Mẹo sống khỏe: Kháng insulin và tiểu đường loại 2 liên quan thế nào?

Saladin

Ngày nay, việc gắn bó và ‘chốt đơn’ thường xuyên với một hoặc nhiều cửa hàng đồ ăn, bánh ngọt online đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Điều đáng nói ở đây chính là số lượng, cách và thời điểm mà các món ăn này được tiêu thụ. Nhiều người có thói quen ăn nhiều hơn so với khẩu vị của bản thân. Hơn nữa, việc liên tục duy trì thói quen ăn uống dư thừa này đã khiến cho không ít người gặp phải tình trạng kháng insulin, một tình trạng sức khỏe về lâu về dài có thể dẫn đến tiểu đường loại 2. Vậy kháng insulin là gì? Kháng insulin liên quan gì đến ăn nhiều và tiểu đường loại 2? Bạn hãy cùng series Mẹo sống khỏe của Saladin tìm hiểu nhé !

1. Kháng insulin là gì? 

Kháng insulin là một tình trạng trong đó cơ thể không phản ứng với insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả như thường lệ. Insulin là một hormone sản xuất bởi tuyến tụy (pancreas) giúp điều chỉnh mức đường trong máu. Khi chúng ta ăn thức ăn, đường trong máu tăng lên, và tuyến tụy tiết insulin nhằm giúp cơ thể lấy đường từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. 

World diabetes day; sugar in wooden bowl and stethoscope on dark background

2. Tại sao cơ thể lại xảy ra tình trạng kháng insulin? 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng insulin của cơ thể là một quá trình phức tạp và có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin:

Tích tụ mỡ

Sự tích tụ mỡ trong các mô và cơ quan cơ thể, đặc biệt là mỡ bao quanh các tế bào cơ và tế bào gan, có thể làm tăng nguy cơ phát triển kháng insulin. Mỡ tích tụ sẽ gây trở ngại cho insulin trong việc chuyển đường từ máu vào bên trong tế bào để sử dụng làm năng lượng. 

Lười vận động

Một lối sống ít hoạt động thể chất có thể dẫn đến sự suy giảm đáng kể khả năng cơ thể đáp ứng với insulin. Khi cơ thể chúng ta không vận động đủ, cơ thể sẽ cần ít năng lượng và không thể sử dụng lượng đường máu một cách hiệu quả.

Thừa cân

Tình trạng thừa cân và béo phì sẽ ảnh hưởng đến quá trình cơ thể tiết ra các hormone khác, điều này làm giảm đáng kể khả năng cơ thể đáp ứng với insulin.

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc tạo ra kháng insulin. Nếu có người thân trong gia đình bị tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, bạn sẽ có nguy cơ bị kháng insulin cao hơn người bình thường.

Lão hóa

Tuổi tác là một yếu tố rủ roi gây nên kháng insulin. Tuổi càng cao, thì cơ thể càng có xu hướng mất đi khả năng đáp ứng với insulin một cách hiệu quả.

Stress và căng thẳng

Các tình trạng căng thẳng, lo lắng, và stress có thể làm tăng mức đường trong máu và làm suy yếu khả năng cơ thể đáp ứng với insulin.

3. Kháng insulin có phải là bệnh lý nghiêm trọng?

Kháng insulin không phải là một bệnh lý cụ thể mà là một tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và điều trị, kháng insulin có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm phát triển tiểu đường loại 2.

4. Luôn thèm ăn có đồng nghĩa với bị kháng insulin? 

Tình trạng kháng insulin sẽ dẫn đến sự thiếu hụt insulin để phân giải Glucose (đường), loại năng lượng mà cơ thể có được từ thức ăn. Khi không có đủ insulin, cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Sự thiếu hụt năng lượng này sẽ gây nên tình trạng thèm ăn hoặc đói liên tục. 

5. Kháng insulin có phải là tiểu đường loại 2 không?

Mặc dù có mối liên hệ với nhau, kháng insulin và tiểu đường loại 2 là hai khái niệm khác nhau. Kháng insulin là một tình trạng cơ thể thiếu phản ứng với insulin, trong khi tiểu đường loại 2 là một bệnh lý liên quan đến sự cản trở của cơ thể trong việc sử dụng insulin một cách hiệu quả. Kháng insulin có thể là một yếu tố nguy cơ gây nên tiểu đường loại 2, nhưng không phải trường hợp nào bị kháng insulin cũng phát triển thành tiểu đường loại 2.

6. Tiểu đường loại 2 (Tiểu đường tuýp 2) có phải là bệnh lý nguy hiểm? 

Tiểu đường loại 2 – tuýp (Type 2 diabetes) là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và quản lý đúng cách. Dưới đây là một số nguy hiểm và biến chứng liên quan đến tiểu đường loại 2:

Biến chứng về tim mạch

Tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ bị các vấn đề tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao hơn những người không mắc tiểu đường.

Các bệnh về thận

Tiểu đường loại 2 có thể gây tổn thương cho các mạch máu và thần kinh ở thận, dẫn đến vấn đề thận và thậm chí việc suy giảm chức năng thận.

Các bệnh về mắt

Tiểu đường loại 2 có thể gây tổn thương cho mạch máu và thần kinh ở mắt, gây ra các vấn đề mắt như đục thuỷ tinh thể và mù do tổn thương thần kinh mắt.

Bệnh thần kinh

Tiểu đường loại 2 có thể làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến cảm giác teo tóp, tê chân tay và các vấn đề về cảm giác.

Viêm nhiễm và lâu lành vết thương

Tiểu đường loại 2 làm giảm khả năng cơ thể chống lại vi khuẩn và làm lành vết thương, dẫn đến nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng.

