  • quần áo tương ứng số ngày đi
  • mũ nón
  • kính
  • điện thoại
  • pin dự phòng
  • đồ sạc pin
  • tai nghe
  • bàn chải

Trong đó có hai món vật dụng quan trọng là áo ấm và giày thể thao. Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều đấy, thế nên đôi giày thể thao sẽ tốt hơn nhiều là những đôi guốc, đôi dép. Ngoài ra thì thời tiết Nhật Bản cũng khá lạnh và nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn nên áo ấm sẽ rất cần thiết. Một mẹo nhỏ là mặc nhiều chiếc áo len mỏng sẽ ấm hơn là một chiếc áo len dày đó bạn nhé!

Một vài lưu ý khác đó là bên Nhật sử dụng điện 110V và ổ cắm chân dẹt, bạn nên kiểm tra kĩ lại các thiết bị điện của mình xem có phù hợp hay không.

4. Nhớ đổi tiền Yên Nhật nhé

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên (¥) với tỷ giá 1¥ = 169,03 VND. Chúng ta hoàn toàn có thể đổi Yên Nhật tại các quầy Currency Exchange trong sân bay, khách sạn nhưng do thủ tục khá phức tạp và tốn nhiều thời gian nên đổi tiền tại Việt Nam rồi mang theo sẽ thuận tiện cho bạn hơn.

Các mệnh giá Yên Nhật như sau:

  • Tiền giấy Nhật có các mệnh giá: ¥1000, ¥5000, và ¥10.000
  • Mệnh giá tiền kim loại: ¥1, ¥5, ¥10, ¥50, ¥100, ¥500.

Tiền xu tại Nhật Bản rất phổ biến, bạn có thể dùng tiền xu để sử dụng các loại máy bán hàng tự động, mua vé các phương tiện giao thông công cộng hay sử dụng các trạm điện thoại. Ngoài ra, thẻ tín dụng VISA CARD cũng được sử dụng tại Nhật.

5. Tìm hiểu trước về phương tiện di chuyển ở Nhật

Về phương tiện di chuyển, Nhật Bản có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển. Hệ thống tàu điện, xe bus có thể đáp ứng tới 80% nhu cầu đi lại của người dân. Ở Nhật Bản cũng có taxi, Grab nhưng giá thường rất đắt đỏ. Thế nên qua Nhật bạn chắc chắn sẽ phải trải nghiệm văn hóa giao thông công cộng mà thôi.

Hệ thống tàu điện của Nhật Bản khá chằng chịt và phức tạp với những người mới tiếp xúc lần đầu và thời gian chính xác thì lên đến từng phút. Tuy vậy bạn cũng đừng quá lo lắng do Google Maps rất ưu việt trong việc này. Google Maps sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các toa tàu dựa trên địa điểm mà bạn muốn tới. Gần như mọi thông tin bạn cần đều sẽ được cung cấp chứ không chỉ là quãng đường và thời gian đâu. Bạn sẽ biết được có bao nhiêu điểm dừng, chuyển sang line tàu khác ở đâu,…

Cẩm nang du lịch

Bí kíp du lịch an toàn  Bốn mùa   Mùa xuân   Mùa hè   Mùa thu   Mùa đông

Châu Á   Châu Âu   Châu Mỹ   Châu Phi   Châu Úc

Bầu du lịch   Du học   Du lịch tự túc   Người cao tuổi du lịch   Trẻ nhỏ du lịch

Tổng kết

Saladin hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi du lịch Nhật Bản ưng ý. Đừng bỏ qua đất nước du lịch tuyệt đẹp và đầy ắp trải nghiệm văn hoá thú vị này nhé! Và cũng đừng quên mua bảo hiểm du lịch quốc tế, chuyến đi của bạn sẽ chắc chắn trọn vẹn hơn với “lá bài phòng hộ” này đấy. 

Xem thêm:

Bí kíp du lịch an toàn ở Nhật Bản với cẩm nang tránh rủi ro và bảo hiểm du lịch toàn cầu

Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản an toàn khi tham gia hoạt động mạo hiểm ngoài trời


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan