Sinh con năm 2024: Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ

Saladin

Ngộ độc thực phẩm ở mẹ bầu có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi, và đặc biệt nguy hiểm vì thường có triệu chứng nôn ói rất dễ nhầm lẫn với ốm nghén, khiến nhiều mẹ bầu chủ quan. Các mẹ bầu chuẩn bị sinh con năm 2024 hãy đọc bài viết này để chú ý hơn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ và cách điều trị, chăm sóc mẹ bầu với bảo hiểm chi trả thai sản.

I. Ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ có nguy hiểm gì?

Nguyên nhân mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ thường là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Một số biểu hiện thông thường của ngộ độc thực phẩm đối với mẹ bầu là:

  •  Tiêu chảy, đau bụng, bụng khó chịu, đi ngoài phân có máu
  • Nôn ói
  • Sốt, ớn lạnh người, chóng mặt, đau đầu… 
  • Nhức mỏi, đau cơ toàn thân, mê sảng, co giật…
  • Bụng khó chịu hoặc bị đau bất thường

Ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nôn và tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mẹ bầu mất nhiều nước, mất cân bằng. Bên cạnh đó, độc tính của vi khuẩn truyền qua nhau thai gây ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ: Khiến mẹ bầu dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • 3 tháng tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Khiến thai nhi chậm phát triển, có thể dẫn đến suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
  • Nếu ngộ độc liên quan đến Norovirus có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng; ngộ độc liên quan đến vi khuẩn Listeria ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé; 
  • Ngộ độc liên quan đến khuẩn e.Coli có thể gây suy thận cho mẹ bầu; ngộ độc do khuẩn Salmonella có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp hay viêm màng não…

II. Cần làm gì khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm?

Khi mẹ bầu bị ngộ độc thức ăn thì cần xử trí đúng cách càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn. Những cách xử trí khi mẹ bầu có dấu hiệu ngộ độc:

  • Móc họng để gây nôn, giúp nôn ra bớt các thực phẩm nhiễm độc, ngăn cản độc tố bị hấp thụ vào ruột và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Bù nước và chất điện giải, giúp trung hòa các chất và thải độc, giúp cơ thể nhanh hồi phục. 
  • Sau khi xử trí tạm thời, mẹ bầu cần lập tức đến thăm khám tại bệnh viện để có phương pháp chữa trị nâng cao, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Sau khi thăm khám, mẹ bầu cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và nghỉ ngơi, thư giãn để sớm hồi phục.

Các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu có thể tốn chi phí khá cao, nhưng bạn có thể yên tâm hơn nếu có tham gia bảo hiểm chi trả thai sản. Mẹ bầu được bảo hiểm sẽ có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh viện phí để được thăm khám tại các bệnh viện chất lượng, bệnh viện quốc tế mà không cần lo lắng đến việc thanh toán viện phí.

Mẹ bầu có thể mua bảo hiểm chi trả thai sản có bảo lãnh viện phí qua nền tảng Saladin để có giá tốt và thủ tục minh bạch, tiết kiệm thời gian nhé.

III. Sinh con năm 2024: Mẹ bầu cần làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm khi mang thai?

Để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ, mẹ bầu sinh con năm 2024 cần cẩn trọng trong việc ăn uống và nên tham khảo khuyến cáo từ bác sĩ. Ngoài ra, khi nấu ăn ở nhà, nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các nguyên tắc sau: 

  • Tuyệt đối không nên ăn các món tái, sống, nem chua, thịt ủ chua, khi mang thai tốt nhất là nên ăn chín, uống sôi.
  • Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm ăn liền, đóng hộp, thịt nguội, pate đông lạnh, hun khói…
  • Hạn chế uống các loại sữa tươi, nước ép hoặc sữa chua chưa được tiệt trùng.
  • Bảo quản thịt cá tươi sống tách biệt với các thực phẩm chín khác trong tủ lạnh.
  • Thức ăn thừa nên ăn hết trong vòng 2 ngày ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh.
  • Cần chú ý rằng các loại thực phẩm khác nhau sẽ có cách bảo quản khác nhau. Cần sắp xếp tủ lạnh, tủ bảo quản một cách khoa học để sử dụng trước những món nhanh hư hỏng.
  • Không ăn uống các món đã hết hạn ngay cả khi chúng chưa bị biến đổi màu sắc hay mùi vị. 
  • Luôn rửa sạch rau củ quả và trái cây trước khi chế biến.
  • Rửa tay sạch bằng xà bông trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi cơ chế các loại thực phẩm sống. 
  • Thường xuyên vệ sinh bếp nấu ăn và các dụng cụ nấu ăn.