Nguy cơ ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiểu đường loại 2 và nguy cơ cao hơn mắc một số loại ung thư như ung thư gan, đường ruột và tuyến tiền liệt.

Đọc thêm:

Bảo hiểm ung thư và bệnh hiểm nghèo

Bảo vệ gan khoẻ mạnh cùng ưu đãi độc quyền từ Saladin và MIC Vietnam

7. Mẹo sống khỏe: Chế độ sinh hoạt giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Để giảm nguy cơ các biến chứng trên và hạn chế tác động của tiểu đường loại 2, bạn cần đặc biệt chú ý duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập luyện đều đặn, giảm cân nếu cần thiết, kiểm soát căng thẳng, và tuân thủ đúng theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn có nguy cơ hoặc có triệu chứng tiểu đường, hãy tham vấn với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe cụ thể.

Close up woman hands checking blood sugar level by glucose meter for diabetes tester using as medicine, glycemia, healthcare and medical concept.

8. Mẹo sống khỏe: Các thói quen tốt giúp bạn tránh khỏi tình trạng kháng insulin

Các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng kháng insulin và duy trì sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số thói quen quan trọng để cân nhắc:

Tập luyện đều đặn

Vận động thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sử dụng insulin và làm giảm kháng insulin. Hãy chọn các hoạt động mà bạn yêu thích và tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Duy trì cân nặng

Đối với những người có nguy cơ bị kháng insulin, duy trì cân nặng lành mạnh là điều rất quan trọng. Giảm đi lượng mỡ thừa có thể giúp cải thiện hoạt động của insulin trong máu.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm tinh bột tổng hợp, và tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau quả tươi và ngũ cốc hạt.

Đọc thêm:

Mẹo sống khỏe: Thực phẩm hữu cơ có đồng nghĩa tốt hơn cho sức khỏe?

Tránh việc ăn quá no

Chia các bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ có thể giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Đọc thêm:

Mẹo sống khỏe: Chế độ nhịn ăn gián đoạn (IF) nào phù hợp cho bạn? 

Giảm stress

Stress có thể gây ra biến động mức đường trong máu và tăng kháng insulin. Hãy tìm cách giảm stress và thư giãn như thực hiện yoga, tập thể dục…

Đọc thêm:

Mẹo sống khỏe: Cải thiện sức khỏe từ việc thở đúng cách

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể làm giảm độ nhạy cảm với insulin và làm tăng nguy cơ phát triển kháng insulin. Hãy tập trung vào việc ngủ đủ giấc hàng đêm.

Đọc thêm: Mẹo sống khỏe – Bí quyết giúp bạn ngủ nhanh và sâu

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Điều quan trọng nhất chính là kiểm tra sức khỏe định kỳ để đo mức đường huyết, và giám sát các chỉ số sức khỏe khác. Điều này giúp  phát hiện sớm tình trạng kháng insulin và tiểu đường loại 2 (nếu có), để có biện pháp điều trị kịp thời.

9. Bị tiểu đường loại 2 có được tham gia bảo hiểm sức khỏe hay không?

Tiểu đường loại 2 là một loại bệnh mãn tính. Vì thế, khách hàng khi tham gia bảo hiểm cần phải được khám bệnh và đánh giá kĩ càng dựa trên các chỉ số sức khỏe. Nếu đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, khách hàng sẽ có thời gian chờ khoảng 1 năm trước khi được hưởng bảo hiểm. Tùy vào tình trạng bệnh và đánh giá các rủi ro mà mức phí tham gia bảo hiểm cùng với các quyền lợi bảo hiểm sẽ khác nhau. Trong trường hợp tình trạng bệnh tiểu đường không được công ty bảo hiểm chấp thuận, người tham gia vẫn sẽ được bảo hiểm cho các vấn đề sức khỏe khác (Lưu ý: Đây là ý kiến chung mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào mỗi công ty bảo hiểm mà chính sách bảo hiểm cho loại bệnh này sẽ khác nhau).

Cẩm nang sức khỏe

Mẹo sống khỏe   Tư vấn bảo hiểm  

Khám chữa bệnh   Nha khoa   Sức khỏe cho bé   Sức khỏe đàn ông   Sức khỏe gia đình   Sức khỏe mẹ bầu   Sức khỏe phụ nữ   Ung thư và bệnh hiểm nghèo

Tổng kết

Như vậy, mặc dù kháng insulin và tiểu đường loại 2 là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ điều kiện – kết quả. Sự tiếp diễn và ngó lơ tình trạng kháng insulin của cơ thể có thể tích tụ và nảy sinh thành tiểu đường loại 2 nếu không được phát hiện và cải thiện hiệu quả. 

Bài viết trên thuộc chuyên mục “Mẹo sống khỏe” của Saladin nền tảng bảo hiểm công nghệ đa giải pháp bảo vệ toàn diện cho người Việt.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm y tế cá nhân, bảo hiểm bắt buộc sức khỏe thì mách bạn rằng bạn có thể mua bảo hiểm sức khỏe dễ dàng thông qua website/ ứng dụng Saladin.

Các gói bảo hiểm sức khỏe trực tuyến của Saladin được chọn lọc từ những công ty bảo hiểm uy tín hàng đầu (bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm Liberty, bảo hiểm PVI …) sẽ giúp bạn nhẹ gánh lo âu và tự tin tận hưởng cuộc sống. 


MỌI NHU CẦU TƯ VẤN VÀ THẮC MẮC LIÊN HỆ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem hết bình luận

Bài viết liên quan