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên nguy cơ bị ngộ độc sẽ cao hơn bình thường. Do vậy, mẹ bầu cần nắm vững cách phòng tránh cũng như kinh nghiệm sử dụng bảo hiểm chi trả thai sản khi bị ngộ độc trong quá trình mang thai sau đây.

IV. Bảo hiểm chi trả thai sản có bồi thường khi mẹ bầu bị ngộ độc không?

Bảo hiểm chi trả thai sản thật ra chính là bảo hiểm sức khỏe kèm thai sản trong gói quyền lợi cơ bản và mở rộng. Nếu bạn tham gia bảo hiểm sức khỏe mà có quyền lợi “bảo hiểm chi trả thai sản” thì nghĩa là gói bảo hiểm sức khỏe đó bao gồm luôn các quyền lợi liên quan đến thai sản cho mẹ bầu.

Ngoài một số quyền lợi chính như chi trả chi phí sinh, chi phí dưỡng nhi thì bảo hiểm sức khỏe kèm thai sản còn một quyền lợi rất hữu ích cho mẹ bầu, đó là chi phí điều trị biến chứng thai kỳ phát sinh trong quá trình mang thai. Vậy nếu bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến các biến chứng thì mẹ bầu có thể được bảo hiểm chi trả chi phí y tế và viện phí nếu điều trị nội trú.

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

V. Sinh con năm 2024 mua bảo hiểm thai sản nào tốt?

Vậy thì làm sao để biết bảo hiểm thai sản loại nào tốt giữa muôn vàn gói bảo hiểm thai sản hiện nay và nên mua bảo hiểm thai sản ở đâu tốt? Bạn có thể mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng với hình thức mua bảo hiểm sức khỏe online qua Saladinnền tảng bảo hiểm đa giải pháp chuyên cung cấp gói bảo hiểm từ những công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam như Liberty, Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, BSH…, với các gói bảo hiểm chi trả thai sản có đầy đủ các quyền lợi phù hợp với mong muốn.

Tuy nhiên, mẹ bầu sinh con năm 2024 nên lưu ý cách mua bảo hiểm thai sản: Bảo hiểm chi trả thai sản thường có thời gian chờ từ 9 tháng đến 1 năm cho một vài quyền lợi. Trong thời gian chờ, bạn sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm chi trả thai sản nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó, tốt nhất là chị em phụ nữ nên tham gia bảo hiểm thai sản càng sớm càng tốt để tránh thời gian chờ trùng với thời gian thai kỳ và không thể sử dụng tối ưu quyền lợi bảo hiểm.

Nếu đã mua bảo hiểm sức khỏe kèm thai sản nhưng không có thai trong thời hạn bảo hiểm thì cũng đừng quá lo lắng vì bảo hiểm sức khỏe luôn là sản phẩm cần thiết cho bất kỳ ai, ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống! Mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng hơn chỉ với một chạm tại Saladin.

Tổng kết

Giờ đây, giúp mẹ bầu trả lời thắc mắc mua bảo hiểm thai sản ở đâu tốt và tiện lợi, quá trình mua bảo hiểm chi trả thai sản đã có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng khi mua bảo hiểm sức khỏe online qua nền tảng bảo hiểm online Saladin. Mua bảo hiểm sức khỏe online giúp mẹ bầu sinh con năm 2024 chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân cũng như không cần tốn công di chuyển tới văn phòng hoặc nghe tư vấn về những quyền lợi không phù hợp.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bảo hiểm thai sản loại nào tốt thì hãy để lại thông tin liên lạc với Saladin để nhận tư vấn nhanh nhất nhé!

Không chỉ mua bảo hiểm sức khỏe kèm thai sản, mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về những sản phẩm bảo hiểm toàn diện khác trên Saladin như bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm du lịch để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Saladin để được tư vấn thêm về bảo hiểm.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan